Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nhiều công ty chuyển sang làm việc tại nhà vĩnh viễn

Nhiều công ty chuyển sang làm việc tại nhà vĩnh viễn

Nhiều công ty trên toàn cầu đã phải chọn làm việc tại nhà kể từ tháng 3 năm 2020 tới nay. Không chỉ các công ty đa lớn đa quốc gia, có nhiều công ty lớn của Ấn Độ cũng cho phép người lao động của họ làm việc tại nhà vĩnh viễn.

06:18 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Giờ đây, mọi thứ được tiến hành trực tuyến qua máy tính xách tay hay máy để bàn. Trong đại dịch Covid, rất nhiều tổ chức nhanh chóng chuyển trạng thái sang làm việc tại nhà. Tuy nhiên, đã hơn một năm kể từ khi đại dịch xảy ra, người lao động cũng như người sử dụng lao động vẫn đang phải làm việc tại nhà. Một số công ty hiện đang nhận ra rằng, làm việc từ xa vĩnh viễn sẽ là thực tế trong , cho dù có đại dịch hay không, do làm việc tại nhà mở ra một cách thức làm việc dễ thích nghi cho cả công ty và nhân viên.

Nhiều công ty lớn của Ấn Độ cũng đang cho phép nhân viên làm việc tại nhà vĩnh viễn.  Sau đây là một số công ty hiện cho phép làm việc tại nhà vĩnh viễn:

1. Công ty Thép Tata: là một công ty sản xuất thép đa quốc gia của Ấn Độ theo tiêu chuẩn mới và công bố chính sách mới về việc làm tại nhà cho nhân viên. Nhân viên của Tata Steel có thể chọn số ngày làm việc tại nhà lên đến 365 ngày một năm. Chính sách này sẽ đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn, sẽ mang lại sự linh hoạt hơn trong việc lựa chọn nơi sinh sống khi công việc hàng ngày thay đổi, tạo cơ hội làm việc thuận tiện cho những người có con nhỏ và đảm bảo công việc liên tục cho người khuyết tật. Trong đợt đại dịch thứ hai tại Ấn Độ, từ tháng 4/2021, Tata Steel đã thông báo rằng, công ty sẽ tiếp tục trả lương hàng tháng cho gia đình của tất cả nhân viên thiệt mạng do Covid. Công ty cho biết nếu một nhân viên thiệt mạng vì Covid-19, gia đình của họ sẽ nhận được mức lương tại thời điểm nhân viên thiệt mạng cho đến khi nhân viên đó tròn 60 tuổi.

2. Twitter: Twitter đã thông báo với nhân viên rằng, họ có thể tiếp tục làm việc tại nhà mãi mãi nếu họ muốn. Trong một tuyên bố, Twitter cho biết họ là “một trong những công ty đầu tiên sử dụng mô hình làm việc tại nhà khi đối mặt với COVID-19”. Công ty cho biết nếu nhân viên có đặc điểm nhiệm vụ và hoàn cảnh cho phép làm việc tại nhà và họ muốn tiếp tục làm như vậy mãi mãi, thì “chúng tôi sẽ biến mong muốn đó thành hiện thực”.

3. Facebook/Meta Facebook: Meta cho biết họ sẽ cho nhân viên tùy chọn gắn bó lâu dài với công việc từ xa, thậm chí đề nghị giúp một số người quan tâm đến việc chuyển đến các quốc gia khác. Công ty công nghệ khổng lồ này đã chia sẻ rằng, nếu một nhân viên có thể thực hiện công việc từ xa, họ có thể làm việc tại nhà vĩnh viễn. Làm việc từ xa đã trở thành tiêu chuẩn mới của một số công ty lớn. Nếu làm việc từ xa được tiếp tục xảy ra sau đại dịch, đó là một kịch bản đôi bên cùng có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động, do có thể tiết kiệm thời gian đi làm và chi phí văn phòng.

4. Microsoft: Công ty công nghệ khổng lồ có trụ sở tại Seattle, Microsoft, đã quyết định kéo dài chính sách làm việc tại nhà và áp dụng chính sách này vĩnh viễn cho một số người lao động. Microsoft sẽ cho phép nhân viên làm việc tại nhà tự do trong thời gian ít hơn 50% số tuần làm việc của họ và các nhà quản lý sẽ có thể chấp thuận điều hành công việc từ xa vĩnh viễn.

5. Square: Một công ty dịch vụ tài chính và thanh toán kỹ thuật số của Mỹ, Square, cho phép nhân viên làm việc tại nhà vĩnh viễn, theo mô hình của Twitter. Square đang cho phép nhân viên làm việc từ xa, ngay cả sau khi lệnh làm việc tại nhà do Covid kết thúc.

6. Spotify: Spotify đã công bố chuyển đổi sang mô hình làm việc linh hoạt vĩnh viễn với chính sách làm việc từ mọi nơi. Chiến lược nghề nghiệp mới cho phép 6.550 nhân viên của công ty này trên toàn cầu chọn cách họ muốn làm việc, tại công ty, trong văn phòng, từ xa, hoặc tại không gian làm việc chung mà công ty sẽ trả tiền đăng ký. Nhân viên sẽ có nhiều lựa chọn hơn về thị trấn, thành phố hoặc quốc gia mà họ muốn làm việc.

7. Slack: nền tảng giao tiếp kinh doanh độc quyền được phát triển bởi công ty phần mềm Slack Technologies của Mỹ và hiện thuộc sở hữu của Salesforce. Slack cung cấp nhiều tính năng truyền dữ liệu theo thời gian thực (IRC), bao gồm các phòng trò chuyện liên tục được sắp xếp theo chủ đề, các nhóm riêng tư và nhắn tin trực tiếp. Ứng dụng của công ty này đã giúp cho công việc tại nhà của rất nhiều cơ quan trở nên liền mạch, không bị ngắt quãng. Slack đã chuyển lực lượng lao động sang làm việc tại nhà ngay khi đại dịch bùng phát và sau đó quyết định biến mô hình làm việc tại nhà thành cách làm việc lâu dài.

8. Shopify:  Ccông ty thương mại điện tử đa quốc gia của Canada Shopify đã cho phép 5.000 nhân viên làm việc tại nhà vô thời hạn, ngay cả sau khi nguy cơ đại dịch Covid giảm dần và các thành phố ngừng phong tỏa. Tobi Lutke, Giám đốc điều hành của Shopify cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television rằng, công ty có kế hoạch tiếp tục đóng cửa văn phòng trong thời gian còn lại của năm để thiết kế lại không gian cho tư duy làm việc kỹ thuật số, và điều chỉnh để phù hợp với môi trường làm việc từ xa.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: Work From Home: From Tata Steel To Microsoft, These Companies Have Shifted To Work From Home Permanently (indiatimes.com)

Nguồn:

Cùng chuyên mục