Sáng kiến của Ấn Độ: Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế
Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA) được Thủ tướng Ấn Độ Modi và Cựu Tổng thống Pháp Hollande đề xuất ngày 30/11/2015, tại phiên họp thứ 21 của Hội nghị các Bên về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP-21) ở Paris.
Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA) được Thủ tướng Ấn Độ Modi và Cựu Tổng thống Pháp Hollande đề xuất ngày 30/11/2015, tại phiên họp thứ 21 của Hội nghị các Bên về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP-21) ở Paris. Tiếp theo đó, vào ngày 11/3/2018, Ấn Độ đã đưa thế giới bước vào một kỷ nguyên mới của những nỗ lực đa phương cùng có lợi khi khánh thành Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế tại New Delhi với sự chứng kiến của Thủ tướng Narendra Modi, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với hơn 20 nguyên thủ quốc gia khác. Đây là điển hình cho mô hình hợp tác Bắc-Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất lợi đe dọa sự tồn tại của loài người. Tuy Hiệp ước về biến đổi khí hậu bị đe dọa với việc Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước, nhưng Mỹ đã trở thành thành viên của Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế và ca ngợi sáng kiến này của nhà lãnh đạo Ấn Độ.
Mặc dù Ấn Độ đã khởi động Sứ mệnh Mặt trời vào năm 2010 nhưng đến ngày 30/11/ 2015, Ấn Độ và Pháp mới bắt tay vào sáng kiến ISA với Tuyên bố Paris. Tuyên bố ủng hộ đề xuất của Ấn Độ về việc thành lập Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế như một nền tảng chung để hợp tác giữa các quốc gia giàu tài nguyên năng lượng mặt trời nằm hoàn toàn hoặc một phần giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Hơn 89 quốc gia đã ký Hiệp định khung ISA và 72 quốc gia đã phê chuẩn vào giữa năm 2020. Úc, Bangladesh, Cuba, Pháp, Ghana, Ấn Độ, Papua New Guinea, Sudan, Sri Lanka, Togo, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Venezuela nằm trong số những quốc gia đã phê chuẩn hiệp định. ISA đã được Liên hợp quốc công nhận quy chế Hiệp ước đa phương có hiệu lực vào ngày 6/12/2020. Tất cả các nước thành viên phải phối hợp hành động để đáp ứng các yêu cầu về tài chính cũng như chuyển giao công nghệ, và nâng cao năng lực để mang năng lượng mặt trời với giá cả phải chăng tới cho tất cả mọi người. Trụ sở chính của Liên minh đặt tại thành phố Gurgaon, bang Haryana, Ấn Độ. Các dự án và cách tiếp cận tập trung hy vọng sẽ được triển khai với tốc độ phù hợp để đạt được các mục tiêu như mong muốn.
ISA đặt mục tiêu triển khai 1000 GW công suất điện mặt trời. Tuy nhiên, để mang lại nguồn năng lượng sạch và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người, ISA sẽ cần khoản đầu tư ước tính 1000 tỷ USD cho đến năm 2030, đây là một nhiệm vụ to lớn nhưng thể hiện tầm nhìn đúng đắn. Tổng thống Pháp Macron đã công bố khoản tài trợ 700 triệu Euro cho các mục tiêu của Liên minh. Ấn Độ cũng đã cấp gần 2 tỷ USD để tài trợ cho các dự án năng lượng mặt trời từ Quỹ phát triển châu Phi, và đã có một số dự án của Ấn Độ đã được hoàn thành hoặc đang trong quá trình triển khai trên lục địa đen. Tại hội nghị thành lập ISA, Thủ tướng Narendra Modi nhấn mạnh: Con đường tiến tới khai thác năng lượng tái tạo bao gồm cả việc làm cho công nghệ năng lượng mặt trời có giá cả phải chăng đối với tất cả các quốc gia, nâng cao tỷ trọng điện năng tạo ra từ tế bào quang điện trong hỗn hợp năng lượng, quy định khung và tiêu chuẩn, hỗ trợ tư vấn cho các dự án năng lượng mặt trời có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng và tạo ra mạng lưới các trung tâm.
Trong bài phát biểu nhậm chức, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã công bố cam kết của Ấn Độ trong việc mở rộng hạn mức tín dụng trị giá gần 1,4 tỷ USD, cho 27 dự án tại 15 quốc gia. Sáng kiến này đã được các Quốc gia sáng lập Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế và các quốc gia hưởng lợi đánh giá cao. Đây thực sự là một trong những cam kết tài trợ lớn nhất cho các dự án năng lượng mặt trời trên thế giới. Các dự án ở 15 quốc gia này sẽ bao gồm thiết lập các nhà máy điện mặt trời, sử dụng lưới điện nhỏ và không nối lưới, thủy lợi, điện khí hóa nông thôn, chiếu sáng đô thị, điện mặt trời cho cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm y tế, bệnh viện, trường cao đẳng, trường học, cơ sở chính phủ, thấp gia đình thu nhập v.v.
Ấn Độ đã và đang đa dạng hóa các nguồn năng lượng của mình từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Tỷ trọng năng lượng tái tạo của Ấn Độ tăng đáng kể, và nước này có kế hoạch sản xuất 175 GW trong đó 100 GW sẽ từ năng lượng mặt trời vào năm 2022. Trong năm 2017, Ấn Độ đã sản xuất trên 20 GW năng lượng mặt trời, mức tăng trưởng cao nhất gần 140% so với các nước trên thế giới trong lĩnh vực này. Công suất năng lượng tái tạo ở Ấn Độ đã tăng từ 39 GW lên 63 GW trong hai năm qua (2019-2020). Để sử dụng hiệu quả các thiết bị tiết kiệm năng lượng và bổ sung cho việc sản xuất năng lượng mặt trời, Ấn Độ đã phân phối 280 triệu bóng đèn LED trong ba năm qua (2018-2020), giúp tiết kiệm 2 tỷ USD và 4 GW điện. Thành phố Diu, bang Gujarat, Ấn Độ đã trở thành nơi đầu tiên của Ấn Độ hoàn toàn dùng năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế nhất định cần được khắc phục bằng khung chính sách năng động nhằm giải quyết lợi ích hợp pháp của nhà thi công, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các nhà thi công và nhà sản xuất muốn rút lại việc áp thuế 5% đối với năng lượng mặt trời, cũng như đề xuất tăng thuế đối với các tấm pin quang điện nhập khẩu. Ngoài việc khả năng cạnh tranh về chi phí còn chưa cao, tổn thất truyền dẫn và phân phối (T&D) cao, những vấn đề còn cần phải xử lý là các nhà sản xuất pin PV tập trung vào thị trường xuất khẩu hơn là địa phương, đất đai sẵn có, cơ cấu trợ cấp phức tạp, pin lưu trữ, sự chồng chéo của nhiều cơ quan chính phủ, vấn đề tài chính, công nghệ, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) còn thấp, v.v.. Tất cả những vấn đề trên hiện cản trợ việc sản xuất điện mặt trời trên quy mô thực tế và theo mong muốn.
Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA) đã thể chế hóa thành công Giải thưởng ISA Solar để công nhận các nhà khoa học và tổ chức xuất sắc trong việc cung cấp năng lượng mặt trời giá cả phải chăng, đáng tin cậy và bền vững. Bất chấp tác động của đại dịch Covid, ISA Solar Award 2020 đã được công bố để vinh danh những người đạt được ISA, những nhà đổi mới và sáng chế. Ấn Độ đã được bầu lại làm Chủ tịch ISA vào năm 2020.
Covid -19 đã dạy chúng ta bài học tập trung vào 3H - Sức khỏe (Health), Nghèo Đói (Hunger) và Môi trường sống (Habitat). Cả ba vấn đề này đều liên kết với nhau thông qua năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và tích hợp chặt chẽ với mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình Gặp gỡ Mặt trời lần thứ 31 được lên kế hoạch vào ngày 20/1/2021, tập trung vào việc thiết lập điện mặt trời trong các ngôi làng nông thôn tại các quốc gia thuộc Liên minh ISA.
Tác giả: Anil Trigunayat là cựu Đại sứ Ấn Độ tại Jordan, Libya và Malta và là nghiên cứu viên cao cấp của Quỹ Quốc tế Vivekananda.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ và Anh nối lại đàm phán FTA vào năm 2025
Kinh tế 03:00 20-11-2024
Ấn Độ và Mexico: Đầu tư, thương mại và những con đường hợp tác
Kinh tế 10:00 30-10-2024
Rào cản ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế ở Ấn Độ
Kinh tế 10:00 26-08-2024
Vietnam Airlines, Innovation India seal MoU for collaboration
Kinh tế 10:00 31-07-2024
Tạo cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ
Kinh tế 09:00 19-07-2024