Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngân sách 2023 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ

Ngân sách 2023 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của Ấn Độ

Hôm thứ Tư (1/2), Chính phủ Ấn Độ đã đề xuất gia hạn thời gian thành lập các công ty khởi nghiệp đủ điều kiện thêm một năm cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2024, để cung cấp các ưu đãi về thuế để khuyến khích các doanh nhân mới bắt đầu.

09:00 02-02-2023 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Piyush Goyal cho biết, các biện pháp được công bố trong Ngân sách như kéo dài thời gian thành lập các doanh nghiệp mới thành lập đủ điều kiện để cung cấp các ưu đãi về thuế, sẽ hỗ trợ rất nhiều để củng cố hơn nữa hệ sinh thái khởi nghiệp của đất nước.

Chính phủ hôm thứ Tư đã đề xuất gia hạn thời gian thành lập các công ty khởi nghiệp đủ điều kiện thêm một năm cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2024, để cung cấp các ưu đãi về thuế để khuyến khích các doanh nhân mới bắt đầu.

Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman cũng đã đề xuất nới lỏng định mức cho các công ty khởi nghiệp bằng cách kéo dài thời gian chuyển lỗ lên 10 năm.

Ông Goyal nói rằng, chính phủ Ấn Độ đã liên tục hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, và kể từ khi khởi động sáng kiến "Ấn Độ khởi nghiệp", đất nước đã có sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực khởi nghiệp. Nói với PTI, ông Gotal cho biết: “Vì vậy, tôi có cảm giác rằng (Ngân sách) này chắc chắn sẽ hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều cho hệ sinh thái khởi nghiệp để nó phát triển mạnh mẽ trong những năm tới”.

Ông nói rằng, ngân sách 2023 cũng tập trung vào việc thúc đẩy các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và tạo ra các 'doanh nhân nông nghiệp', đồng thời thúc đẩy họ đưa ra những ý tưởng tốt hơn về kho lạnh, chế biến thực phẩm và giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bà Sitharaman trong bài phát biểu về Ngân sách cho biết: "Tôi đề xuất gia hạn ngày thành lập để hưởng lợi thuế thu nhập cho các công ty khởi nghiệp từ ngày 31 tháng 3 năm 2023 đến ngày 31 tháng 3 năm 2024. Tôi cũng kiến nghị cung cấp lợi ích chuyển lỗ khi thay đổi cổ phần của các công ty khởi nghiệp từ bảy năm kéo dài đến mười năm sau khi thành lập".

Để khuyến khích khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nhân trẻ ở khu vực nông thôn, Bộ trưởng Tài chính cho biết, chính phủ sẽ thành lập Quỹ tăng tốc nông nghiệp (AAF).

Cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số cho nông nghiệp cũng sẽ được xây dựng để tạo ra các giải pháp toàn diện, lấy nông dân làm trung tâm.

Trong ngân sách năm ngoái, chính phủ đã gia hạn đến ngày 31 tháng 3 năm nay.

Các công ty khởi nghiệp đủ điều kiện được thành lập trước ngày 31 tháng 3 năm 2023 sẽ được ưu đãi thuế trong ba năm liên tiếp trong mười năm kể từ khi thành lập.

Các công ty khởi nghiệp được thành lập vào hoặc sau ngày 1 tháng 4 năm 2016 có thể nộp đơn xin miễn thuế thu nhập.

Các công ty khởi nghiệp được công nhận và được cấp giấy chứng nhận của hội đồng liên bộ được miễn thuế thu nhập 3 năm liên tục trong 10 năm kể từ khi thành lập. Chính phủ đã thực hiện một loạt các bước để thúc đẩy khởi nghiệp trong nước.

Theo sáng kiến Ấn Độ khởi nghiệp, chương trình Quỹ hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp (FFS), Chương trình quỹ hạt giống khởi nghiệp Ấn Độ (SISFS) và Chương trình bảo lãnh tín dụng cho các công ty khởi nghiệp (CGSS) được triển khai để cung cấp vốn ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh của một công ty khởi nghiệp.

Chính phủ đã đưa ra sáng kiến Ấn Độ khởi nghiệp vào tháng 1 năm 2016 với mục đích xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ để nuôi dưỡng sự đổi mới và khuyến khích đầu tư tư nhân vào hệ sinh thái khởi nghiệp. Sáng kiến này nhằm thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp và xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ và toàn diện cho sự đổi mới và tinh thần kinh doanh ở Ấn Độ.

Hơn 84.000 công ty khởi nghiệp đã đăng ký với Cục Xúc tiến Công nghiệp và Nội thương (DPIIT) cho đến tháng 11 năm 2022. Những công ty khởi nghiệp này có thể tận dụng một số ưu đãi thuế, bao gồm cả thuế thu nhập được công bố theo sáng kiến Startup Ấn Độ.

Ông Jatin Kanabar, Công ty Deloitte Ấn Độ, cho biết, Ngân sách đã cung cấp nhằm khuyến khích các công ty khởi nghiệp và khu vực MSME.

"Các đề xuất tăng bảo lãnh tín dụng, gia hạn ngày thành lập công ty cho kỳ nghỉ thuế, nới lỏng chuyển lỗ, tăng giới hạn cho chế độ thuế khoán và khấu trừ liên quan đến các khoản thanh toán để khuyến khích MSME phục hồi kịp thời đều là những điều khoản được hoan nghênh".

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục