Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam mang tính chất chuyển đổi, không phải trao đổi (Phần 2)

Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam mang tính chất chuyển đổi, không phải trao đổi (Phần 2)

03:08 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Ash Narain Roy*

Sự tương đẳng và sức mạnh tổng hợp đang lớn dần

Chính sự dịch chuyển năng nổ này, cùng mối liên kết lịch sử và văn minh và những lợi ích chung về kinh tế và chiến lược đã tạo nên sức mạnh tổng hợp mới trong quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Việt Nam có lý do riêng để nuôi dưỡng quan hệ với Ấn Độ, một quốc gia mà trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của thế giới. Nếu chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ được thúc đẩy bởi cả hai yếu tố địa chính trị và địa kinh tế, Việt Nam cũng đang tiến gần hơn tới Ấn Độ để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của mình.

Với tiềm năng tăng trưởng và thị trường khổng lồ của Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều đang xem xét Ấn Độ một cách tích cực. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhận ra rằng, có rất ít chỗ để mở rộng mối quan hệ vốn đã phát triển tốt đẹp của họ với Trung Quốc và Mỹ. Do đó, xuất hiện chính sách “tiến về phía Nam” của Nhật Bản và “chính sách hướng Nam” của Hàn Quốc. Việt Nam đang tăng cường quan hệ với Ấn Độ vì đây là đất nước có thể thay đổi luật chơi này

Sự cấp thiết mang tính chiến lược

Một trong những thách thức địa chính trị lớn nhất đối với các nước châu Á là làm thế nào để đối phó tốt nhất với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hành vi cưỡng chế và lập trường hung hăng của Trung Quốc đã tạo ra không khí căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đang sử dụng các khuôn mẫu của quá khứ để khẳng định vị trí của mình đối với quyền bá chủ châu Á. Tòa án trọng tài vĩnh viễn đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc - tuyên bố 80% Biển Đông thuộc về Trung Quốc là không hợp lệ theo luật pháp quốc tế. Một số quốc gia kêu gọi Trung Quốc học hỏi Ấn Độ về cách Ấn Độ giải quyết vấn đề tranh chấp ranh giới biển của mình với Bangladesh.

Hoạt động quân sự có thể diễn ra ở Biển Đông đe dọa sự ổn định và thịnh vượng của các quốc gia ở Đông Nam Á.

Nắm giữ vị trí địa chính trị và địa chiến lược độc đáo, Việt Nam tác động đến cả hai tiểu lục địa và các tiểu vùng biển ở Đông Nam Á. Trạng thái quyền lực thống trị của đất nước xuất phát từ sức mạnh hiện tại và tiềm năng tương lai. Đây là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới với dân số rất trẻ và nền kinh tế năng động. Trạng thái quyền lực xếp hạng trung bình và vị trí địa lý khiến Việt Nam trở thành một thành viên chiến lược quan trọng trong khu vực. Việt Nam có trọng lượng chiến lược quan trọng và tiềm năng trong việc định hình môi trường an ninh của khu vực cũng như đối phó với các cường quốc bên ngoài tham gia vào khu vực.

Ấn Độ có phải là nhân tố bí ẩn?

Việt Nam đang nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế chính trị quốc tế. Thông qua hoạt động tham gia sâu sắc về kinh tế và tiếp cận ngoại giao, Việt Nam đang tuân theo chính sách đa dạng có tính chiến lược trong quan hệ đối tác của mình. Việt Nam đang nuôi dưỡng càng nhiều mối quan hệ đa dạng càng tốt. Xét cho cùng, Việt Nam không muốn bị coi là một bức tường ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Mặt khác, Việt Nam đang nỗ lực củng cố vị thế của mình bằng cách tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, Nga và Ấn Độ. Hành động rào trước có tính chiến lược này của Việt Nam là một đặc điểm quen thuộc trong chính sách đối ngoại của đất nước này kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Chính sách đối ngoại của Việt Nam hướng tới việc đảm bảo sự phát triển quốc gia bằng cách "làm bạn với tất cả". Khái niệm về an ninh toàn diện định hướng cách tiếp cận chính sách đối ngoại của nó.

Điều thú vị là, Việt Nam đã ký “hợp tác chiến lược toàn diện” với Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, các cuộc tập trận chung của Trung Quốc và Nga tại Biển Đông và việc Trung Quốc và Nga chế tạo máy bay chiến đấu Su-35 trong nhiệm vụ chiến đấu ở Biển Đông đã quấy rầy Việt Nam và chứng tỏ những hạn chế của quan hệ đối tác này.

Sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam đã mang lại cho Hà Nội yếu tố thuận lợi. Cả Ấn Độ và Việt Nam đều coi trọng mối quan hệ đối tác của nhau như một cách để điều chỉnh hành vi hung hăng của Trung Quốc. Với Ấn Độ, Việt Nam là một đất nước có vị trí quan trọng của một đối tác chiến lược. Sự tham gia cấp cao giữa hai nước phù hợp với cả hai. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam với Ấn Độ đã tạo cho đất nước này đòn bẩy về ngoại giao, quan hệ kinh tế và quan hệ quân sự để giúp duy trì quyền tự chủ mang tính chiến lược.

Việt Nam đã có ý thức theo đuổi một chiến lược rào trước trong quan hệ đối ngoại của mình và vạch ra giới hạn rõ ràng trong chính sách của mình đối với Mỹ, Trung Quốc và Nga. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn với một số nước. Trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hứa sẽ gửi các tàu tuần tra đến Việt Nam. Ông Abe cho biết, Nhật Bản sẽ "hỗ trợ Việt Nam mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải”.

Việt Nam và Úc đã  chuyển từ “quan hệ đối tác toàn diện” trong năm 2009 sang “quan hệ đối tác nâng cao” trong năm 2015 và bây giờ là “đối tác chiến lược”. Vào tháng Ba năm nay, Úc và Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược mới, thể hiện động thái rõ ràng để đối phó với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngay cả Hàn Quốc cũng tỏ ra quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ quân sự nhiều hơn với Việt Nam.

Trong nỗ lực chống lại sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, một số quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đẩy mạnh hoạt động hợp tác. Điều này diễn ra vào thời điểm mà ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực dưới thời Tổng thống Donald Trump đang suy yếu đáng kể.

Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trở thành một vị cứu tinh. Có những điểm tương đồng về đánh giá chiến lược, lợi ích kinh tế chung của họ cùng với các giá trị chính trị và lợi ích an ninh chung. Hai nước đã nắm bắt được tiện ích của mình để thúc đẩy các mục tiêu chính sách kinh tế, an ninh và ngoại giao.

Quan hệ thương mại cũng mang tính chiến lược

Thương mại cũng là một mối quan tâm mang tính chiến lược. Thương mại không chỉ là một khái niệm kinh tế. Thương mại chiến lược tại thời điểm quan hệ chiến lược có ý nghĩa. Thương mại chiến lược là một trong những cách mà các quốc gia có thể xây dựng ảnh hưởng và quyền lực của họ trong khu vực và trên toàn cầu. Thương mại cũng là một phần thay thế cho các cơ bắp quân sự.

Trong thời đại Trump, thậm chí các cuộc chiến thương mại không chỉ là về thương mại. Thương mại là một công cụ trong cạnh tranh chiến lược. Ngày nay, tầm quan trọng của thương mại đã tăng lên đến một cấp độ chiến lược. Các quốc gia đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới - không chỉ là các công cụ mới về thương mại mà còn là những cách thức thực hiện mới. Cả Ấn Độ và Việt Nam cần phải dự đoán các cơ hội thương mại. Thông tin đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới - thông tin hoặc đối thủ cạnh tranh không biết, hoặc họ không tìm kiếm. Nó xuất phát từ việc đầu tư vào nghiên cứu. Thường xuyên hơn, nó xuất phát từ sự cởi mở và nhìn từ đúng nơi.

Ấn Độ tiếp tục là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam khi kim ngạch thương mại song phương tăng trung bình 16% mỗi năm trong thập kỷ qua. Một số lượng lớn các công ty lớn của Ấn Độ đã thiết lập và mở rộng chi nhánh sang Việt Nam. Rõ ràng, thương mại song phương và hoạt động kinh tế bị đánh giá thấp. Thách thức mà hai nước đang đối mặt là sử dụng vị trí gần nhau để tích hợp tiềm năng kinh tế và địa lý thành một cấu trúc chiến lược. Quan hệ thương mại cần được nhân rộng. Trong quan hệ đa phương của chúng ta, nếu nội dung thương mại vẫn còn mỏng, như hiện nay, quan hệ đối tác chiến lược sẽ vẫn hấp dẫn hơn thực tế.

Bạn cũ, tốt hơn hai người bạn mới

Ấn Độ và Việt Nam có nhiều điểm chung. Cả hai đang dần dần dịch chuyển từ sức mạnh cân bằng trong bối cảnh khu vực và trên toàn cầu để trở thành những quốc gia hàng đầu. Cả hai đều đã điều chỉnh chính sách đối ngoại và quan hệ chiến lược của mình thành “đa phương hướng” của quan hệ quốc tế.

Với những thực tế địa chính trị và địa kinh tế mới, Việt Nam thậm chí còn phù hợp với kế hoạch của Ấn Độ ở mọi thứ hơn bao giờ hết. Hợp tác an ninh và quốc phòng tiếp tục là trụ cột quan trọng của quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Bản chất của những điểm chung mang tính chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam không chỉ là lựa chọn điều gì nên làm mà còn là điều không nên làm.

Câu nói của ngài Churchill khá là hữu ích. Ông nói, "Chiến lược có đẹp đẽ đến mấy, đôi khi bạn cũng nên nhìn vào kết quả". Vào thời điểm mà cuộc đối đầu thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang nóng lên, Ấn Độ và Việt Nam có thể tạo ra các cơ chế và công cụ để  đưa quan hệ thương mại và đầu tư lên tầm cao mới. Nhiệm vụ của hai chính phủ là làm cho quan hệ Ấn Độ - Việt Nam biến đổi. Cả hai nước đều có nhiều thách thức cần phải vượt qua. Ta sẽ phải thực hiện của mình trong môi trường chiến lược quốc tế cạnh tranh.

Tầm quan trọng về mặt địa lý của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày càng tăng. Ấn Độ được xem là một trong những quốc gia neo đỗ cho những cơ hội kết nối và buôn bán lớn hơn. Hành vi cưỡng chế của Trung Quốc, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và chủ nghĩa đơn phương của Mỹ tạo cơ hội mới cho Ấn Độ và Việt Nam để đưa mối quan hệ của họ lên tầm cao mới hơn. Hiện tại, mối quan hệ của ta vẫn còn cách xa với việc đạt được khả năng thay đổi luật chơi./.


* Giám đốc Viện Khoa học Xã hội, Delhi; Chủ tịch bảo trợ Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam tại New Delhi, Ấn Độ.

** Bài tham luận Hội thảo khoa học quốc tế "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh trong bối cảnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tự do và rộng mở" tổ chức tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày 24/8/2018.

Nguồn:

Cùng chuyên mục