Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sự ổn định của Việt Nam: những thành tựu về kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại dưới sự lãnh đạo giàu kinh nghiệm

Sự ổn định của Việt Nam: những thành tựu về kinh tế - xã hội và chính sách đối ngoại dưới sự lãnh đạo giàu kinh nghiệm

03:51 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc thành công vào ngày 1/2/2021 với sự tái đắc cử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho nhiệm kỳ thứ ba, một trường hợp đặc biệt. Theo quy trình, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới, và bầu chọn 18 ủy viên Bộ Chính trị. Vài tháng sau, sẽ có những đề cử ứng cử viên cho các chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội, và Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu những vị trí này trong năm 2021. Trên thực tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước từ năm 2018 và sẽ tiếp tục đảm trách vị trí này cho đến khi tìm được người kế nhiệm.

Như tôi đã nói trước đây, cần phải nhớ rằng Đại hội này được tổ chức vào một thời điểm đặc biệt trong lịch sử. Việt Nam ngày nay đang ở một điểm mốc. Trong vài năm qua, quốc gia này đã nhận được sự quan tâm chưa từng có của quốc tế do tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng được hỗ trợ bởi việc tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế Đổi mới, và sự sẵn sàng trong việc tuân thủ các quy tắc quốc tế và cải thiện hội nhập với cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực đáng kể dưới sự lãnh đạo của Đại hội Đảng lần thứ XII với những cải cách sâu rộng và Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố quan trọng trong sự ổn định và thịnh vượng của Đông Nam Á trong khuôn khổ ASEAN.

Đồng thời, cũng như các quốc gia khác, những tiến bộ vượt bậc của công nghệ và những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội đặt ra những thách thức đáng kể. Môi trường bên ngoài vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cho Việt Nam, điển hình là việc Trung Quốc rất hiếu chiến ở Biển Đông, và chính quyền mới ở Mỹ gây ra một số phức tạp với các hàm ý chính sách đối nội và đối ngoại đối với Việt Nam. Để giải quyết những vấn đề phức tạp này, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chọn sự ổn định đối với các vấn đề nhân sự và lãnh đạo. Thực tế, đây là lý do mà Trung ương Đảng giới thiệu một số trường hợp đặc biệt để tái cử vào các chức danh lãnh đạo lần này. Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được coi là một tay súng vững vàng có thể dẫn dắt Việt Nam qua những thời điểm phức tạp.

Hơn nữa, việc thông qua Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII có cách tiếp cận cân bằng đối với sự phát triển của Việt Nam. Mặc dù đánh giá cao những tiến bộ đạt được trong 35 năm Đổi mới và nhất trí rằng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, và chưa bao giờ đất nước Việt Nam có được sức mạnh, tầm vóc và uy tín trên trường quốc tế như hiện nay, nhưng Việt Nam cũng thừa nhận việc phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, một số mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 còn thiếu khả năng tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại như kỳ vọng.

Đồng thời, Nghị quyết cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể cho Việt Nam là đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp theo hướng hiện đại và vươn lên thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại và có mức thu nhập trung bình khá; và đến năm 2045, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tròn 100 tuổi, đất nước này sẽ trở thành nước phát triển, có mức thu nhập cao.

Nói tóm lại, điều mà Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh là mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây, nhưng cần phải làm nhiều hơn nữa để hiện thực hóa tiềm năng của đất nước và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Và trong một môi trường phức tạp, ổn định - cùng với cải cách - là khẩu hiệu cũng như sự ổn định ở Việt Nam chắc chắn sẽ là một động lực tốt cho Đông Nam Á và giúp khu vực này củng cố các quy tắc quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) - sự thịnh vượng kinh tế khu vực, ví dụ như RCEP và nhiều hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, cũng như quá trình hội nhập khu vực, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Tác giả: Rudroneel Ghosh, báo Thời báo Ấn Độ

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://timesofindia.indiatimes.com/blogs/talkingturkey/vietnam-plugs-for-stability-country-looks-to-preserve-and-expand-socio-economic-and-foreign-policy-gains-with-experienced-leadership/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article 

Nguồn:

Cùng chuyên mục