Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thành tựu hợp tác quốc phòng, an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam (Phần 1)

Thành tựu hợp tác quốc phòng, an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam (Phần 1)

03:31 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Thành tu hp tác quc phòng, an ninh gia n Đ và Vit Nam

Thiếu tướng Vinod Anand*

“Chúng tôi nhn thy rng nhng n lc đem li thnh vượng kinh tế cho người dân cn song hành vi nhng bin pháp bo v h. Vì thế, ngài Th tướng Vit Nam và tôi nht trí tăng cường tho thun v quc phòng và an ninh nhm nâng cao li ích chung ca chúng ta. Tho thun xây dng tàu tun tra ngoài khơi ký ngày hôm nay là mt trong nhng bước tiến đnh hình rõ ràng v vic hp tác quc phòng gia hai nước. Tôi cũng vui mng công b khon tín dng 500 triu USD cho Vit Nam nhm tăng cường hơn na hp tác quc phòng gia hai bên. Phm vi tho thun ký vài gi trước cho thy s đa dng và chiu sâu trong quan h hp tác ca chúng ta”.

Phát biểu của Thủ tướng Narendra Modi trong chuyến thăm Việt Nam vào ngày 03 tháng 9 năm 2016.

 

Nhìn li quá kh

Rõ ràng mối quan hệ quốc phòng mang tính chiến lược giữa hai quốc gia luôn diễn ra trong bối cảnh tăng cường quan hệ chính trị. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ chính trị, chiến lược và kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ luôn trên đà phát triển. Đặc biệt, sự hợp tác quốc phòng và an ninh đã trở nên đa dạng và đạt được những bước tiến rõ nét. Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nổi tiếng trong giới quân sự Ấn Độ mà còn với các nhà sử học và chính trị gia quân sự quốc tế. Tướng Giáp đã đánh bại đội quân tinh nhuệ và binh đoàn lính lê dương của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954, dẫn đến việc Pháp phải rời khỏi Đông Dương và chiến thắng này đã được cộng đồng quốc tế vinh danh. Những bài học quân sự từ sự thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954 vẫn được giảng dạy trong các học viện và viện nghiên cứu quân sự tại Ấn Độ. Việt Nam cũng đánh bại quân đội Mỹ vào năm 1975. Ngoài ra, quân và dân Việt Nam đã chống lại cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào năm 1979 và dạy cho họ một bài học.

Ấn Độ đi đầu trong việc hỗ trợ Việt Nam đánh đuổi thực dân và trong công cuộc đấu tranh xây dựng đất nước sau này. Ấn Độ từng giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ. Trong khi các quốc gia Đông Nam Á tiếp cận Ấn Độ từ năm 1967 về việc gia nhập ASEAN, Ấn Độ vẫn khá thờ ơ với lời đề nghị của họ vì những lý do liên quan đến tổng quan tình hình địa chính trị trong khu vực và Chiến tranh Lạnh vẫn diễn ra ở Đông Dương lúc bấy giờ. Ấn Độ được xác định đứng về phía Việt Nam và Nga, dù thuộc khối trung lập. Sau khi Việt Nam thống nhất, Ấn Độ ủng hộ chính sách của Việt Nam tại Campuchia, phản đối việc Trung Quốc ủng hộ chế độ Khmer Đỏ. Chính sách ủng hộ Việt Nam của Ấn Độ không hề suy giảm như với một số quốc gia Đông Nam Á khác. Điều này cho thấy, Ấn Độ coi trọng quan hệ với Việt Nam và Nga hơn là phát triển mối quan hệ với các nước ASEAN. Rõ ràng, chính sách của Ấn Độ mang tính địa chiến lược khi New Delhi lo ngại rằng, Trung Quốc sẽ mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực Đông Nam Á. Thực tế, điều đó tiếp tục thúc đẩy Ấn Độ mở rộng mối quan hệ chiến lược với Việt Nam trong trong 45 năm qua.

Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1990 là khoảng thời gian cho Ấn Độ có cái nhìn mới mẻ hơn về các chính sách của mình tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ấn Độ coi khu vực Đông Nam Á là vùng láng giềng mở rộng. Để phù hợp với các cải cách kinh tế trong nước, Ấn Độ công bố Chính sách Hướng Đông (LEP) vào năm 1992. Trong khi động lực ban đầu của LEP là hội nhập kinh tế với các nước láng giềng, trải qua thời gian, chính sách này cũng thu về những nội dung chiến lược. Do môi trường địa chiến lược và địa kinh tế thay đổi, Ấn Độ gia nhập ASEAN để mở rộng hợp tác về kinh tế, chính trị và chiến lược với các nước thành viên ASEAN.

Tuy nhiên, trong những năm Ấn Độ phát triển chiến lược mới ở Đông Nam Á, mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Việt Nam vẫn tiếp tục được tăng cường. Trong thực tế, những thay đổi sâu sắc trong môi trường chiến lược đã đưa Ấn Độ và Việt Nam xích lại gần nhau hơn nhờ những lợi ích và nhận thức chung về an ninh. Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Việt Nam ủng hộ chính sách tăng cường mối quan hệ với ASEAN của Ấn Độ và việc Ấn Độ tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Việt Nam cũng hỗ trợ các nỗ lực liên kết khu vực nhánh của Ấn Độ như Hợp tác Mekong Ganga thành lập năm 2000. Rõ ràng, đây là biểu hiện cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia đang chiếm lĩnh những sáng kiến Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Vn đ Bin Đông và mi quan h hp tác n Đ - Vit Nam

Sự nổi lên của Trung Quốc với những chính sách quyết liệt và hung hăng đã buộc các quốc gia trong khu vực tìm đến nhau và đối phó với những thách thức về an ninh. Tuyên bố vô lý của Trung Quốc về Biển Đông tạo ra một môi trường an ninh thiếu ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Cũng cần phải lưu ý rằng, tàu chiến Ấn Độ Airavat đã bị Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thách thức vào tháng 9 năm 2012 khi đi qua Việt Nam, việc này khẳng định Ấn Độ cần tăng cường hợp tác hàng hải và phối hợp với nhân dân Việt Nam. Việc Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ HD-981 vào tháng 5 năm 2014 trong vùng EEZ của Việt Nam, trên thực tế là thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn tương ứng với chính sách quyết liệt và hung hăng mà Trung Quốc đang theo đuổi ở Biển Đông.

Dù đã có phán quyết vào tháng 7 năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực Hague, Trung Quốc vẫn không từ bỏ chính sách mạnh bạo và quyết liệt đó. Việt Nam và các vùng bị ảnh hưởng khác đã tham gia cùng Trung Quốc về mặt song phương và đa phương nhằm tìm cách thoát khỏi tình trạng bế tắc. Về phần mình, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và đường bay, không cản trở thương mại dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, như phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Ấn Độ chủ trương các quốc gia nên giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và luôn kiềm chế tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoá hoặc gây tranh chấp leo thang, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định.

Ấn Độ đồng tình với Việt Nam về các vấn đề trên Biển Đông; mặc dù Trung Quốc phản đối Ấn Độ khai thác dầu trên vùng biển đặc quyền kinh tế, Ấn Độ vẫn tiếp tục việc này và, trên thực tế, việc khai thác đã được mở rộng đến một vùng biển khác.

Biển Đông là tuyến đường thủy quan trọng, nơi các tàu hải quân của Ấn Độ có thể đi vào Thái Bình Dương. Yêu sách của Trung Quốc trên vùng Biển Đông sẽ tác động trực tiếp đến Ấn Độ nếu Trung Quốc bắt đầu thực thi tuyên bố chủ quyền. Thứ hai, về mặt lịch sử và văn hóa, Biển Đông (và Đông Nam Á) là một phần dấu vết của nền văn minh Ấn Độ. Bất kỳ sự thống trị nào của Trung Quốc với Biển Đông cũng sẽ làm mai một không gian theo đuổi Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ. Do đó, mục tiêu của Ấn Độ là đảm bảo rằng, Biển Đông vẫn là "vùng biển chung” và sự cân bằng mới trong khu vực, sau giai đoạn chuyển đổi không đẩy chúng ta vào tình thế bất lợi nghiêm trọng. Th ba, Trung Quốc đang phát triển cơ sở vật chất quốc phòng trên vùng đất mới tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả các sân bay có thể hỗ trợ các máy bay quân sự lớn nhất, có khả năng làm cho việc đối phó với Hải quân và Không quân Trung Quốc càng trở nên khó khăn. Hải quân Trung Quốc từng nói đến năng lực "các vùng biển xa” với sự gia tăng hiện diện của tàu chiến Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương.

Xét về địa chiến lược, Ấn Độ và Việt Nam phụ thuộc nhiều vào biển về mặt kinh tế. Vị trí địa lý trao cho hai nước trách nhiệm bảo vệ các tuyến đường vận chuyển quốc tế ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông. Chiến lược quân sự hàng hải của Ấn Độ năm 2015 cũng như các phiên bản trước đó vào năm 2007 đã mô tả Biển Đông như một khu vực lợi ích chiến lược đối với Ấn Độ. New Delhi có liên quan trong tiến trình phát triển an ninh ở Biển Đông và, do đó, cần phải tăng cường mối quan hệ bền chặt về chính trị và an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam. (Xem tiếp phần 2)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch


* Thiếu tướng Vinod Anand, Học giả cao cấp, Quỹ quốc tế Vivekananda, New Delhi, India

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục