Nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc giảm 20% do căng thẳng biên giới
NEW DELHI - Dữ liệu chính thức cho thấy, nhập khẩu hàng hóa của Ấn Độ từ Trung Quốc có thể giảm khoảng 20% vào năm 2020 do tranh chấp biên giới gây ra căng thẳng song phương và giúp New Delhi thúc đẩy xây dựng các ngành công nghiệp trong nước.
Theo dữ liệu cuối cùng của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 19,5% so với cùng kỳ trong 10 tháng đầu năm, và số liệu sơ bộ tháng 11 và tháng 12 cho thấy, xu hướng này vẫn tiếp tục.
Đây sẽ là mức giảm mạnh nhất trong hai thập kỷ - thời kỳ mà nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc tăng hơn 40 lần - và đánh dấu một bước ngoặt đối với thương mại song phương.
Trung Quốc là nguồn nhập khẩu hàng đầu của Ấn Độ trong năm 2019, chiếm 14% trong tổng số khoảng 480 tỷ USD. Việc mua hàng hóa có giá cạnh tranh từ nước láng giềng lớn nhất đã làm gia tăng thâm hụt thương mại của Ấn Độ, khiến New Delhi đau đầu.
Số liệu cuối cùng từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020 cho thấy sự sụt giảm trong nhập khẩu thiết bị, đồ nội thất và đồ chơi, những mặt hàng mà các công ty Trung Quốc đã nắm giữ một thị phần đáng kể trên thị trường Ấn Độ. Devendra Pant, kinh tế trưởng của India Ratings and Research, cho biết, chính sách của Thủ tướng Narendra Modi là tập trung vào các sản phẩm địa phương để xây dựng một Ấn Độ tự cường là một trong những nhân tố đó.
Nhập khẩu của Ấn Độ từ các đối tác lớn
Đại dịch là một nhân tố khác. Ấn Độ đã báo cáo có hơn 10 triệu trường hợp nhiễm coronavirus, chỉ xếp sau Mỹ về số ca mắc, và hoạt động kinh tế đã dần trở lại bình thường kể từ khi đợt bùng phát bùng phát vào mùa xuân năm ngoái. Quốc gia này đã trải qua sụt giảm lớn hơn so với các nền kinh tế toàn cầu lớn khác kể từ quý 4 đến tháng 6 năm 2020. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng cũng khiến các sản phẩm từ Trung Quốc và các nước khác không đến được Ấn Độ. Điều này dẫn đến việc công bố các chính sách kinh tế mới vào tháng 5 nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước và khiến Ấn Độ "tự lực cánh sinh" như Modi đã nói trong bài phát biểu công bố gói kinh tế mới vào tháng 5.
Trong khi đó, sau khi các cuộc đụng độ tại biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya dẫn đến những thiệt hại nhân mạng đầu tiên trong 45 năm, New Delhi đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm đóng băng các doanh nghiệp Trung Quốc trong các lĩnh vực từ ứng dụng điện thoại thông minh đến sản xuất. Ấn Độ cũng đã từ bỏ các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết vào tháng 11/2020, tách rời về kinh tế và ngoại giao với Trung Quốc, một quốc gia trước đây có quan hệ tương đối hữu nghị.
Một đại diện ở một cửa hàng thiết bị gia dụng ở New Delhi cho biết, họ không thể nhập khẩu nhiều sản phẩm Trung Quốc từ các công ty như Haier do chính sách tự lực của chính phủ đưa ra vào năm ngoái. Ông lưu ý rằng, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sản xuất các mặt hàng như thiết bị gia dụng và điện thoại di động sang Ấn Độ. Người này cho biết, có nhiều người tiêu dùng Ấn Độ nói rằng, họ không muốn mua các sản phẩm của Trung Quốc.
Dù đã qua nhiều vòng đàm phán, nhưng New Delhi và Bắc Kinh vẫn chưa đạt được giải pháp cho cuộc đụng độ biên giới và quan hệ vẫn căng thẳng kéo dài sang năm 2021. Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ trợ cấp cho ngành công nghiệp địa phương để giảm hơn nữa nhập khẩu từ Trung Quốc. Các chính sách của New Delhi khiến một số người chỉ trích là chủ nghĩa bảo hộ. Trong bài phát biểu chia tay vào tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Kenneth Juster bày tỏ lo ngại về khả năng các chính sách tự lực cánh sinh dẫn đến "các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cao hơn đối với thương mại", điều này sẽ "hạn chế khả năng hội nhập thực sự vào chuỗi giá trị toàn cầu của Ấn Độ và quá trình này sẽ làm tăng chi phí cho người tiêu dùng Ấn Độ".
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://asia.nikkei.com/Economy/Trade/India-s-imports-from-China-drop-20-as-border-tensions-simmer
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024