Phụ nữ Việt Nam qua con mắt phụ nữ Ấn Độ
“Có lẽ phụ nữ Việt Nam sẽ không bao giờ như thế nữa. Họ giờ đây còn ‘hơn cả bình đẳng’ trong xã hội Việt Nam, là những người không thể thiếu được.” Nhà báo phản kháng người Australia Wilfred Burchett (1911-1983) đã từng viết như vậy về phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam qua con mắt phụ nữ Ấn Độ
KUSUM JAIN*
“Có lẽ phụ nữ Việt Nam sẽ không bao giờ như thế nữa. Họ giờ đây còn ‘hơn cả bình đẳng’ trong xã hội Việt Nam, là những người không thể thiếu được.” Nhà báo phản kháng người Australia Wilfred Burchett (1911-1983) đã từng viết như vậy về phụ nữ Việt Nam.
Cơ sở nền tảng vững chắc hiện tại của người phụ nữ Việt Nam được xây đắp bằng một lịch sử đấu tranh lâu dài. Cuộc đấu tranh của họ ở trên hai mặt trận. Thứ nhất, giải phóng đất nước khỏi ách cai trị thực dân để giành độc lập của chính họ. Trọng tâm cao nhất là giành quyền tự do cho đất nước từ chính quyền thực dân. Tự do và độc lập là lý tưởng của họ. Mặt trận đấu tranh thứ hai của họ là chống lại chế độ phong kiến. Quyền phụ nữ thật sự được tôn trọng như đã ghi tại Điều 24 của Hiến pháp 1959 – ‘’Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.”
Tuy nhiên, trong bối cảnh này, cần nói chính xác là vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Sự chuyển biến xã hội đầy đủ cần thiết ở cấp độ gia đình và xã hội vẫn chưa đạt được. Bất bình đẳng kinh tế, chính trị và giới vẫn tồn tại trong xã hội qua nhiều thế kỷ do nhiều qui tắc trật tự xã hội, luật pháp, định kiến bảo thủ vẫn mang tính phân biệt đối xử. Việc nhổ tận gốc rễ những định kiến đã ăn sâu bám rễ là rất khó nhưng cũng không phải là không thể.
Điều kiện của phụ nữ Ấn Độ đã phát triển tốt hơn sau khi đất nước giành được độc lập năm 1947 sau 200 năm nô lệ dưới sự cai trị thực dân Anh. Phụ nữ Ấn Độ cũng đã tham gia vào phong trào đòi quyền tự do. Sau khi độc lập, phụ nữ Ấn Độ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và thương mại. Thật đau xót phải nói rằng, hầu hết phụ nữ Ấn Độ vẫn bị tước bỏ quyền và cơ hội bình đẳng. Những định kiến bảo thủ và tập tục lâu đời là nguyên nhân chính và dĩ nhiên tín ngưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguyên trạng. Mặc dù hiến pháp Ấn Độ bảo đảm quyền, địa vị và cơ hội bình đẳng cho người phụ nữ trên mọi lĩnh vực đời sống nhưng họ vẫn bị phân biệt đối xử.
Trên thực tế, Việt Nam không ngừng phấn đấu thực hiện mục tiêu bình đẳng hoàn toàn cho phụ nữ. Nhiệm vụ là rất khó và đòi hỏi nhiều thời gian hơn nữa. Ở Ấn Độ, dường như là điều không thể vào thời điểm này vì lý do tôn giáo. Cần phải có một cuộc cách mạng giống như Việt Nam. Tôi muốn kết luận bài tham luận của mình bằng câu trích của Nhà kinh tế đạt giải thưởng Nobel người Thuỵ Điển Gunnar Myrdal - “Thực hiện sự thay đổi lớn và nhanh chóng là dễ hơn một loạt sự thay đổi nhỏ từ từ cũng giống như nhảy vào nước lạnh ít đau đớn hơn chìm dần dần.”
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục