Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ làm việc với tập đoàn sách DK, Ấn Độ
Ngày 11 tháng 11 năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã làm việc với ông Ramesh Mittal, Chủ tịch Tập đoàn sách DK của Ấn Độ.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ đã giới thiệu với ông Ramesh Mittal kho tư liệu với nhiều đầu sách tiếng Anh của Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ và sách ngoại văn của Trung tâm Thông tin Tư liệu Thư viện thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ông Ramesh Mittal đã giới thiệu về Tập đoàn sách DK. Tập đoàn đã có 50 năm hoạt động tại Ấn Độ, với tầm nhìn kết hợp hài hòa giữa các giá trị truyền thống của Ấn Độ và tinh thần hiện đại, được thể hiện cụ thể trong các dịch vụ chuyên nghiệp, được cá nhân hóa cao và mức độ hiệu quả cao nhất thông qua tự động hóa. Tập đoàn sách DK cung cấp sách, báo cho các thư viện Ấn Độ, và xuất khẩu sách tới Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu trên khắp thế giới.
Ông Ramesh Mittal mong muốn các học giả Việt Nam gửi bản thảo tới xuất bản tại Tập đoàn sách DK. Quy trình xuất bản tại Nhà xuất bản Bhumika Creations, thuộc Tập đoàn sách DK như sau:
Nhà xuất bản Bhumika Creations, là thành viên Tập đoàn sách DK nổi tiếng của Ấn Độ (www.dkagencies.com), sẽ xuất bản các bản thảo/sách bằng tiếng Anh/tiếng Hindi cho các Tổ chức & Tác giả từ Việt Nam và đưa sách ra thị trường thế giới.
Các tổ chức/Tác giả quan tâm đến việc xuất bản tác phẩm của họ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hindi có thể liên hệ với Nhà xuất bản Bhumika Creations info@bhumikacreations.com. Các bước thực hiện như sau:
Tác phẩm được viết bằng tiếng Anh/tiếng Hindi hoặc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh/tiếng Hindicó thể gửi bản thảo hoàn chỉnh qua email; hoặc
một bản tóm tắt chi tiết + 3 chương; cho biết tổng số từ trong toàn bộ bản thảo.
Lý lịch khoa học của tác giả và giới thiệu về cơ quan gửi bản thảo.
Trong khi gửi những tài liệu nêu trên, cần ghi rõ:có cần thuê biên tập viên chuyên nghiệp chỉnh sửa thêm hay không?
ngôn ngữ sử dụng trong bài viết là tiếng Anh kiểu Anh hay kiểu Mỹ (tránh dùng lẫn cả hai)?
tổ chức/tác giả sẽ mua bao nhiêu bản sách từ nhà xuất bản?
có chú thích, tài liệu tham khảo và/hoặc bảng thuật ngữ hay không?
có bảng, sơ đồ hoặc hình minh họa hay không?
nếu có bất kỳ thuật ngữ nào không phải tiếng Anh đã được sử dụng trong sách, cần kèm theo phần chú thích ý nghĩa của từng thuật ngữ đó.
Nhà xuất bản sẽ cần từ hai đến tám tuần để xem xét và xác nhận xem họ có thể xuất bản tác phẩm hay không.
Nhà xuất bản cũng sẽ báo giá số bản sách mà cơ quan/tác giả sẽ mua và chi phí chỉnh sửa, biên tập.
Nhà xuất bản sẽ nêu các mốc thời gian để cuối cùng phân phối sản phẩm đã xuất bản, phụ thuộc vào độ dày của bản thảo, các yếu tố kỹ thuật trong đó và việc chỉnh sửa và các yêu cầu khác.
Cùng với đó, một biểu mẫu lý lịch khoa học của tác giả sẽ được Nhà xuất bản gửi qua email để Cơ quan/Tác giả điền vào và gửi lại cho nhà xuất bản.
Khi nhận được Lý lịch khoa học, Thỏa thuận xuất bản song phương hoặc ba bên, nếu có thể được yêu cầu, sẽ được nhà xuất bản gửi để các bên ký kết.
Sau khi Thỏa thuận xuất bản được ký kết, Nhà xuất bản sẽ tiếp tục hoàn thiện bản thảo.
Nhà xuất bản sẽ mong nhận được ý tưởng thiết kế bìa từ Cơ quan/Tác giả để nhà thiết kế đảm nhận việc này.
Nhà xuất bản yêu cầu bản mô tả ngắn về cuốn sách, về tác giả, lời cảm ơn, lời nói đầu, lời tựa.
Nếu cần chỉnh sửa, phiên bản đã chỉnh sửa sẽ được gửi đến Cơ quan/Tác giả để phê duyệt/điều chỉnh.
Trường hợp không cần chỉnh sửa hoặc đã được duyệt bản chỉnh sửa, sách hoàn chỉnh sẽ được dàn trang và gửi email duyệt.
Số bản sách sẽ được in theo thỏa thuận.
Cơ quan/Tác giả sẽ nhận được số lượng bản sách như đã thỏa thuận.
Các tùy chọn thanh toán sẽ được làm rõ trong “Thỏa thuận xuất bản”. Nhà xuất bản có thể yêu cầu một số tiền tạm ứng.
Nhà xuất bản sẽ chịu trách nhiệmđăng ký mã số sách (ISBN);
gửi số bản sách theo luật định tới lưu tại các thư viện có liên quan ở Ấn Độ;
quảng bá và tiếp thị cuốn sách ra thế giới thông qua nhiều kênh;
đặt sách để trưng bày tại các hội chợ sách, trực tiếp quảng bá hoặc thông qua các nguồn khác;
đảm bảo rằng sách luôn có trong kho của Nhà xuất bản cho đến khi bán hết.
Chú thích ảnh: Ông Ramesh Mittal thăm thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nguồn:
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục