Nền ngoại giao mạnh mẽ và chủ động của Ấn Độ trong đại dịch COVID-19
Ngoại giao Ấn Độ đã có nhiều đổi mới trong đại dịch COVID-19 nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới, bằng cách hình thành các mối quan hệ ổn định, tiến bộ và chủ động hơn với các đối tác.
Giữa đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã và đang tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Ấn Độ đã tham gia nhiều hoạt động ngoại giao cấp cao. Đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-EU lần thứ 15 đã được tổ chức thành công vào ngày 15/7/2020. Hội nghị có các mục tiêu cốt lõi là thúc đẩy chủ nghĩa đa phương hiệu quả, chống lại đại dịch COVID-19 thông qua hợp tác quốc tế, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, Đối tác Năng lượng sạch và Khí hậu, Nghiên cứu và Phát triển 5G và trí tuệ nhân tạo, Hòa bình và an ninh toàn cầu, thúc đẩy giao lưu nhân dân và Đối tác Chiến lược EU-Ấn Độ: Lộ trình đến năm 2025.
Ấn Độ cũng đã nổi lên như một đối tác ổn định và đáng tin cậy đối với các nước láng giềng thông qua quan hệ đối tác khu vực. Chính phủ Ấn Độ với sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với việc duy trì các mối quan hệ khu vực cùng có lợi theo chính sách “Láng giềng trên hết” và “Hành động phía Đông”.
HỢP TÁC ẤN ĐỘ-EU
Liên minh châu Âu là một hiệp hội mạnh mẽ được thành lập ở châu Âu, với 27 quốc gia thành viên cùng chung ý tưởng thúc đẩy sự hòa nhập, khoan dung, công lý, đoàn kết và không phân biệt đối xử trong toàn khu vực. Việc Vương quốc Anh rút khỏi EU đã có tác động lớn đến khối đa quốc gia, dẫn đến việc tái cơ cấu các quan hệ đối tác toàn cầu của Ấn Độ. Do Ấn Độ đang nổi lên như một trong những điểm đến đầu tư hứa hẹn nhất ở châu Á, mang đến sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng to lớn, hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-EU là cơ hội hoàn hảo để củng cố mối quan hệ hiện có của Ấn Độ với Liên minh châu Âu.
Thủ tướng Ấn Độ Modi dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ dự Hội nghị cấp cao Ấn Độ-EU. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đại diện cho phía châu Âu tham gia Hội nghị này. Các nhà lãnh đạo quyết định làm việc cùng nhau vì lợi ích của người dân bằng cách thúc đẩy các giá trị chung của dân chủ, tự do, pháp quyền và tôn trọng nhân quyền, nhằm mang lại lợi ích cụ thể cho người dân ở Ấn Độ và EU.
Với việc chủ nghĩa đa phương đang trở thành một khía cạnh mang đến nhiều thuận lợi cho cc cam kết ngoại giao, hai bên đã quyết định thực hiện một trật tự dựa trên quy tắc với Liên hợp quốc và WTO là trung tâm.
Do lĩnh vực tài chính bị tàn phá nặng nề trong đại dịch COVID-19, hội nghị thượng đỉnh tập trung vào các biện pháp giúp các quốc gia khôi phục sự ổn định kinh tế và thảo luận về cách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực y tế. Một cuộc thảo luận cũng đã được tổ chức để thông qua một chiến lược mạnh mẽ nhằm chống lại biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường trên toàn thế giới và kết hợp các cách thực hành bền vững hơn.
Hai bên cũng thảo luận về phát triển toàn diện và số hóa lấy con người làm trung tâm để phát triển bao trùm kinh tế và xã hội. Khi các quốc gia trên thế giới đang tìm cách vực dậy nền kinh tế, các cuộc thảo luận tập trung vào việc mở ra các cơ hội kinh doanh mới đã được tổ chức. Dưới ánh sáng của Chương trình nghị sự chung về Di cư và Di chuyển (CAMM), được thiết lập tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-EU lần thứ 13 ở Brussels, Bỉ (2016), hai bên hoan nghênh các hoạt động giao lưu nhân dân tích cực, bao gồm giao lưu sinh viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia. , doanh nhân và khách du lịch.
Hai bên cũng tái khẳng định cam kết hướng tới quan hệ đối tác kết nối toàn diện. Điểm nổi bật của hội nghị thượng đỉnh là việc thông qua “Quan hệ Đối tác Chiến lược Ấn Độ-EU: Lộ trình đến năm 2025” để định hướng hợp tác cùng có lợi giữa Ấn Độ và EU trong 5 năm tới. Phía Ấn Độ cũng hoan nghênh các khoản đầu tư của châu Âu đang triển khai tại nước này và hoan nghênh các khoản đầu tư sắp tới trị giá 500 triệu Euro vào các dự án Đường sắt đô thị tại Pune và Bhopal. Hai bên đã ký một thỏa thuận cho Nghiên cứu và Phát triển cho dự án ứng dụng điện hạt nhân theo hình thức của Thỏa thuận Euratom-Ấn Độ, và tuyên bố chung về Hiệu quả Tài nguyên và Kinh tế. Hai bên cũng bày tỏ đánh giá cao việc Hiệp định Khoa học và Công nghệ Ấn Độ-EU sắp được gia hạn thêm 5 năm nữa.
KHẢ NĂNG KẾT NỐI TRONG KHU VỰC
Ấn Độ tiếp tục tập trung vào phát triển kinh tế trong nước và các vùng lân cận. Mansukh Mandaviya, Bộ trưởng Bộ Vận tải biển và Bộ trưởng về Hóa chất & Phân bón Ấn Độ đã tham gia lễ khai trương buổi chạy thử đầu tiên của một tàu thủy chở hàng (container) từ Kolkata đến Agartala qua cảng Chattogram ở Bangladesh vào ngày 16/7/2020, với tư cách là quốc gia láng giềng cho phép sử dụng các cảng Chattogram và Mongla để vận chuyển hàng hóa đến và đi từ Ấn Độ qua lãnh thổ Ấn Độ. Việc mở tuyến đường thương mại mới này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của quan hệ đối tác phát triển và thương mại của Ấn Độ với Bangladesh. Việc chạy thử con tàu là một sáng kiến tuyệt vời nhằm tăng cường các liên kết kết nối Ấn Độ với các đối tác trong khu vực.
Chuyến hàng đầu tiên đến cảng Chattogram và được vận chuyển đến Agartala thông qua một đội xe tải Bangladesh. Động thái này là kết quả của việc Ấn Độ và Bangladesh ký kết và trao đổi Quy trình hoạt động tiêu chuẩn trước sự chứng kiến của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Bangladesh Sheikh Hasina, trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 10/2019. Việc sử dụng các cảng này sẽ giảm thời gian vận chuyển hàng hóa của Ấn Độ và mang lại lợi ích tài chính cao hơn cho cả hai quốc gia.
Sự phát triển của tuyến đường này cũng mang lại thuận lợi cho sáng kiến Sagarmala của Ấn Độ, một Kế hoạch Phối hợp cấp Quốc gia (NPP) nhằm phát triển toàn diện 7.500 km bờ biển và lĩnh vực hàng hải của Ấn Độ.
Một thành tích nữa trong thương mại xuyên biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh là thành tựu mang tính bước ngoặt trong việc thiết lập một hành lang đường sắt vận tải đầy đủ chức năng giữa hai quốc gia. Một chuyến tàu chở hàng của Ấn Độ với hàng tiêu dùng nhanh FMCG và các hàng hóa khác đã bắt đầu đến Bangladesh từ ngày 25/7/2020. Hành lang này sẽ kết nối các nhà ga chính ở Ấn Độ với Bangladesh, thúc đẩy thương mại và hợp tác phát triển song phương.
Với mối quan hệ song phương bền chặt với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ đã sẵn sàng cải thiện đáng kể về mặt kinh tế và thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có tác động tích cực đến năng lực sản xuất lâu đời theo sáng kiến Aatmanirbhar Bharat (Ấn Độ tự cường).
Khi thế giới dần thoát khỏi bóng đêm của đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã bắt đầu thực hiện kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu. Kế hoạch của Ấn Độ tập trung vào việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và trở nên tự lực, tự cường. Một cách tiếp cận có hệ thống đang được thực hiện để xây dựng vai trò của Ấn Độ trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều quan trọng là Ấn Độ đang làm cho các mối quan hệ song phương, kinh tế và chính trị với các nước đối tác trở nên mạnh mẽ hơn.
Chú thích ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Tiến sĩ S Jaishankar và Cố vấn An ninh Quốc gia Ajit Doval tham dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Ấn Độ-EU lần thứ 15, ngày 15/7/2020.
Tác giả: Akshat Jain, một nhà văn, nhà bình luận, tiểu thuyết gia, blogger và một học giả nghiên cứu tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) tại Delhi. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bài báo và sách trắng về nhiều chủ đề và thể loại. Cuốn sách gần đây nhất của ông - Ảo tưởng của tôi, Sai lầm của tôi (My Illusion My Mistakes) được viết dành riêng cho bốn mươi gia đình của những cảnh sát là nạn nhân trong cuộc tấn công Pulwama ngày 14/2/2019.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục