Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngành Thép Ấn Độ

Ngành Thép Ấn Độ

06:15 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngành Thép Ấn Độ

Nguyễn Tuấn Quang[1]

 

Khi tuyên bố độc lập năm 1947, Ấn Độ chỉ có ba nhà máy thép với công suất một triệu tấn và hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân. Kể từ đó đến nay, ngành thép Ấn Độ đã có những bước phát triển vượt bậc về sản lượng, công nghệ sản xuất, chất lượng và uy tín cả trong nước và quốc tế.

Sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu và nhập khẩu

Ấn Độ là nước sản xuất thép lớn thứ ba trên thế giới. Với đà tăng trưởng cao, dự kiến ngành thép Ấn Độ có thể sản xuất khoảng 300 triệu tấn vào năm 2029 – 2030. Lực lượng lao động hiện nay trực tiếp là 500 ngàn người và gián tiếp là 2 triệu người. Ngành thép đóng góp 2% cho GDP và 6,2% trong chỉ số sản xuất công nghiệp (Index of Industrial Production – IIP).

 

Năm 2016-2017, sản lượng thép thành phẩm đạt 101,274 triệu tấn, tăng 11,3% so với năm 2015-2016. Năm 2003-2004, sản lượng là 38,72 tiệu tấn. Trong giai đoạn 2003-2004 đến 2008-2009, mức tăng trung bình hàng năm trên 9%.

Trong đó, sản lượng thép thành phẩm đạt 97,385 triệu tấn, tăng 8,5%  so với năm 2015-2016. Năm 2003 - 2004, sản lượng là 40,71 tiệu tấn. Trong giai đoạn 2003 - 2004 đến 2008 - 2009, mức tăng trung bình hàng năm 7,3%.

Tổng xuất khẩu tăng mức cao 102,1% và đạt 8,244 triệu tấn, trong khi nhập khẩu 7,427 triệu tấn, tăng -36,6%.

Tiêu dùng trong nước đạt 83,93 triệu tấn, tăng 8,5%.

Sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu

                                                                                  Đơn vị: triệu tấn

Nguồn: Bộ Thép Ấn Độ

         

Định hướng phát triển

Chính sách Thép quốc gia năm 2017 (NSP 2017) của Ấn Độ dự kiến mức tiêu thụ tăng 7% trên cơ sở GDP tăng 7 – 7,5% và công suất sản xuất thép là 300 triệu tấn vào năm 2030. Mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt 160kg/người/năm vào năm 2030 so với mức hiện nay là 61kg. Thực tế sẽ vượt dự đoán trong vòng chỉ 5 – 7 năm nữa do nhu cầu sẽ tăng cao hơn mức trung bình trên 10% so với mức 7% của giai đoạn 1991-1992  và 2005-2006.

Mục tiêu của NSP 2017 đưa Ấn Độ trở thành nước sản xuất thép có trình độ và quy mô toàn cầu, đáp ứng được các yêu cầu về sắt thép kỹ thuật và chất lượng cao, đa dạng chủng loại cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đồng thời tham gia mạnh mẽ vào thị trường sắt thép toàn cầu. Ngành khai thác khoáng sản đảm bảo được 85% nhu cầu về than luyện thép vào năm 2030 thay vì 65% hiện nay. Thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và thu hút đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế…

Do sản lượng và nhu cầu tăng mạnh, mức công suất sử dụng trong ngành thép khá cao.

Công suất ngành thép giai đoạn 2007-2008 đến 2016-2017

                     Đơn vị: triệu tấn

Nguồn: Bộ Thép Ấn Độ

 

Vị trí của Ấn Độ trong sản xuất thép của thế giới

Năm 2015, sản xuất thép của thế giới đạt 1.598 triệu tấn. Trung Quốc là nước sản xuất đứng đầu thế giới với sản lượng 803,83 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 50,3%. Tiếp theo là Nhật Bản 105,15 triệu tấn.

Ấn Độ là nước sản xuất đứng thứ năm năm 2006 đã vươn lên vị trí thứ ba vào năm 2015. Năm 2016, Ấn Độ vẫn giữ vững vị trí số này. Với các kế hoạch tăng cường sản xuất, Ấn Độ sẽ xếp vị trí thứ hai về sản xuất thép vào năm 2019/20.

Các công ty sản xuất thép của Ấn Độ gồm Rashtriya Ispat Nigam Limited (RINL); Tata Steel; JSWL; Steel Authority of India Limited (SAIL); Visa Steel; Bhushan Steel; Essar Steel Ltd. (ESSAR); Ferro Alloys Corporation; Mahndra Steel; Welspun Jindal Vijaynagar Steels Ltd.; Jindal Strips Ltd.; Saw Pipes; Uttam Steels Ltd.; Ispat Industries Ltd.; Mukand Ltd., Mahindra Ugine Steel Company Ltd.; Usha Ispat Ltd.; Kalyani Steel Ltd.; Electro Steel Castings Ltd.; Sesa Goa Ltd.; NMDC; Lloyds SteeI Industries Ltd.

RINL luôn là công ty dẫn đầu về sản xuất thép tại Ấn Độ. Thành lập năm 1982 và có trụ sở tại Bang Andhra Pradesh với công suất 6,3 triệu tấn/năm. Doanh số năm 2016/17 khoảng 3,5 tỷ USD.

Các bang có nhiều công ty sản xuất thép đặt nhà máy gồm Orissa, Jharkhand, Chattisgarh, West Bengal, Karnataka, Gujarat và Maharashtra. RINL là công ty trong Top 500 công ty lớn nhất và số một trong sản xuất thép tại nước này.

Các công ty nhà nước chiếm thị phần khá quan trọng trong ngành thép của nước này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị phần của các công ty tư nhân và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng lên.

Cơ cấu sản xuất thép tại Ấn Độ

            Đơn vị: triệu tấn

                                                                  Nguồn: Bộ Thép Ấn Độ

Những nước chính sản xuất thép trên thế giới năm 2015

                       Đơn vị: triệu tấn

    Nguồn: Hiệp hội Thép Thế giới

 


[1] Nguyên Tham tán thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục