Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngành hàng không dân dụng Ấn Độ

Ngành hàng không dân dụng Ấn Độ

06:48 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngành hàng không dân dụng Ấn Độ

Nguyễn Tuấn Quang*

Lịch sử phát triển

Ngành hàng không dân dụng của Ấn Độ đã có trên 100 năm xây dựng và phát triển. Vào ngày 18/2/1911, chuyến bay thương mại đầu tiên chở thư tại Ấn Độ giữa Allahabad và Naini được thực hiện. Năm 1912, Indian State Air Service và Imperial Airways Vương quốc Anh phối hợp mở đường bay nội địa đầu tiên giữa Delhi và Karachi (nay thuộc Pakistan).

Năm 1948, Hãng hàng không Air India International được thành lập với 49% vốn do chính phủ kiểm soát.

Tháng 4/1990, Ấn Độ công bố chính sách “Bầu trời mở” trong lĩnh vực hàng không dân dụng, trước hết là với vận chuyển hàng hóa, bắt đầu mở ra thời kỳ phát triển mới cho ngành hàng không dân dụng.

Năm 2003, nhiều hãng hàng không giá rẻ được thành lập: Spicejet, Go Air, Indogo…, chấm dứt sự độc quyền của 2 hãng Air India và Indian Airlines.

Ấn Độ đã công bố năm 2011 là “100 năm hàng không dân dụng Ấn Độ”.

Ngành hàng không Ấn Độ là một trong những ngành hàng không phát triển nhanh nhất trên thế giới với các hãng hàng không tư nhân chiếm khoảng 75% thị trường nội địa. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 18%.

Đến ngày 31/3/2017, cả nước có 464 sân bay và bãi đáp máy bay, trong đó có 133 sân bay quốc tế và nội địa (24 sân bay quốc tế, 8 sân bay hải quan tại các cảng cạn/Inland Container Depot và 101 sân bay nội địa). Tổng cục sân bay Ấn Độ (AAI) quản lý 63 sân bay gồm 18 sân bay quốc tế và 49 sân bay nội địa. 24 sân bay quốc tế kết nối Ấn Độ với hơn 55 nước trên thế giới thông qua hơn 300 đường bay. Dự kiến đến năm 2030, Ấn Độ sẽ có 250 sân bay do AAI quản lý.

Hiện nay, Ấn Độ xếp thứ 9 trên thị trường hàng không dân dụng toàn cầu và nước này đang nỗ lực để trở thành thị trường lớn thứ ba vào năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân đi máy bay vẫn thuộc hàng các nước thấp nhất thế giới với 0,04 chuyến/người/năm so với 0,3 của Trung Quốc và trên 2,0 của Mỹ.

Năng lực vận chuyển

Ấn Độ sở hữu 448 máy bay các loại của các nhà sản xuất Boeing, Airbus, ATR…tính đến 31/3/2016 và dự kiến con số này là 800 vào năm 2020.

Đội máy bay hiện nay (gồm cả máy bay sở hữu và đi thuê) của các hãng tại Ấn Độ gồm 1.107 chiếc máy bay thương mại và 288 máy bay trực thăng. Các sân bay lớn của Ấn Độ tại các thành phố: New Delhi, Mumbai, Kolkata, Chennai, Bangalore, Bhopal, Trivandrum...

 1. Vận chuyển hành khách

Tổng lượng vận chuyển hành khách của hàng không Ấn Độ

                                                                                  Đơn vị: triệu lượt người

Nguồn: Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ

Năm 2009/10, tổng lượng chuyên chở của hàng không Ấn Độ là 56,948 triệu hành khách và 547.067 tấn hàng hóa. Trong đó, vận tải nội địa đạt 45,337 triệu người và 327.904 tấn hàng hóa, vận tải quốc tế đạt 11,611 triệu hành khách và 219.163 tấn hàng hóa.

Năm 2015/16, tổng lượng hành khách chuyên chở là 135 triệu lượt người.

Về tốc độ phát triển, mức tăng vận chuyển hành khách nội địa là 10,1% và khách quốc tế 8,8% trong giai  đoạn 2006 – 2016. Riêng vận chuyển hành khách trong 2 năm qua tăng 20%/năm.

Năm 2016/17, lượng hành khách nội địa đạt 103,7 triệu lượt; khách quốc tế đạt 54,7 triệu lượt.

Kết quả vận chuyển hành khách 2015 – 2017

                                               Nguồn: Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ

Ghi chú:

+ Air Carnival bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2016 và Zoom Air từ  tháng 2/2017.

+ PLF (Passenger Load Factor) là chỉ số hành khách trên chuyến bay so với số ghế của chuyến bay.

Trong tổng số 92 hãng vận hành các đường bay quốc tế đi/đến Ấn Độ, 6 hãng đứng đầu chiếm thị phần gần 50% tổng số hành khách quốc tế. Và 15 hãng đứng đầu chiếm tỷ trọng ¾ trong năm 2016/17.

Thị phần hành khách quốc tế của 15 hãng đứng đầu  năm 2016/17

                                           Nguồn: Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ

Jet Airways chiếm thị phần lớn nhất 14,5%. Tiếp theo là Air India 10,6%; Emirates Airline 9,9%; Air India Express 6%; Etihad Airways 5% và Qatar Airways 3,9%. Hơn 50% khách hàng đi và đến Ấn Độ là thuộc các nước châu Phi và Trung Đông.

2. Vận chuyển hàng hóa

Vận chuyển hàng hóa nội địa có mức tăng 6,3% giai đoạn 2006/07 đến 2016/17. Vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng 4,4% trong cùng kỳ.

Vận chuyển hàng hóa năm 2015 – 2017

Nguồn: Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ

Nhận xét:

+ Kết quả vận chuyển hành khách và hàng hóa cả nội địa và quốc tế đều tăng khá trong những năm qua. Tuy nhiên, với một nước lớn về diện tích, đứng đầu dân số trên thế giới và nền kinh tế đang nổi lên như Ấn Độ thì các kết quả này chỉ ở mức khiêm tốn.

+ Các trung tâm kinh tế phát triển và năng động hiện nay của thế giới   là Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Bắc Á (gồm Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) và Đông  Nam Á. Vậy mà lượng hành khách và hàng hóa đi/đến Ấn Độ với các khu vực này là rất thấp. Nền kinh tế Ấn Độ gắn kết với hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực chưa cao. Hành khách và hàng hóa đi và đến Ấn Độ chủ yếu là châu Phi và Trung Đông.

+ Dư địa còn rất lớn cho sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Ấn độ trong tương lai, cả vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Thị phần khách quốc tế (%)

                                          Nguồn: Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ

Hiện có 86 hàng hàng không có đường bay quốc tế hoạt động tại Ấn Độ gồm 5 hãng Ấn Độ (Air India, Indigo, Jet Airways, Spicejet và Air India Express) và 81 hãng hàng không của nước ngoài.

Từ năm 1990, Ấn Độ đã thực thi chính sách “Bầu trời mở” được coi như một trong những động thái mở cửa quan trọng của cải cách kinh tế trong nước. Chính sách này đã đưa lại những thành công vượt dự kiến, giúp cho ngành này phát triển mạnh mẽ. Nhiều hãng hàng không tư nhân được thành lập và lớn mạnh. Các sân bay và cơ sở vật chất được xây dựng và tăng cường. Lượng máy bay mua sắm mới tăng lên hàng năm. Lượng hành khách đi lại bằng máy bay cũng tăng mạnh.

Ấn Độ hiện chỉ có 3 hãng hàng không thuộc chính phủ hoặc có cổ phần của chính phủ là: Air India, Air India Express và Alliance Air. Các hãng hàng không tư nhân như Indigo, Jet Airways, Spicejet có tốc độ phát triển rất nhanh thành những hãng hàng không quy mô lớn và chiếm thị phần quan trọng cả trong vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Hai hãng chế tạo máy bay khổng lồ trên thế giới là Boeing và Airbus có những nhận định rất khả quan về thị trường hàng không dân dụng của Ấn Độ và coi đây là khách hàng tiềm năng trong các kế hoach dài hạn. Airbus sẽ bán cho Ấn Độ 1.032 máy bay mới trị giá 138 tỷ USD đến năm 2028, Boeing sẽ bán 1.150 chiếc trị giá 135 tỷ USD trong vòng 20 năm tới.

Sân bay quốc tế Hyderabad được xếp vào hàng một trong 5 sân bay có chất lượng phục vụ tốt nhất cùng với Seoul, Singapore, Hồng Kông và Bắc Kinh. Tổng cục quản lý sân bay Ấn Độ đã chi 1,02 tỷ USD trong năm 2010 để hiện đại hóa các sân bay quy mô nhỏ. Đồng thời có kế hoạch phát triển 24 sân bay, trong đó có sân bay tại Ahmedabad, Bang Gujarat và Amritsar, Bang Punjab. 11 sân bay mới thân thiện với môi trường cũng được đưa vào kế hoạch xây dựng để phục vụ đi lại của người dân và giảm tải cho các sân bay lớn.

Thu hút đầu tư nước ngoài

Chính phủ Ấn Độ chú trọng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy bay, trang thiết bị, xây mới và nâng cấp các sân bay, đầu tư cho các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng, đảm bảo công nghệ quản lý hiện đại và đào tạo nhân lực cho ngành hàng không dân dụng.

FDI và đầu tư tư nhân kết hợp hình thức công tư (PPP) đều được chính phủ Ấn Độ coi trọng.

Hiện nay, Ấn Độ đang là điểm đến quan trọng của những thương vụ lớn về mua bán và sát nhập (M&A) như Etihad Airlines và Jet Airways, Tata Group và Singapore Airlines, Tata Group và Air Asia.

Phát triển ngành hàng không đòi hỏi trị giá đầu tư rất lớn và các công nghệ cao. Chính phủ Ấn Độ rất coi trọng việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quy định khuyến khích và ưu đãi đầu tư được công bố vào ngày 31/3/2010 được coi là động lực mới cho ngành này phát triển. Theo đó, đối tác nước ngoài sẽ được đầu tư 100% vốn vào các dự án xanh theo phương thức cấp phép tự động. Với các dự án đã đăng ký, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép là tăng lên là 100% với các dự án theo phương thức cấp phép tự động và đến 74% ngoài phương thức cấp phép tự động.

Dự kiến số tiền đầu tư cho ngành hàng không sẽ là 110 tỷ USD từ năm 2010 đến năm 2020, trong đó 80 tỷ USD cho mua máy bay và 30 tỷ USD cho xây dựng và hiện đại hóa các sân bay. Riêng trong năm 2016 – 2020, Ấn Độ dự kiến chi 16 tỷ USD đầu tư vào ngành hàng không, trong đó 10 tỷ USD là từ khu vực kinh tế tư nhân./

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục