Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phát triển sự hiệp lực giữa Ấn Độ Và Việt Nam: Phân tích theo ngành (Phần 1)

Phát triển sự hiệp lực giữa Ấn Độ Và Việt Nam: Phân tích theo ngành (Phần 1)

Quan hệ gắn bó truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam đã góp phần hướng tới sự hội tụ trong các lĩnh vực khác nhau như quốc phòng và an ninh, kinh tế và thương mại cùng với đầu tư và năng lượng. Cần nhớ rằng mặc dù sự hợp tác giữa chính phủ hai nước khá thuận lợi và hiệu quả nhưng việc phát huy đầy đủ tiềm năng của Hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện ký năm 2016 cũng đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của ngành.

03:04 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phát triển sự hiệp lực giữa Ấn Độ Và Việt Nam: Phân tích theo ngành

TS Sanghamitra Sarma*

Tóm tắt: Quan hệ gắn bó truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam đã góp phần hướng tới sự hội tụ trong các lĩnh vực khác nhau như quốc phòng và an ninh, kinh tế và thương mại cùng với đầu tư và năng lượng. Cần nhớ rằng mặc dù sự hợp tác giữa chính phủ hai nước khá thuận lợi và hiệu quả nhưng việc phát huy đầy đủ tiềm năng của Hiệp định Đối tác Chiến lược Toàn diện ký năm 2016 cũng đòi hỏi sự hợp tác toàn diện của ngành. Trong trường hợp này, hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam có thể được củng cố và tăng cường bằng cách nhấn mạnh sự hợp tác về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo cũng như văn hoá và du lịch. Phạm vi hợp tác trong các lĩnh vực này trong tương lai có thể được khám phá trên cơ sở hai bên  cùng có lợi và phát triển. Bài viết nhằm giải đáp câu hỏi quan trọng này và cố gắng xem xét những phương cách tăng cường mối quan hệ truyền thống giữa hai nước.

Mặc dù là một trong những nước giàu các nguồn lực ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên Việt Nam lại thiếu lao động có tay nghề và cơ sở hạ tầng phù hợp vốn là những yêu cầu không thể thiếu cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Ấn Độ có lực lượng lao động có tay nghề cao, và cũng là một quốc gia có cơ sở hạ tầng thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Do đó, hai bên có thể mở rộng phạm vi hợp tác trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng như giáo dục và đào tạo vì lợi ích của cả hai. Ngoài ra, không thể đánh giá thấp các mối quan hệ giữa nhân dân với nhân dân. Việc nhấn mạnh vào trao đổi văn hoá và phát triển triển vọng du lịch có thể là một công cụ thích hợp để thúc đẩy sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiết giữa nhân dân  hai nước.

Từ khoá: Ấn Độ, Việt Nam, Hợp tác, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá và Du lịch.

Ấn Độ và Việt Nam đều có thế mạnh để đóng vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á. Trên cơ sở hiểu biết chung về lịch sử, các mối liên hệ trước thời thuộc địa và các mối liên hệ về văn hoá, giữa hai nước đã phát triển mối  quan hệ đối tác chiến lược do việc  gia tăng sự hội tụ các lợi ích của hai bên trong  các vấn đề song phương và toàn cầu. Việc chính phủ mới của Ấn Độ  chú trọng tăng cường quan hệ với Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đã tạo ra những cơ hội mới  cho việc  thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước được thông qua vào tháng 9 năm 2016 trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra  Modi tới Việt Nam.

Hợp tác theo ngành giữa các nước giúp nâng cao mối quan hệ hợp tác hiện tại và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đó lên mức độ khác về chất lượng. Nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo điều kiện phát triển các công nghệ mới và sáng tạo và các sản phẩm để giải quyết những thách thức chung. Đối với Ấn Độ và Việt Nam, hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau đã làm nổi bật khả năng hội tụ không chỉ trong các lĩnh vực như quốc phòng, thương mại và kinh tế mà còn cả trong các lĩnh vực khác như khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo cũng như văn hoá và du lịch giúp củng cố những thành quả của quá khứ và định hình  mô hình phát triển trong tương lai. Mặc dù các mối quan hệ giữa Chính phủ với Chính phủ khá thường xuyên và có lợi cho sự phát triển quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam, nhưng không thể  bỏ qua nhu cầu lớn hơn nữa về quan hệ giao tiếp giữa con người với con người của hai nước. Các mối liên hệ văn hoá và triển vọng phát triển du lịch, trong trường hợp này, được coi là có lợi cho việc mở rộng các mối liên hệ giữa con người với con người. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia không thể tiến triển nếu không có sự phát triển kỹ năng. Về vấn đề này, phát triển hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giúp tăng cường xây dựng một  lực lượng mạnh mẽ và có kỹ năng cũng như mở đường cho việc phát triển quan hệ song phương một cách bền vững và cân bằng. Trên cơ sở tư duy đó, bài viết nghiên cứu quan hệ  hợp tác giữa hai nước  trên các khía cạnh này và tìm cách khảo sát và mở rộng phạm vi hội tụ lợi ích của hai nước trong các lĩnh vực đó.

Việt Nam là một trong những nước giàu tài nguyên ở  khu vực Đông Nam Á năng động về mặt kinh tế. Từ khi tiến hành cuộc cải cách Đổi mới ở Việt Nam vào năm 1986, nước này đã tập trung vào hội nhập kinh tế và mở cửa thị trường cho các nền kinh tế phát triển của thế giới. Việt Nam đã có thể đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao khoảng 7% trong giai đoạn 1990-2012. Tuy nhiên, do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã giảm xuống mức khoảng 6%, tương đối cao so với mức trung bình của khu vực. Mặc dù kể từ khi tiến hành cải cách kinh tế tăng trưởng đáng kể, nhưng Việt Nam thiếu lao động có kỹ năng và cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng cao trong tương lai.  Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)  về "Triển vọng kinh tế của Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ năm 2014"  khẳng định "phát triển kinh tế bền vững sẽ ngày càng đòi hỏi những kỹ năng lao động phức tạp để ngành công nghiệp có thể chuyển sang giai đoạn tạo ra năng suất cao hơn  và áp dụng mạnh mẽ công nghệ. Việt Nam cần khẩn trương cải thiện  lĩnh vực giáo dục  phổ thông và giáo dục kỹ thuật và giáo dục hướng nghiệp  (Dạy nghề) nếu muốn khắc phục tình trạng lệch pha giữa cung và cầu về nguồn nhân lực có kỹ năng . Việt Nam cần thúc đẩy môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các tổ chức ngoài nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Chỉ  khi đó nước này  mới có thể khai thác được những đóng góp kinh tế thiết yếu và ngày càng tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ". Báo cáo của OECD rõ ràng nhấn mạnh nhu cầu cải cách cơ cấu là chìa khóa để  khai thác tiềm năng của Việt Nam về lâu dài. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy một chương trình cải cách nhằm bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững ở Việt Nam mà còn giúp khắc phục những  hạn chế  trong hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam trong tương lai.

Hội tụ theo ngành:

Tài nguyên, dù là môi trường, con người hay vật chất đều được coi là những tài sản kinh tế quan trọng vốn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính nhờ thông qua các tài sản này  mà việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trong quá trình kinh tế. Trong đó, vốn vật chất tạo thành hàng hoá cho phép quá trình sản xuất như máy móc, những tòa nhà, máy tính và các loại  hàng hoá khác cần cho quá trình sản xuất hoạt động trơn tru. Sự hiểu biết của chúng ta về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong phát triển kinh tế đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

Quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam được thiết  lập vào năm 2007  nhằm định hướng quan hệ hợp tác nhiều mặt, đồng thời tăng cường hợp tác về các nguồn lực và năng lực hiện có. Một thành tố của sự phát triển quan hệ chiến lược Ấn Độ - Việt Nam là đầu tư và  thực hiện các biện pháp nhằm phát huy tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước  trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ,  nghiên cứu và giáo dục. Ví dụ, nhiều tập đoàn Ấn Độ đã mở rộng quy mô Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam. Mặt khác, Ấn Độ có thể học hỏi các kỹ thuật sản xuất lúa gạo như Hệ thống  Canh tác Lúa cải tiến (SRI) từ Việt Nam, nâng cao năng suất, trong khi sử dụng ít hạt giống, nước và phân bón hơn. Những nỗ lực hợp tác như vậy giúp cho các tương tác song phương và tăng cường năng lực khu vực để giải quyết các mối quan tâm chung.  (Xem tiếp phần 2)


* Nhà nghiên cứu, Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề Thế giới, New Delhi, Ấn Độ

Nguồn:

Cùng chuyên mục