Trung Quốc ca ngợi bài phát biểu của Modi tại Davos chống lại chủ nghĩa bảo hộ
Trung Quốc hôm thứ Tư đã hoan nghênh bài phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2018, khi ông Modi mô tả chủ nghĩa bảo hộ cũng “nguy hiểm như khủng bố”, và Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến việc tăng cường hợp tác với Ấn Độ để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
Ông Modi là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh thường niên WEF tại Davos trong hai thập kỷ qua. Tại diễn đàn này, ông đã nói về những mối quan ngại nghiêm trọng mà thế giới phải đối mặt, bao gồm khủng bố và biến đổi khí hậu.
Ông cho rằng, “Nhiều quốc gia đang tập trung vào bên trong nước mình và toàn cầu hóa đang bị thu hẹp lại. Không thể đánh giá các xu hướng này có nguy cơ thấp hơn khủng bố hay biến đổi khí hậu”.
Trong một cuộc họp báo tại Diễn đàn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hua Chunying, phát biểu: “Tôi nhận thấy rằng, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã đưa ra một số nhận xét về chủ nghĩa bảo hộ và nhận xét của ông cho thấy, toàn cầu hóa là xu hướng thời đại và phục vụ lợi ích của tất cả các nước bao gồm cả các nước đang phát triển, chống lại chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa”.
Bà cũng nói rằng, Trung Quốc muốn hợp tác với Ấn Độ và các nước khác để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa vì lợi ích của tất cả các nước.
Những lời bình luận bất ngờ của bà được đưa ra trên các phương tiện truyền thông chính thức sau bài phát biểu của Thủ tướng Modi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos ngày 23/1/2018 vừa qua, nơi mà ông gọi là chủ nghĩa bảo hộ cũng “nguy hiểm như khủng bố”.
Một số tờ báo như Global Times đã cho đăng bài phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Modi lên trang nhất.
Trung Quốc là một trong những đối tượng được hưởng lợi lớn nhất từ toàn cầu hóa, đã nổi lên như một nhà máy của thế giới trong ba thập niên qua, đưa tốc độ tăng trưởng GDP của nước này lên hai con số trong nhiều năm với xuất khẩu đến tất cả các nơi trên thế giới.
Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đây cũng là chủ đề chính của bài phát biểu tại Davos của Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, vào năm ngoái.
Bà Hua tuyên bố, “Trung Quốc muốn tăng cường phối hợp và hợp tác với tất cả các nước trong đó có Ấn Độ để điều hành toàn cầu hoá kinh tế nhằm tạo ra lợi ích cho tăng trưởng kinh tế thế giới và phúc lợi của tất cả các nước”.
Trả lời câu hỏi mà bài phát biểu của Modi đã “lặp lại” bài phát biểu của Tập Cận Bình vào năm ngoái tại chính diễn đàn này, Hua cho biết, ông Tập kêu gọi đưa toàn cầu hóa theo hướng mở rộng hơn, toàn cầu, cân bằng và cùng giành chiến thắng.
Khi được hỏi liệu quan điểm chung của Ấn Độ và Trung Quốc trong việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ có thể giúp cải thiện mối quan hệ song phương căng thẳng, bà Hua nói: “Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng, Ấn Độ là một nước láng giềng lớn của Trung Quốc. Là hai quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới và hai nước láng giềng thân cận, đương nhiên, chúng tôi luôn hy vọng rằng, chúng ta có thể duy trì sự phát triển vững chắc mối quan hệ song phương, phục vụ lợi ích của hai nước chúng ta”.
Bà nói: "Chúng tôi mong muốn hợp tác với Ấn Độ để thúc đẩy sự giao lưu trao đổi và tin tưởng giữa đôi bên, giải quyết đúng đắn những khác biệt giữa chúng ta và đảm bảo sự phát triển vững chắc của mối quan hệ song phương”.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024