Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam (Phần 1)

Những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam (Phần 1)

C.Mác đã từng chỉ rõ, mọi hoạt động văn hóa của loài người trước hết thuộc về lao động vật chất cảm tính,“tôn giáo, gia đình, nhà nước, luật pháp, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, v.v.. đều là phương thức đặc thù của sản xuất, hơn nữa, còn thực sự chi phối của quy luật phổ biến của sản xuất”. Như vậy, lao động, thực tiễn v.v.. những hoạt động tự giác có ý thức, có mục đích của loài người đã xác nhận rõ “sự tồn tại loài” của con người, đó cũng chính là nguồn gốc bản chất chân thực của con người, cũng là nguồn gốc bản chất của văn hóa.

02:32 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam

PGS, TS Lê Văn Toan*

 

C.Mác đã từng chỉ rõ, mọi hoạt động văn hóa của loài người trước hết thuộc về lao động vật chất cảm tính,“tôn giáo, gia đình, nhà nước, luật pháp, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, v.v.. đều là phương thức đặc thù của sản xuất, hơn nữa, còn thực sự chi phối của quy luật phổ biến của sản xuất”. Như vậy, lao động, thực tiễn v.v.. những hoạt động tự giác có ý thức, có mục đích của loài người đã xác nhận rõ “sự tồn tại loài” của con người, đó cũng chính là nguồn gốc bản chất chân thực của con người, cũng là nguồn gốc bản chất của văn hóa.

1. Văn hóa và các đặc trưng của văn hóa

Văn hóa luôn mang trong mình hai hàm nghĩa tĩnhđộng. Xét văn hóa từ góc độ tĩnh thì thuộc tính bản chất nhất của văn hóa là tính “nội nguyên”[1], tức chỉ nguyên nhân nội tại, những phát sinh trong nội bộ văn hóa. Ngoài tính nội nguyên, văn hóa xét từ góc độ tĩnh còn mang thuộc tính căn bản và công năng nổi bật của nó là biểu hiện ở tính giáo dục. Chính do thuộc tính giáo dục này của văn hóa đã làm cho sự phát triển của kinh tế và văn hóa có mối quan hệ nội tại tự nhiên và sâu sắc.

Xét từ ý nghĩa tài nguyên của văn hóa, ở Trung Quốc, từ thời cổ đại người ta đã coi văn hóa là “văn tự và giáo hóa”. Ở phương Tây, từ văn hóa đều bắt nguồn từ tiếng Latinh, culture, nghĩa gốc là trồng trọt, nuôi dưỡng, luyện tập, khai khẩn, khai phát. Vì thế, ở phương Đông hay phương Tây, văn hóa đều biểu trưng cho hoạt động của loài người và đều coi trọng nghĩa từ nguyên của văn hóa là mang tính giáo dục. Tính giáo dục của văn hóa chủ yếu được thể hiện thông qua sự kế thừa và truyền bá. Như vậy, văn hóa là sự ngưng tụ tri thức và kỹ năng của loài người, truyền bá, kế thừa, học tập lẫn nhau từ đời này qua đời khác. Đây là tất cả mọi hoạt động thực tiễn của loài người, đặc biệt là nhân tố nội tại không ngừng phát triển của hoạt động kinh tế.

Xét từ góc độ động thì thuộc tính bản chất và công năng của văn hóa trước hết là ở tính thực tiễn của văn hóa. Trong tác phẩm “Phê phán kinh tế chính trị học”, C.Mác viết: “Giới tự nhiên không thể sáng tạo ra bất kỳ máy móc, đầu máy, điện thoại, máy dệt tự động v.v.. tất cả những cái đó đều là sản vật do nền công nghiệp của loài người sáng tạo ra. Sự thay đổi vật chất của tự nhiên là do ý chí của loài người chế ngự tự nhiên hoặc bộ máy hoạt động của loài người điều khiển giới tự nhiên. Tất cả những điều đó đều do trí tuệ và bàn tay con người sáng tạo nên và nó đều là trí lực của vật hóa.”[2] Trong đoạn văn trên, những ý như “ý chí của loài người”, “trí lực của vật hóa”, “điều khiển giới tự nhiên” đều thể hiện rõ thuộc tính thực tiễn của văn hóa. Tính thực tiễn của văn hóa cũng chính là ở thực chất “văn hóa” và cũng chính là “nhân hóa”. Con người là tác giả sáng tạo văn hóa, là chủ thể của quá trình hoạt động lịch sử văn hóa. Nếu nói từ góc độ động của hoạt động lịch sử thì phải lý giải rõ bản chất của văn hóa từ bản chất của con người.

Chỗ sâu sắc nhất trong quan điểm văn hóa của C.Mác trước hết là khảo sát thuộc tính của bản chất và công năng của văn hóa từ hoạt động thực tiễn của con người hiện thực. Trong hàng loạt các tác phẩm về triết học, kinh tế học của C.Mác, chúng ta được biết rằng, những người tham gia vào lĩnh vực hoạt động văn hóa và sáng tạo văn hóa không phải là những con người trừu tượng mà là những con người lịch sử, những con người hiện thực, con người cụ thể, con người thực tiễn, con người xã hội.

C.Mác đã từng chỉ rõ, mọi hoạt động văn hóa của loài người trước hết thuộc về lao động vật chất cảm tính, “tôn giáo, gia đình, nhà nước, luật pháp, đạo đức, khoa học, nghệ thuật, v.v.. đều là phương thức đặc thù của sản xuất, hơn nữa, còn thực sự chi phối của quy luật phổ biến của sản xuất”. Như vậy, lao động, thực tiễn v.v.. những hoạt động tự giác có ý thức, có mục đích của loài người đã xác nhận rõ “sự tồn tại loài” của con người, đó cũng chính là nguồn gốc bản chất chân thực của con người, cũng là nguồn gốc bản chất của văn hóa. Coi lao động sản xuất vật chất như là hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn của loài người, một mặt, phải dựa vào tự nhiên, chịu sự chế ước của hoàn cảnh tự nhiên, mặt khác, không ngừng chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo tự nhiên vì mục đích, yêu cầu của chính loài người. Yếu tố tích cực – sức sản xuất xã hội – trong hoạt động thực tiễn của sản xuất vật chất không những là sáng tạo tự nhiên của con người, tức thế giới vật chất mà con người yêu cầu, mà còn sáng tạo toàn bộ tính đa dạng phong phú của chính con người cũng như những gắn bó xã hội và mối quan hệ xã hội. Ý nghĩa và giá trị chân chính của sản phẩm lao động không những chỉ đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại của con người để giữ mối liên hệ với việc tái sản xuất của chính con người, mà còn ở chỗ những sáng tạo thiên bẩm, sự thông minh tài trí, sức mạnh, dũng khí, tình yêu, cảm hứng, kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức, sự giao lưu của tinh thần, những niềm vui và mỹ cảm mà con người từng phát huy, từng sáng tạo, từng đạt được trong quá trình sản xuất. Cho nên, hoạt động thực tiễn căn bản nhất của lao động loài người, đương nhiên phải bao gồm cả những hoạt động sáng tạo văn hóa, sáng tạo tự nhiên, sáng tạo xã hội loài người, sáng tạo ra chính bản thân con người, hơn nữa, cũng sáng tạo ra tinh hoa của nền văn minh tinh thần nhân loại như nghệ thuật, tôn giáo, triết học v.v.. Vì vậy, có thể nói rằng, văn hóa vốn có bản chất thực tiễn, nó quyết định công năng lịch sử xã hội một cách cơ bản nhất, nó tham dự năng động, tự giác, sáng tạo và ảnh hưởng đến công năng bản chất của hoạt động kinh tế. Thuộc tính kinh tế và công năng của văn hóa là sự thể hiện tập trung nhất tính thực tiễn của văn hóa.

Xem xét từ góc độ động thì hoạt động lịch sử của xã hội loài người phù hợp với bản chất thực tiễn của văn hóa làm cho nó có được những tính chất và công năng của lực lượng sản xuất, và vì thế, nó có tác dụng trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển xã hội và giới tự nhiên.

Khi nói văn hóa là một lực lượng sản xuất, quả thực là hơi có chút đường đột. Trong các sách giáo khoa kinh tế chính trị học chưa từng thấy luận giải vấn đề này. Nhưng vì bản chất thực tiễn của văn hóa nên nó vốn có một số tính chất và công năng của sức sản xuất, nên có thể nói điều này phù hợp với tình hình thực tiễn. (Còn tiếp)

(Xem tiếp phần 2)


* Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

[1] Nội nguyên (Endogenesis) là khái niệm trong sinh vật học, vốn chỉ sự hình thành bên trong cơ thể tế bào sinh vật. Chúng tôi dùng khái niệm này để chỉ sự hình thành và vận động bên trong của văn hóa, nền văn hóa.

[2] C. Mác “Phê phán kinh tế chính trị học”, Tập 3 (1857-1859), NXB Nhân dân, 1963, tr.358.

Nguồn:

Cùng chuyên mục