Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Một số cải cách ở Ấn Độ cho thấy lợi ích của việc số hóa

Một số cải cách ở Ấn Độ cho thấy lợi ích của việc số hóa

Trong báo cáo mới nhất công bố vào ngày 10/4/2019, IMF cho biết, một số cải cách ở Ấn Độ đã cho thấy những lợi ích của việc số hóa cũng làm giảm các cơ hội trong việc sử dụng quyền lực tự tiện và gian lận.

06:42 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trong báo cáo giám sát tài chính mới nhất được công bố trước cuộc họp mùa xuân hàng năm của Ngân hàng Thế giới (WB), IMF cho biết, sự ra đời của mua sắm điện tử ở Ấn Độ và Indonesia cũng gia tăng cạnh tranh và nâng cao chất lượng hạ tầng.

Trong báo cáo giám sát tài chính mới nhất được công bố trước cuộc họp mùa xuân hàng năm của Ngân hàng Thế giới (WB), IMF cho biết, một số cải cách ở Ấn Độ đã cho thấy những lợi ích của việc số hóa cũng làm giảm các cơ hội trong việc sử dụng quyền lực tự tiện và gian lận.

Ví dụ, việc áp dụng nền tảng điện tử để quản lý chương trình trợ giúp xã hội ở Ấn Độ dẫn đến việc giảm 17% chi tiêu mà không có sự suy giảm phúc lợi tương ứng.

Tương tự ở bang Andhra Pradesh, việc sử dụng thẻ ID thông minh để xác định người thụ hưởng các chương trình cụ thể và cải thiện quyền truy cập thông tin của người thụ hưởng đã giúp giảm tỷ lệ rò rỉ 41% so với nhóm kiểm soát.

Theo báo cáo của Frypt Monitor, các nghiên cứu về mua sắm công cho thấy, việc xây dựng các trình tự có thể có tác động đáng kể đến giá cả và chất lượng sản phẩm.

Sự ra đời của mua sắm điện tử ở Ấn Độ và Indonesia cũng làm tăng sự cạnh tranh và nâng cao chất lượng hạ tầng.

IMF cho biết, sự giám sát bên ngoài của các Tổ chức Kiểm toán tối cao (SAI), nghị viện và các tổ chức xã hội dân sự giúp bảo vệ sự toàn vẹn của tài chính công và giữ các công chức và các quan chức được bầu có trách nhiệm. IMF cho biết thêm rằng, kiểm toán tập trung có thể giúp chống tham nhũng bằng cách xác định lãng phí và quản lý sai sót.

Ví dụ, kiểm toán xã hội đã được thực hiện ở Ấn Độ từ năm 2005 để giám sát việc thực hiện một chương trình lớn về bảo đảm việc làm và chống tham nhũng.

IMF cũng cho biết, các cuộc kiểm toán này đã được SAI Ấn Độ xác nhận và hỗ trợ và dựa vào sự tham gia mạnh mẽ và trực tiếp của công dân, SAI cũng giúp thúc đẩy lòng tin bằng cách xem xét độ tin cậy của khung kiểm soát và kiểm toán nội bộ.

Trong báo cáo tài chính, IMF cho biết, ngân sách Chính phủ liên bang Ấn Độ tạm thời vào tháng 2/2019 dự kiến điều chỉnh tốc độ chậm hơn so với kế hoạch trước đây, nguyên nhân chủ yếu là do chương trình hỗ trợ thu nhập nông nghiệp nông thôn mới được công bố.

"Theo dự đoán của IMF, việc đạt được mục tiêu thâm hụt của chính phủ liên bang là 3% GDP có thể sẽ bị trì hoãn và mục tiêu nợ 40% GDP sẽ đạt được sau năm 2024”.

Mặt khác, tại Trung Quốc, kế hoạch của chính phủ nước này là giữ chủ động tài chính hơn trong năm 2019, bao gồm việc giảm thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

IMF cho biết thêm rằng, nợ của chính phủ Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trong trung hạn lên hơn 72% GDP vào năm 2024.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/economy/policy/some-reforms-in-india-show-benefits-of-digitalisation-imf/articleshow/68806028.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục