Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngành công nghiệp ô tô, xe máy và linh kiện của Ấn Độ (Phần 2)

Ngành công nghiệp ô tô, xe máy và linh kiện của Ấn Độ (Phần 2)

06:05 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Phần 1)

Ngành công nghiệp ô tô, xe máy và linh kiện của Ấn Độ

Nguyễn Tuấn Quang*

Xuất khẩu

Năm 2016/17, tổng lượng xuất khẩu ô tô và xe máy giảm (-) 4,5%. Trong khi xuất khẩu xe con xe du lịch và xe thương mại tăng 16,20% thì xuất khẩu xe máy và xe lam 3 bánh giảm (-) 5,78% và (-) 32,77% tương ứng.

Xuất khẩu ô tô, xe máy tại Ấn Độ

                                                                               Đơn vị: chiếc

Mức tăng trung bình xuất khẩu là 4,3% trong những năm từ 2011/12 đến 2016/17.

Cơ cấu xe xuất khẩu từ Ấn Độ gồm chủ yếu là xe du lịch cỡ nhỏ, tỷ trọng chiếm 81% năm 2012/13 và 65% năm 2016/17. Xe UV và Sedan xuất khẩu cũng tăng mạnh trong những năm qua. Xe Sedan cỡ trung xuất khẩu đã vượt con số 100 ngàn chiếc hàng năm trong 3 năm qua.

Volkswagen và Nissan là những công ty xuất khẩu chính từ thị trường Ấn Độ với dòng xe Compact SUV. Nhưng Ford là nhà xuất khẩu lớn nhất dòng xe này, chiếm tỷ trọng 52%. Tiếp theo là Huyndai, xuất khẩu 48.000 chiến Cretas trong năm 2016/17. Maruti Suzuki với mẫu Vitara Brezza bán chạy nhất, cũng đang tìm kiếm các thị trường xuất khẩu khác ngoài Ấn Độ.

Trong những năm tới, các thị trường đang nổi lên từ Mỹ La tinh, châu Phi đến ASEAN đều có nhu cầu cao về các dòng xe UV với giá cả cạnh tranh và đây là một lợi thế của các hãng xe có nhà máy sản xuất tại Ấn Độ.

Daimler và Volvo đã sử dụng Ấn Độ như một trung tâm (hub) để phục vụ thị trường xe tải dịch vụ tại Trung Đông, châu Phi, ASEAN và Khối thị trường Nam Á (SAARC). Kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 2013, Dailmer India Commercial Vehicles (DIVC) đã xuất khẩu trên 7.500 xe tải các loại sang 33 nước.

Một vài hãng sản xuất lớn tại Ấn Độ

Maruti Suzuki đẫn đầu thị trường xe con, xe du lịch với mức trên 47% dung lượng thị trường năm 2016/17. Hãng này là liên doanh thành công lớn giữa Công ty Suzuki Nhật Bản và Công ty thuộc chính phủ Ấn Độ Maruti Udyog Ltd. Trụ sở tại Gurgaon, Haryana với doanh số bán hàng năm 2016/17 là 10,tỷ USD. Sản phẩm của Maruti Suzuki phục vụ chủ yếu cho giới trung lưu Ấn Độ. Hàng năm, hãng đều tung ra các sản phẩm mới để thu hút khách hàng.

Mahindra & Mahindra là Tập đoàn công nghiệp đa ngành thành lập năm 1946, có trụ sở chính tại Mumbai với doanh sô bán hàng 19 tỷ USD. Mahindra đã có mặt tại trên 100 nước và sử  dụng lực lượng lao động trên 200.000 người. Sản phẩm chính: xe con, xe du lịch, xe buýt, máy kéo, máy bay chuyên dụng hạng nhẹ…

Tata Motors là công ty con thuộc Tập đoàn Tata100 tỷ USD thành lập năm 1886. Hãng  này bán sản phẩm đến 175 nước trên thế giới với doanh số 43 tỷ USD và số lao động trên 60.000 người. Từ khi chế tạo xe đến nay, đã bán ra thị trường trên 9 triệu chiếc. Hãng này đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ, sản xuất xe cỡ nhỏ, giá rẻ.

Ashok Leyland xếp thứ 2 về sản xuất xe thương mại tại Ấn Độ và thứ 4 về sản xuất xe buýt trên thế giới và thứ 12 về sản xuất máy kéo toàn cầu. Doanh sô đạt 3,3 tỷ USD năm 2016/17 và có mặt tại trên 50 nước. Hàng ngày trên 70 triệu hành khách sử dụng xe buýt của hãng và trên 700.000 xe tải của hãng vận hành.

Hero MotoCorp Honda là 2 nhà sản xuất xe máy hàng đầu tại Ấn Độ với thị phần tương đương nhau 31,5% vào tháng 5/2017.

Baja Auto dẫn đầu về sản xuất xe lam chở khách với 59,9% thị phần và Piaggio chiếm 49,7% thị phần trong sản xuất xe lam chở hàng trong năm tài chính 2016/17.

Các kế hoạch đầu tư

Ngành công nghiệp ô tô đang tăng trưởng mạnh mẽ và thu hút sự chú ý của các hãng sản xuất ô tô trong nước và quốc tế. Các hãng đều có kế hoạch đầu tư, marketing, tiêu thụ dài hạn để tăng thị phần trong sản xuất và tiêu thụ tại thị trường này.

Toyota Motors có kế hoạch đầu tư 165 triệu USD vào các dự án và nhà máy sản xuất động cơ mới.

Huyndai Motors dự kiến đầu tư 552 – 737 triệu USD trong 2 – 3 năm tới để phát triển các sản phẩm mới. General Motor, Nissan và Toyota đã công bố kế hoạch xây dựng tại Ấn Độ các trung tâm sản xuất xe hơi cỡ nhỏ.

Mercedes Benz tăng công suất 20.000 chiếc/năm tại nhà máy Chakan, nhà máy sản xuất xe hạng sang duy nhất tại Ấn Độ. Đồng thời có kế hoạch đầu tư 244 triệu USD mở rộng nhà máy ở Chakan và Pune. Một số hãng có kế hoạch nghiên cứu và phát triển xe chạy điện, xe nén khí.

Dự kiến phân khúc xe con xe du lịch sẽ đạt 10 triệu chiếc vào năm 2020.

Sản xuất linh kiện phụ tùng

Ngành công nghiệp phụ tùng ô tô Ấn Độ là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất và có những triển vọng to lớn. Trước đây, ngành này chỉ hạn chế trong việc cung cấp phụ tùng, phụ kiện cho thị trường trong nước, nhưng hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm phụ kiện ô tô tại châu Á và có vai trò đáng kể trên thị trường thế giới. Ấn Độ hiện là nhà cung cấp phụ kiện ô tô với khối lượng lớn và trị giá khá cao cho các hãng sản xuất ô tô như General Motor, Toyota, Ford, Wolkwagen.

Doanh số của ngành công nghiệp phụ kiện ô tô Ấn Độ đóng góp 7% cho GDP của cả nước và sử dụng 19 triệu lao động, cả trực tiếp và gián tiếp. Khuôn khổ pháp lý ổn định và nền kinh tế ngày càng có độ mở cao, sức mua ngày càng tăng, thị trường nội địa rộng lớn và sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng sản xuất đã làm cho Ấn Độ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước..

Trong thập kỷ qua, công nghiệp linh kiện phụ tùng ô tô đã tăng 3 lần, đạt 39 tỷ USD năm 2015/16, trong khi xuất khẩu đạt 10,8 tỷ USD. Điều này có được là do sức tăng mạnh mẽ tại thị trường trong nước và sự tham gia ngày càng lớn của một số nhà cung cấp Ấn Độ vào thị trường toàn cầu hóa.

Dự kiến doanh số tăng 8 – 10% trong năm 2017/18 và sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2020 với trị giá xuất khẩu đạt 80 – 100 tỷ USD so với mức 11,2 tỷ USD hiện nay.

Ấn Độ sẽ trở thành nước sản xuất ô tô lớn thứ 4 thế giới vào năm 2020 chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Công nghiệp phụ tùng linh kiện sẽ đứng thứ 3 thế giới vào năm 2025.

Ấn Độ được đánh giá là nơi sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô có sức cạnh tranh cao trên thế giới. Các hãng nước ngoài như Daimer Chrysler, Bosch, Suzuki and Johson Controls đã thành lập các trung tâm phát triển tại Ấn Độ. Nhiều hãng chế tạo phụ tùng linh kiện lớn như Delphi, Visteon, Bosch và Meritor đã thành lập các cơ sỏ sản xuất tại nước này. Các hãng General Motor, Ford và Toyota đã lập các trung tâm mua hàng quốc tế tại Ấn Độ.

Một số dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô

Gestamp, một công ty sản xuất linh kiện ô tô của Tây Ban Nha đã đầu tư 39 triệu USD vào nhà máy dập nóng kim loại tại Pune, nhằm vào nhu cầu ngày càng tăng của xe thương mại hạng nhẹ tại Ấn Độ.Motherson Sumi Systems Ltd., một công ty sản xuất linh kiện ô tô đã mua lại nhà máy sản xuất các cụm dây điện cho máy kéo của Hãng PKC Phần Lan với giá 610 triệu USD phục vụ cho sản xuất xe thương mại.JK Tyre and Industries Ltd., nhà sản xuất lốp xe hàng đầu tại Ấn Độ đã mua lại Cavendish Industries Ltd. (CIL) với giá 329 triệu USD làm cho JK có thể  thâm nhập vào thị trường lốp xe 2 và 3 bánh đang phát triển rất nhanh hiện nay.

Hãng sản xuất ô tô Honda của Nhật Bản có kế hoạch từng bước cung cấp và xuất khẩu phụ tùng ô tô trị giá 225 triệu USD từ Ấn Độ cho các cơ sở sản xuất của họ tại nước ngoài.

Công ty sản xuất linh kiện ô tô Bharat Forge Ltd. (BFL), cơ sở hàng đầu của Tập đoàn 3 tỷ USD Kalyani đã chính thức ký với Roll Royce Plc để mua các máy và thiết bị với công nghệ hiện đại sản xuất linh kiện ô tô.

Hãng lốp xe của Pháp Michelin đã thông báo các kế hoạch sản xuất 16.000 tấn lốp xe tải và xe buýt tại cơ sở của họ tại Ấn Độ trong năm nay, tăng 45% so với sản lượng năm trước.

MRF Ltd. dự kiến đầu tư 660 triệu USD vào 2 cơ sở sản xuất tại Tamil Nadu như một phần của chiến lược mở rộng sản xuất tại nước này.

Hero MotoCorp đang đầu tư 734 triệu USD vào 5 cơ sở sản xuất tại Ấn Độ, Columbia và Bangladesh để đạt sản lượng hàng năm 12 triệu xe máy vào năm 2020.

Chính phủ Ấn Độ đã có những chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ kiện ô tô. Các trị giá đầu tư lên tới 100% vốn nước ngoài vào sản xuất ô tô và linh kiện ô tô được phê chuẩn tự động. Nhập khẩu linh kiện ô tô được tự do. Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phụ tùng linh kiện ô tô từ tháng 4/2000 đến tháng 9/2016 đạt 15,6 tỷ USD.

Kế hoạch ngành ô tô của Ấn Độ 2016 – 2026 đề ra mục tiêu tạo thêm 50 triệu việc làm cùng với tham vọng lớn là doanh thu của ngành này sẽ đạt 283 tỷ USD./.

* Nguyên Tham tán thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Nguồn:

Cùng chuyên mục