Nhật Bản mở rộng hiện diện kinh tế ở Ấn Độ
New Delhi: Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - Nhật Bản được khép lại vào hôm 11/11/2016 đã thúc đẩy dự án “thú cưng” của Thủ tướng Modi – “Kỹ năng Ấn Độ” (Skill India) - với mục đích đào tạo nên thế hệ công nhân lành nghề đẳng cấp thế giới với hy vọng cải thiện đáng kể kỹ năng trong lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ. Nhật Bản sẽ đào tạo hơn 30 ngàn người trong 10 năm tới với phong cách Nhật Bản về kỹ năng và khả năng thực hành trong lĩnh vực sản xuất.
Các quan chức cho biết, quyết định đào tạo thế hệ nên công nhân Ấn Độ lành nghề được hai nhà lãnh đạo Modi và Abe quyết định tại Hội nghị Thượng đỉnh thường niên giữa hai nước vào ngày 11/11/2016 tại Tokyo. Sáng kiến này sẽ được bắt đầu thông qua việc thiết lập Viện Chế tạo Nhật - Ấn (Japan-India Institutes for Manufacturing) và Các khóa học ưu đãi Nhật Bản (Japanese Endowed Courses) tại các trường đại học kỹ thuật được chỉ định bởi các công ty Nhật Bản ở Ấn Độ.
Ba khóa học JIMs đầu tiên trong chương trình này sẽ bắt đầu với 3000 người vào mùa hè năm 2017 tại các bang Gujarat, Karnataka và Rajasthan. Hiện có hơn 1300 doanh nghiệp Nhật Bản ở Ấn Độ và con số này có thể tăng lên 2000 hoặc hơn vào năm 2019, sử dụng hàng trăm nhân lực người Ấn Độ. Ngoài ra, hiện cũng có 3961 cơ sở doanh nghiệp của Nhật Bản ở Ấn Độ.
Các chuyên gia cho biết, trong khi Nhật Bản đang trong quá trình mở rộng sự hiện diện kinh tế ở Ấn Độ, các công ty Nhật Bản không lạc quan lắm với việc yêu cầu sử dụng những công nghệ cao mới cập nhật trong doanh nghiệp. Người Nhật đang tập trung thúc đẩy kỹ năng làm việc của công nhân Ấn Độ trong các ngành công nghiệp ở các doanh nghiệp mà hầu hết mọi người am hiểu về những công nghệ cao quen thuộc.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh thường niên lần này, Thủ tướng Abe đã đánh giá hành động cải thiện môi trường kinh doanh ở Ấn Độ và tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho đầu tư của Nhật Bản. Về phần mình, Thủ tướng Modi ca ngợi quyết định của Tokyo về việc xây dựng 12 thành phố công nghiệp Nhật Bản (JITs) ở Ấn Độ.
Việc xây dựng những thành phố này sẽ tăng cường truyền bá công nghệ, sự cách tân và những kỹ năng tốt nhất trong lĩnh vực công nghiệp ở Ấn Độ. Cả hai bên đang tập trung lựa chọn một vài khu vực của kế hoạch JITs để thực hiện thí điểm và triển khai ưu đãi đầu tư đặc biệt. Delhi và Tokyo cũng đồng ý tiếp tục tăng cường tư vấn và hợp tác việc phát triển JITs.
FDI của Nhật ở Ấn Độ chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực ô tô, thiết bị điện, viễn thông, hóa chất và dược phẩm. Theo con số của DIPP, Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ tư ở Ấn Độ với mức đầu tư mỗi dự án khoảng 2,795 USD trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2016. Tổng dòng chảy FDI từ Nhật Bản (FDI outflow) vào Ấn Độ là 23,760 USD từ tháng 4/2000 đến tháng 9/2016.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
Nguồn: http://economictimes.indiatimes.com/news/economy/policy/japan-on-mission-mode-to-expand-its-economic-presence-in-india/articleshow/55553465.cms
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024