Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sản xuất cà phê của Ấn Độ (Phần 1)

Sản xuất cà phê của Ấn Độ (Phần 1)

06:18 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sản xuất cà phê của Ấn Độ

Nguyễn Tuấn Quang*

Lịch sử phát triển

Vào năm 1670, Cha cố Bababudan (sau này Ông được phong Thánh) trong chuyến đi hành hương đã mang 7 hạt kỳ diệu từ Yemen xa xôi về Mysore và trồng tại đồi Chandragiri thuộc Bang Karnataka. Khi đó, việc mang hạt cà phê ra khỏi thế giới Ả Rập bị coi là bất hợp pháp. Khu vực này  từ đó mang tên Baba Budan Giri, gắn liền với danh tính vị cha cố. Hương vị, sự quyến rũ của cà phê tại Ấn Độ bắt nguồn từ câu truyện vừa thực tế vừa mang tính huyền thoại này. Lần đầu tiên vào năm 1840, cà phê được trồng tại các trang trại gần các đồi trong vùng. Sau đó, thực dân Anh có mặt tại Ấn Độ và tính tới việc mở rộng trồng và xuất cảng cà phê.

Vào giữa thế kỷ XIX, bệnh rỉ sắt làm rụng lá cà phê xuất hiện tại Ấn Độ, ảnh hưởng đến cây cà phê nguồn gốc từ Ả Rập. Vào cuối năm 1860, nhiều nông trại thay thế cây Arabica bằng cây Robusta hoặc Liberica, loại giống kháng thể cao với bệnh rỉ sắt. Việc chuyển đổi một phần sang giống Robusta làm thay đổi cơ cấu chủng loại cà phê tại Ấn Độ và Robusta chiếm ½ diện tích cà phê cho đến ngày nay.

Hiện nay. Ấn Độ là nước sản xuất cà phê lớn thứ 6 thế giới, chiếm trên 4% sản lượng cà phê toàn cầu. Mặc dầu là một trong các nước đầu tiên sản xuất cà phê Arabica, hiện nay diện tích cà phê Robusta  khoảng 213.000 ha tại các vùng có độ cao 1.500 m so với mực nước biển

Nước này đã sản xuất và xuất khẩu khối lượng lớn cà phê với chất lượng ngày một cao. Cà phê Arabica và Robusta tại Ấn Độ được trồng riêng hoặc xen kẽ với các loại cây gia vị và hoa quả như tiêu, vanilla, cam, chuối...

Cà phê được trồng tại 3 khu vực khác nhau: (1) vùng truyền thống gồm các Bang miền Nam Karnataka, Kerala và Tamil Nadu, (2) vùng không truyền thống gồm các Bang Andhra Pradesh và Orissa mới phát triển và (3) vùng Đông Bắc bao gồm các Bang Assam, Manipur, Meghalaya, Mizoram, Tripura, Nagaland và Arunachal Pradesh.

Các giống cà phê

Kents là giống Arabica sớm nhất, được người một người Anh cùng tên lựa chọn và trồng vào khoảng năm 1920 và phổ biến đến năm 1940. Hiện nay, giống này được trồng với diện tích không lớn vì dễ bị nhiệm bệnh gỉ sắt. S.795 được coi là giống Arabica phổ biến nhất trong những năm 1940 với năng suất cao, hạt to, chất lượng cao và kháng bệnh gỉ sắt cao.

Cauvery với tên gọi phổ thông Catimor, là phối giống của “Caturra” và “Hybrido-de-Timor”. Giống này có năng suất cao và chất lượng rất tốt. Sln.9 là giống lai giữa cà phê Arabica của Ethiopia “Tafarikera” và “Hybrido-de-Timor”. Cà phê này có chất lượng hạt và năng suất rất cao và đã được giải thưởng “Fine Cup Award” của Hội đồng Cà phê Ấn Độ năm 2002.

Sản xuất

Tại Ấn Độ, sản lượng và mức tiêu thụ cà phê trong nước qua các năm đều tăng. Cà phê là một trong những cây công nghiệp mang lại thu nhập cao cho người nông dân và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước. Vùng truyền thống gồm các Bang miền Nam là Karnataka, Kerala và Tamil Nadu được coi là chủ lực của ngành cà phê Ấn Độ, Tuy nhiên, do vị trí quan trọng và lợi ích kinh tế mang lại, cà phê được trồng ngày càng nhiều ở các vùng không truyền thống.

Ấn Độ hiện đang là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới với lượng cà phê cung cấp mỗi năm cho thị trường thế giới chiếm khoảng 4% sản lượng cà phê toàn thế giới. Trong năm 2009, tiêu thụ cà phê trên thế giới tăng 2,4%, còn lượng cà phê tiêu thụ tại Ấn Độ cũng tăng đáng kể do lượng tiêu thụ cà phê tại các thành phố tăng nhanh.

Diện tích trồng cà phê tại Ấn Độ

                                                                                           Đơn vị: ha

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ

Diện tích cà phê Robusta vẫn giữ mức trên 200.000 ha từ 10 năm trở lại đây, trong khi diện tích cà phê Arabica tăng từ 178.000 ha năm 2005/06 và chạm mức 201.000 ha vào năm 2011/12. Đến nay, diện tích 2 loại cà phê là tương đương nhau.

Diện tích trồng cà phê tính theo khu vực tại Ấn Độ

                                                                                                Đơn vị: ha

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ

Năm 2008/09, Ấn Độ đã sản xuất được 262.000 tấn cà phê. Và năm 2011/12 đã đạt 314.000 tấn. Năm 2015/16, sản lượng đạt mức cao là 348.000 tấn do thời tiết thuận lợi và giá cà phê tốt trên thị trường thế giới.

                                Sản lượng cà phê của Ấn Độ

              Đơn vị: tấn

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ

Điều chú ý là, dù diện tích cà phê Robusta và Arabica bằng nhau, nhưng sản lượng Robusta hơn gấp đôi sản lượng Arabica. Dự báo mùa mưa 2017/18 thuận lợi nên sản lượng cà phê tại Ấn Độ sẽ tăng trở lại.

Sản lượng cà phê tính theo khu vực tại Ấn Độ năm 2015 – 2016

                                                                                               Đơn vị: tấn

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Ấn Độ

(Xem tiếp phần 2)

* Nguyên Tham tán thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

Nguồn:

Cùng chuyên mục