Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tự do, Phân phối và Làm việc tại nhà: Hàm ý của những nghiên cứu của Ăng-ghen trong đại dịch Covid-19

Tự do, Phân phối và Làm việc tại nhà: Hàm ý của những nghiên cứu của Ăng-ghen trong đại dịch Covid-19

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu “Tự do, Phân phối và Làm việc tại nhà: Hàm ý của nghiên cứu của Ăng-ghen trong đại dịch Covid-19” của tác giả Saayan Chattopadhyay, Đại học Baruipur College, Kolkata, Ấn Độ và tác giả Sushmita Pandit, Trường Truyền thông Tương lai Future Media School, Kolkata, Ấn Độ. Bài nghiên cứu này đăng trong tạp chí Truyền thông, Chủ nghĩa tư bản và Phê phán (TripleC), số đặc biệt kỳ niệm 200 năm ngày sinh Ăng-ghen, xuất bản trên mạng ngày 27/11/2020, và sẽ ra mắt bản in vào tháng 1/2021.

03:33 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tóm tắt: Mục đích của bài báo này là tìm hiểu phương thức làm việc mới xuất hiện gần đây – làm việc tại nhà – bằng những luận điểm trong các tác phẩm của Ăng-ghen (Friedrich Engels). Trong bối cảnh ngày càng có nhiều cuộc tranh luận về làm việc tại nhà, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19, bài nghiên cứu này xem xét một số văn bản của Friedrich Engels để hiểu các vấn đề về phân phối, tự do, sự cần thiết và công việc. Ý tưởng làm việc tại nhà trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, với khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hạn chế, không gian làm việc tại nhà không đầy đủ và điều kiện làm việc bấp bênh. Tuy nhiên, mạng kỹ thuật số và các thiết bị đóng vai trò quan trọng trong những điều kiện này và thường đưa ra lời hứa về “sự tự do mới” và tính linh hoạt. Đây không những chỉ là phương thức làm việc mới của tầng lớp trung lưu, mà còn hàm chứa nhiều khía cạnh khác của công việc và lao động phát sinh khi làm việc tại nhà trong những thời điểm kinh tế và xã hội bị gián đoạn đột ngột. Phương thức tổ chức sản xuất kiểu mới, được chủ nghĩa tư bản hỗ trợ, đã giúp hình thành quan hệ sản xuất mới, kèm theo những khó khăn, thách thức kiểu mới. Trong bối cảnh đó, tư tưởng của Ăng-ghen về tự do, công việc và điều kiện của giai cấp công nhân ngày càng trở nên phù hợp để giúp chúng ta hiểu được những thay đổi này, đặc biệt là ở quốc gia đang phát triển theo chủ nghĩa tân tự do như Ấn Độ trong giai đoạn phong tỏa toàn quốc.

1. Giới thiệu

Đại dịch coronavirus mới hay Covid-19 đã tạo ra một tình huống chưa từng có trong hầu hết các lĩnh vực. Ngay từ những ngày đầu của đại dịch, cả các quốc gia phát triển và đang phát triển đều đặc biệt dễ bị tổn thương và thường không đủ năng lực trong cuộc chiến chống lại vi rút. Đại dịch có tác động ngày càng phức tạp trên nhiều lĩnh vực ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Bangladesh và Châu Phi. Theo Jean-Luc Nancy và Jean-François Bouthors (2020), vi rút này trở nên đặc biệt bởi tính chất mới mẻ và tốc độ lây truyền của nó. Chúng ta còn chưa hết ngạc nhiên về phương thức hoạt động của nó đối với sinh vật, và trên hết, nhiều người lây nhiễm là những người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng. Tất cả những điều này đặt chúng ta vào một tình huống vô cùng bất định. Đại dịch cũng chứng minh nhân loại phải dựa vào nhau, không một quốc gia nào, dù lớn mạnh và hùng cường đến đâu, có thể tự mình dập tắt cả đại dịch.

Loại vi-rút này dường như có mang bản tính giai cấp, vì ban đầu nó lây lan trong nhóm những cá nhân đã đi du lịch quốc tế. Hơn nữa, những trường hợp được xác nhận dương tính đầu tiên chủ yếu sống ở khu vực thành thị, trong các tầng lớp giàu có, và sau đó mới dần lan ra các vùng nông thôn và người nghèo. Một bản tin đã viết: “Khi bệnh lan đến các thị trấn công nghiệp ở miền trung Mexico, vùng cát sa mạc phủ rộng khắp miền bắc Nigeria và những khu lều lán giữa trung tâm thương mại Mumbai của Ấn Độ, Covid-19 được đặt một cái tên khác, đó là “bệnh của người giàu” (Bengali và cộng sự, 2020). Hơn nữa, như Fuchs (2020) giải thích, trong cuộc khủng hoảng do vi-rút corona: “mỗi ngôi nhà đã trở thành siêu pháo đài nơi diễn ra mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày”. Các không gian xã hội và địa điểm diễn ra các lĩnh vực như công việc, giáo dục, không gian công cộng, không gian riêng tư đều hội tụ trong ngôi nhà. Do đó, việc phân bổ thời gian và tổ chức cuộc sống hàng ngày trở nên cực kỳ khó khăn đối với những cá nhân bị quá tải khi phải tung hứng “quá nhiều vai trò xã hội cùng một lúc ở một địa điểm” (tr.379). Do đó, đại dịch trầm trọng hóa một số vấn đề của chủ nghĩa tư bản, và đây chính là thời điểm chín muồi để xem xét các vấn đề sâu xa của chủ nghĩa tư bản, giá trị, phân chia giai cấp, quan hệ sản xuất đã có những thay đổi như thế nào, từ đó để thấy chủ nghĩa tư bản đã biến thể ra sao. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này giới hạn phạm vi thảo luận là bàn về làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch, đối chiếu với những tài liệu do Ăng-ghen (Friedrich Engels) viết để hiểu các khái niệm về việc làm, gia đình, tự do và sự cần thiết đã được định nghĩa lại như thế nào trong khuôn khổ những tri thức về quyền lực và đấu tranh của chủ nghĩa Mác.

Bài nghiên cứu này bắt đầu từ giả định rằng: “công nghệ truyền thông kỹ thuật số đã không biến đổi xã hội của chúng ta theo cách thay đổi bản chất cơ bản của nó. Do đó, chúng ta có thể và nên phân tích chủ nghĩa tư bản đương đại bằng các phạm trù lý thuyết và phân tích đã được thiết lập từ trước. Thứ hai là, các công nghệ truyền thông kỹ thuật số có liên quan đến sự chuyển đổi căn bản trong chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại, hình thành lại và cập nhật các phạm trù trong chủ nghĩa Mác của chúng ta để giải thích cho những thay đổi này” (Fuchs và Fisher 2020, tr.3).

Trong phần đầu tiên, bài nghiên cứu tập trung vào các phương pháp làm việc tại nhà mới của tầng lớp trung lưu và tầng lớp trên trung lưu đang làm việc và được trả lương. Mặc dù làm việc tại nhà dường như là một chính sách có lợi cho các chuyên gia, nhưng vẫn có một số câu hỏi dai dẳng và khó khăn cần được giải quyết để hiểu rõ điều kiện của giai cấp lao động trong đại dịch. Rút ra từ khái niệm của Ăng-ghen về phân phối và các điều kiện vật chất của sự tồn tại, chúng tôi lập luận rằng, vấn đề chính của làm việc tại nhà là khủng hoảng về phân phối không đồng đều. Phần thứ hai đề cập đến những diễn ngôn coi làm việc tại nhà là một chiến thắng, tạo ra sự tự do và linh hoạt hơn. Đối chiếu với tư tưởng của Ăng-ghen trong tác phẩm Chống Đuyrinh (Anti-Dühring) (xuất bản năm 1878), bài nghiên cứu này đặt câu hỏi về sự tự do, đó là tự do khỏi cái gì và tự do cho ai. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, người lao động làm việc tại nhà trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin hoặc các công ty phần mềm, giống như bất kỳ người lao động nào khác, không được tự do, mà bị kiểm soát “bởi chính đối tượng mà chính nó phải kiểm soát” (Ăng-ghen 1878, tr.106). Do đó, quyền tự do mà các chuyên gia phần mềm hoặc CNTT làm việc tại nhà được hưởng rõ ràng là quyền tự do tiêu cực. Phần thứ ba đề cập đến cuộc khủng hoảng của lao động nhập cư và nhấn mạnh vấn đề về sự đối lập giữa nơi làm việc và gia đình của những người lao động này. Chúng tôi xác định các điểm tương đồng với phản đề về thành phố và đất nước mà Ăng-ghen đã nói đến trong loạt bài báo của ông về chủ đề Câu hỏi về nhà ở năm 1872.

2. Tổng quan vấn đề làm việc tại nhà và tầng lớp trung lưu được trả lương

Ý tưởng làm việc tại nhà chủ yếu được áp dụng trong một cộng đồng cụ thể, đó là tầng lớp trung lưu, hoặc tầng lớp trên tầng lớp trung lưu, đang làm việc và được trả lương[1]. Việc phong tỏa kéo dài và bắt buộc phải ở nhà đã khởi xướng nhiều loại công việc hoạt động tại nhà kéo dài trong nhiều tháng. Một trong những công ty lớn đầu tiên tuyên bố cho nhân viên làm việc tại nhà cho đến giữa năm là Google. Công ty mẹ của Google là Alphabet Inc. đã không chỉ áp dụng quy định làm việc tại nhà cho nhân viên tại Mỹ, mà còn mở rộng phạm vi áp dụng cho nhân viên làm việc tại Google Ấn Độ, Brazil và Vương quốc Anh (Copeland và Grant, 2020). Bên cạnh đó, Twitter thông báo rằng, họ có thể cân nhắc cho phép nhân viên làm việc tại nhà “mãi mãi”. Tương tự, Facebook cũng đã thông qua quy định làm việc tại nhà, và tuyên bố rằng, họ đang có kế hoạch cho phép một nửa số nhân viên làm việc tại nhà vào năm 2030 (Sandler, 2020).

Tại Ấn Độ, quốc gia được coi là một trong những quốc gia được nhiều công ty đa quốc gia chọn làm nơi mở văn phòng vì tính hiệu quả về chi phí, và Ấn Độ đang đảm nhận theo dạng thuê ngoài khoảng 65% công việc CNTT của thế giới. Hầu hết các công ty công nghệ thông tin lớn công bố các chính sách làm việc tại nhà từ khi đại dịch bùng phát. Từ tháng 4/2020 trở đi, hầu hết các công ty công nghệ thông tin có trụ sở tại Ấn Độ bắt đầu công bố chính sách làm việc tại nhà (PTI, 2020). Tata Consultancy Services (TCS) là một trong những công ty Ấn Độ đầu tiên thông báo cho nhân viên làm tại nhà, và tuyên bố rằng, trong vòng năm năm tới, 75% số nhân viên của TCS trên toàn cầu sẽ làm việc lâu dài tại nhà (Khetrapal, 2020). Sau đó, Infosys, một tập đoàn đa quốc gia của Ấn Độ chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và gia công phần mềm đã thông báo rằng, hơn 30% nhân viên của công ty sẽ thường xuyên làm việc tại nhà, ngay cả trong tình huống hậu Covid (ET, 2020). Theo báo cáo của tờ Thời báo kinh tế (ET), năm công ty CNTT hàng đầu ở Ấn Độ là TCS, Infosys, HCL Tech, Wipro và Tech Mahindra có hơn 1,1 triệu nhân viên nhận lương trong quý 2 năm 2020, hơn 90% trong số đó, tương đương hơn một triệu người làm việc tại nhà (Srikanth, 2020).

Bên cạnh việc phải đối phó với đại dịch, lĩnh vực CNTT cũng đang chứng kiến một số thay đổi cơ cấu đáng kể do làm việc tại nhà. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Hyderabad (HYSEA), một số công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ đã hủy bỏ hợp đồng thuê mặt bằng văn phòng, vì họ đang cân nhắc thay đổi phương thức hoạt động sau khi bắt buộc phải làm việc tại nhà trong đại dịch Covid-19. Đối với hầu hết các công ty CNTT, chi phí cơ sở vật chất và thuê không gian làm việc chiếm tới 30% tổng chi phí, nên sự sắp xếp mới này được cho là có lợi cho cả hai bên (Maitreyi, 2020). Tương tự như vậy, các chuyên gia CNTT trẻ tuổi từ các tiểu bang khác đang phải thuê nhà trọ trong các thành phố có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà vì họ có thể làm việc tại nhà riêng từ quê hương (Aravind, 2020).

Mặc dù làm việc tại nhà nghe có vẻ là một lựa chọn thuận lợi cho một số chuyên gia, nhưng có một số vấn đề cấp bách và sâu xa cần được nhấn mạnh để hiểu rõ hơn về tình hình đại dịch. Fuchs (2014, chương 8) trong nghiên cứu điển hình của ông về lao động kỹ thuật số ở Ấn Độ, cho thấy rằng, các chiến lược chuyển sang chế độ làm việc trên mạng và thuê lao động IT thời vụ đã tổ chức không gian theo cách phân biệt chủng tộc để bóc lột lao động Ấn Độ theo cách “bị bóc lột, cá nhân hóa, phân tán, biệt lập, bấp bênh, không được công đoàn bảo vệ, và nhằm cải thiện sức lao động để chi phí tiền lương thấp và tối đa hóa lợi nhuận” (2014, tr.205). Hơn nữa, vì hầu hết các công ty CNTT đều làm các dự án thuê ngoài, giá trị do các công ty này tạo ra cuối cùng bị “tư bản phương Tây chiếm đoạt và sở hữu vốn tích lũy bằng cách bán phần mềm dựa trên việc tước đoạt giá trị do các kỹ sư phần mềm Ấn Độ tạo ra, tỷ lệ bóc lột cao được công bố ra” (tr. 211). Đã có nhiều nghiên cứu đã tập trung vào cấu trúc bóc lột ở cấp độ vĩ mô của các công ty phần mềm Ấn Độ. Chúng ta hãy tập trung vào khía cạnh cụ thể là làm việc tại nhà.

3. Phân phối và các điều kiện vật chất của làm việc tại nhà

Một trong những vấn đề lớn của việc làm việc tại nhà, đặc biệt là ở nước đang phát triển như Ấn Độ là việc tiếp cận hoặc phân phối không bình đẳng các thiết bị và dịch vụ cần thiết để tiến hành công việc tại nhà. Điều quan trọng cần đề cập là việc tiếp cận hoặc phân phối thiết bị và dịch vụ không bình đẳng không chỉ là máy tính cá nhân, webcam và điện thoại thông minh, mà còn cả các cơ sở hạ tầng cơ bản như điện không bị gián đoạn, khả năng tiếp cận nước sạch, phòng riêng hoặc không gian để làm việc, tính khả dụng của kết nối băng thông rộng[2]. Ăng-ghen (Friedrich Engels) nhắc nhở chúng ta rằng “[...] sự khác biệt về giai cấp xuất hiện khi có sự khác biệt về phân phối”, và sự phân biệt giữa người có đặc quyền và người bị tước quyền, người bóc lột và người bị bóc lột, kẻ thống trị và kẻ bị trị luôn được duy trì để các điều kiện có lợi cho giai cấp thống trị và bất lợi cho giai cấp bị thống trị vẫn tồn tại (Engels 1878, tr.136-137). Tuy nhiên, phân phối, Ph.Ăng-ghen nhấn mạnh, không chỉ đơn thuần là kết quả thụ động của sản xuất và trao đổi; đến lượt nó lại phản ứng với cả hai điều này (Engels 1878, tr.137). Chúng tôi tranh luận rằng, vấn đề chính của việc làm tại nhà là vấn đề phân bổ không đồng đều, ngay cả giữa tầng lớp trung lưu thành thị được trả lương.

Ban đầu, sự thiếu hụt nghiêm trọng các thiết bị làm việc tại nhà, nhưng việc mua sắm, tiêu thụ các thiết bị làm việc và cả đồ nội thất đã gia tăng nhanh chóng theo cấp số nhân, chủ yếu ở các khu vực thành thị (Mishra 2020)[3]. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, ai có khả năng mua sắm những sản phẩm và dịch vụ này? Như đã chỉ ra trong nhiều báo cáo, có sự khác biệt lớn về tiền lương và các lợi ích tài chính khác giữa những người làm công ăn lương ở Ấn Độ (GOI, 2019). Ngoại trừ một số công ty đa quốc gia, không có công ty hay cơ quan nào cấp máy tính xách tay riêng vafcasc phụ kiện khác cho người lao động, và họ cũng không cung cấp các khoản phụ cấp riêng cho việc mua đồ nội thất thích hợp hoặc để lắp đặt mạng Internet tại nhà. Các tập đoàn thường từ chối thanh toán hóa đơn tiền điện và Internet tăng thêm do làm việc tại nhà, ngay cả ở các nước phát triển (Collinson, 2020).

Bản thân phạm vi của ngôi nhà cũng gây khó khăn cho nhân viên phần mềm hoặc CNTT. Theo các chính sách về nhà ở, ở một mức độ nhất định, giá trị sử dụng của “ngôi nhà” được nâng cao khi nó trở thành địa điểm sản xuất vì giá trị sử dụng chỉ được tạo ra thông qua việc sử dụng hoặc tiêu dùng. Tuy nhiên, một số lượng đáng kể nhân viên hạng trung không có không gian làm việc riêng. Trên thực tế, các báo cáo được công bố trong thời gian đại dịch chỉ ra rằng, khoảng 41% hộ gia đình ở Ấn Độ chỉ có một phòng, hoặc không có phòng khách riêng, và thường có khoảng năm người ở chung những phòng như vậy (Jadhav, 2020). Theo báo cáo, khoảng 32%  hộ gia đình có hai phòng, tuy nhiên, chỉ có 47% hộ gia đình được sử dụng nước trong khuôn viên tòa nhà, và 42% không có điều kiện để tắm trong nhà của họ (Jadhav, 2020). Không chỉ tới khi đại dịch xảy ra thì những con số này mới được công bố, nó liên quan đến hướng dẫn của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, và hướng dẫn của Chính phủ Ấn Độ về kiểm dịch tại nhà, trong đó khuyên rằng: một người nên “tốt nhất là có một phòng riêng và có nhà vệ sinh riêng trong phòng” (GOI, 2020)[4]. Do đó, hiển nhiên là, khi một tỷ lệ đáng kể dân số thành thị ở Ấn Độ không có khả năng làm theo hướng dẫn về cách ly tại nhà, thì làm sao chúng ta có thể mong đợi có một nơi làm việc phù hợp tại gia đình cho phần lớn nhân viên CNTT. Do đó, đây là một vấn đề về phân phối, không chỉ phân phối hàng hóa và dịch vụ, mà còn về phân phối của cải, tài sản, tiện nghi cơ bản và dịch vụ gia đình[5].

Phân phối, theo giải thích của Marx (1857/1858, tr. 96) trong tác phẩm Grundrisse, có nghĩa là phân phối sản phẩm; do đó, nó “bị loại bỏ xa hơn và gần như không phụ thuộc vào sản xuất”. Tuy nhiên, ông nhanh chóng chỉ ra rằng, trước khi việc phân phối trở thành phân phối sản phẩm, thì trước hết, đó là phân phối tư liệu sản xuất, và thứ hai, nói cách khác, sự phân bổ của các cá nhân cụ thể giữa các loại hình sản xuất cụ thể, “tập hợp các cá nhân trong những quan hệ sản xuất xác định” (Marx 1857/1858, tr. 96). Vì sản xuất phải tiến hành từ việc phân phối cụ thể các tư liệu sản xuất, nên ở mức độ này, phân phối là tiền đề và là điều kiện tiên quyết của sản xuất. Rõ ràng là những “phân phối ban đầu là một yếu tố sản xuất” đầu tư thêm vào việc tăng tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh làm việc tại nhà, điều này tạo động lực thúc đẩy cơ cấu sản xuất tư bản chủ nghĩa.

4. Tự do tiêu cực và Cơ chế kiểm soát

Bây giờ chúng ta bàn đến ý tưởng về tự do. Nhiều diễn ngôn hùng biện thường khen ngợi rằng làm việc tại nhà mang lại sự tự do và linh hoạt hơn. Nhưng có thể hữu ích nếu bạn đặt câu hỏi tự do ở đây là tự do khỏi cái gì và tự do cho ai? Ngay cả trong bối cảnh các quốc gia phát triển, việc lướt qua các bài báo trên báo chí cũng chỉ ra những khó khăn không thể tránh khỏi khi làm việc tại nhà. Một bài báo như vậy đã viết:

Một giám đốc điều hành tại JPMorgan Chase & Co. nhận được tin nhắn không một chút áy náy từ các đồng nghiệp vào ban đêm và ngày nghỉ cuối tuần, bao gồm cả một yêu cầu phải làm việc vào Chủ nhật ngày Lễ Phục sinh. Một nhà thiết kế web tận dụng phòng ngủ để làm phòng làm việc đã phải đặt báo thức để tự nhắc giờ ăn trong ngày khi làm việc không ngừng nghỉ. Tại Intel Corp., một Phó Chủ tịch có 4 đứa con đã ghi nhật ký làm việc 13 giờ mỗi ngày khi vừa làm việc, vừa chăm con [...] bất kỳ ranh giới mong manh nào còn lại giữa công việc và cuộc sống riêng đã gần như hoàn toàn biến mất (Davis và Green, 2020).

Một cuộc khảo sát toàn cầu được thực hiện bởi một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo cá nhân chỉ ra rằng, trong thời gian làm việc ở nhà, nhân viên làm việc nhiều giờ hơn bình thường. Trong khi người Mỹ tăng ngày làm việc trung bình của họ lên gần 40%, Canada, Pháp, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh chứng kiến mức tăng hai giờ mỗi ngày (Meakin, 2020)[6].

Tại một công ty tư vấn chiến lược hàng đầu, một chuyên gia cho biết anh ta tham gia vào các cuộc gọi từ 8 giờ sáng cho đến 10 giờ tối và đôi khi muộn hơn, vì mọi người lên lịch họp bất kể múi giờ và ngày nghỉ. Một Giám đốc điều hành cấp cao khác đang làm việc tại một nhà khách ở Bengaluru thường bỏ bữa trưa trong những ngày làm việc không ngừng nghỉ. Một số nhân viên ở đây làm việc đến tận giờ vệ sinh buổi sáng, không dành đủ thời gian cho bản thân hoặc cho gia đình; họ thường phàn nàn về chứng đau đầu và đau nhức cơ thể, dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Với tình hình công việc hiện tại, họ cảm thấy họ không có lựa chọn khác [...] Hầu hết người lao động đang làm việc nhiều hơn mặc dù bị trừ lương (Philip và Basu, 2020)[7].

Điều kiện làm việc như vậy đã tồn tại từ trước và đại dịch Covid-19 chỉ làm tăng thêm tác động của nó. Tình hình đại dịch Covid-19 đã khắc sâu thêm một số câu hỏi cơ bản mà Engels và Marx đặt ra.

Làm việc tại nhà thường hứa hẹn mang lại sự tự do cho cá nhân, sự tự do này bao gồm một “mơ ước được làm việc độc lập” khi người lao động đang hiện diện trong văn phòng. Ăng-ghen đã giải thích điều này trong tác phẩm Chống Đuyrinh (Anti-Dühring):

Tự do không bao gồm bất kỳ sự độc lập nào khỏi các quy luật tự nhiên, mà tự do tồn tại ở sự hiểu biết về các quy luật này, và trong khả năng sự hiểu biết này có thể khiến chúng hoạt động theo những mục đích nhất định một cách có hệ thống. Điều này có lợi trong mối quan hệ với cả các quy luật tự nhiên bên ngoài và những quy luật chi phối sự tồn tại thể xác và tinh thần của chính con người - hai loại quy luật mà chúng ta có thể tách biệt khỏi nhau nhiều nhất chỉ trong tư tưởng chứ không phải trong thực tế (Ph.Ăng-ghen 1878, tr.105).

Do đó, phần lớn các cá nhân không chắc chắn, và quan trọng hơn là, không biết về cấu trúc áp bức, dường như đưa ra một lựa chọn độc đoán trong số nhiều quyết định có thể dẫn đến những diễn biến khác nhau và có thể mâu thuẫn nhau. Điều này cho thấy rằng “con người [cá nhân] không tự do, vì cá nhận bị kiểm soát bởi chính đối tượng mà cá nhân phải kiểm soát ”(Ph.Ăng-ghen 1878, tr.106).

Điều quan trọng cần nhắc lại ở đây là “do đó, tự do bao gồm sự kiểm soát đối với bản thân chúng ta và đối với bản chất bên ngoài, một sự kiểm soát dựa trên kiến thức về sự cần thiết tự nhiên; do đó nó nhất thiết phải là sản phẩm của sự phát triển lịch sử ” (Ph.Ăng-ghen 1878, tr.106). Với quan điểm sâu sắc này của Ăng-ghen, chúng ta có thể chuyển sang các phạm trù chủ nghĩa Mác và đi tới kết luận rằng, quyền tự do mà các chuyên gia phần mềm hoặc CNTT làm việc tại nhà được hưởng là tự do tiêu cực.

Mác và Ăng-ghen tuyên bố rằng, lịch sử xã hội tư sản cho thấy khuynh hướng mang lại nhiều tự do tiêu cực. Ví dụ, lao động được trả lương cùng với thương mại tự do dỡ bỏ các ràng buộc khác nhau đối với quyền tự do hành động và đánh dấu các quyền tự do mang đặc trưng tư sản. Tuy nhiên, cả lao động được trả lương và thương mại tự do đều làm tăng lợi nhuận cho nhà tư bản, và do đó, “tự do tư sản tiêu cực là một loại tự do chỉ có thực đối với những người sở hữu tư liệu sản xuất” (MIA, 2018). Ngược lại, tự do tích cực có được trong lịch sử thông qua đấu tranh của giai cấp công nhân. Tự do đạt được thông qua các phong trào và cuộc biểu tình kéo dài, chẳng hạn biểu tình đòi giảm giờ làm, đòi miễn phí hệ thống y tế công cộng và giáo dục bắt buộc, và quyền tham gia công đoàn trên thực tế có thể gây ra những hạn chế về phạm vi lợi nhuận cho các nhà tư bản. Theo nghĩa đó, nền dân chủ tư sản, theo cấu trúc riêng của nó, không cho phép, ít nhất là một cách tự nguyện, bất kỳ quyền tự do tích cực nào mà những người làm công ăn lương có thể được hưởng lợi.

Vậy chúng ta hiểu “tự do mới” như thế nào? Để phân biệt xã hội có kỷ luật, kỷ cương trong thế kỷ XVIII và XIX với xã hội kiểm soát, Gilles Deleuze (1992) đề cập trong bài luận ngắn gọn nhưng mang tính luận chiến rằng, trong xã hội kỷ luật, “cá nhân không bao giờ ngừng chuyển từ môi trường khép kín này sang môi trường khép kín khác”; các cá nhân được đào tạo hoặc bị trừng phạt vào những thời điểm khác nhau bởi các hệ thống như trường học, nhà máy, nhà tù hoặc gia đình (Deleuze 1992, tr. 3). Ngược lại, các xã hội kiểm soát xuất hiện sau Thế chiến thứ hai, mang liên tục về hình thức và đề cao các điều kiện hiện tại của cuộc sống. Nếu mô hình thống trị trong xã hội kỷ luật là nhà máy, thì trong các xã hội kiểm soát, mô hình thống trị là “thị trường”. “Vỏ bọc là khuôn đúc, các vật đúc riêng biệt, nhưng điều khiển là một sự điều biến, giống như một vật đúc tự biến dạng sẽ liên tục thay đổi từ thời điểm này sang thời điểm khác, hoặc giống như một cái sàng có lưới sẽ chuyển từ điểm này sang điểm khác” (Deleuze 1992, tr. 5). Do đó, nhân viên CNTT đang làm việc tại nhà có thể tìm thấy một “sự tự do mới, nhưng họ cũng có thể tham gia vào các cơ chế kiểm soát ngang bằng với sự hạn chế khắc nghiệt nhất” (Deleuze 1992, tr. 4). Mặc dù “tự do” (rảnh rỗi) khi làm việc tại nhà, người lao động bị ràng buộc bởi một số công nghệ truyền thông kỹ thuật số không chỉ ăn vào thời gian giải trí mà còn xâm phạm quyền riêng tư của người lao động và đòi hỏi thời gian tương tác lâu hơn.

5. Phản đề giữa nhà và nơi làm: Di cư và câu hỏi xã hội

Không chỉ tầng lớp trung lưu, những người làm công ăn lương mới mơ về một ngôi nhà an toàn. Trong thời kỳ đại dịch, một số lượng đáng kể những người làm việc trong các ngành nghề khác nhau đều cần có mái nhà làm nơi trú ẩn. Ở khía cạnh này, thật thú vị khi chỉ ra rằng, cuộc khủng hoảng do người lao động đi bộ về quê tại Ấn Độ trong khi đất nước phong tỏa đã trở thành tâm điểm tranh luận của quốc gia và nhận được nhiều sự quan tâm của quốc tế.

Tại Ấn Độ, các công ty, doanh nghiệp và ngành công nghiệp lớn và nhỏ phụ thuộc đáng kể vào lao động nhập cư từ nông thôn lên thành phố. Không giống như các quốc gia phát triển khác khi nói người lao động nhập cư là nói tới nhóm lao động đi từ quốc gia này sang quốc gia khác, ở Ấn Độ, lao động nhập cư đi từ bang này sang bang khác trong cùng một nước để tìm kiếm việc làm. Những người lao động nhập cư này tham gia vào vô số công việc khác nhau, từ xây dựng các tòa nhà văn phòng mới, dọn dẹp và bảo trì, cung cấp thực phẩm, dọn phòng và an ninh. Trong khi công nhân làm việc trong các công ty phần mềm và công nghệ thông tin, thường được gọi là công nhân cổ trắng, thì một số lượng lớn lao động nhập cư là một phần của chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số trở nên gần như vô hình. Họ không giống như những người lao động đang tham gia vào các nhà máy và các cơ sở sản xuất và chế tạo cụ thể.

Vào ngày 24/3/2020, Chính phủ Ấn Độ của Thủ tướng Narendra Modi đã ra lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày, và chỉ thông báo trước 4 giờ. Lệnh yêu cầu 1,3 tỉ dân Ấn Độ ở trong nhà. Đây là “lệnh phong tỏa nghiêm khắc nhất thế giới trong cuộc chiến chống lại vi-rút corona” (Gettleman và Schultz, 2020). Một số vụ bắt giữ trên khắp các tiểu bang đã được thực hiện vì vi phạm các quy định về phong tỏa. Việc phong tỏa toàn quốc đã kéo dài ba đợt và tiếp tục cho đến cuối tháng 5/2020 với các biện pháp nới lỏng có điều kiện[8].

Trong thời gian phong tỏa toàn quốc, hầu hết lao động nhập cư làm việc theo hợp đồng phi chính thức đã không còn việc làm vì các văn phòng, nhà ăn, nhà hàng và nhà máy đóng cửa vô thời hạn. Một số lượng đáng kể đã bị đuổi khỏi nhà thuê tại thành phố, vì họ không có khả năng trả tiền thuê. Khi có nhiều người mắc Covid-19 hơn, một số chính quyền tiểu bang đã đẩy những người di cư thất nghiệp, bất an vào trong những ngôi nhà tạm trú. Nhà nước không chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết vấn đề đột ngột về người vô gia cư quy mô lớn vì thiếu việc làm. Thứ nhất, có rất ít nơi trú ẩn đáp ứng cho hơn 40 đến 60 triệu lao động nhập cư bị mắc kẹt. Thứ hai, hầu hết các nơi trú ẩn hoặc “ngôi nhà an toàn” cho người lao động nhập cư, trên thực tế, là các “cabin porta” có kết cấu hình hộp chữ nhật, không chắc chắn, giống như công-ten-nơ hàng. Phần lớn trong số đó được thiết kế để có thể chứa khoảng 50 người ngủ. Chúng rộng trung bình 800 feet vuông (75 mét vuông), có nghĩa là mỗi người nhận được khoảng 15 feet vuông (1,3 mét vuông), tương đương với diện tích một khoang tàu” (Imaan 2020)[9].

Sự kết hợp đáng sợ của đại dịch, thất nghiệp, vô gia cư và cái đói buộc người lao động tham gia vào cuộc hành trình đi bộ hàng ngàn dặm để về nhà, trong lúc tất cả các phương thức vận tải đã ngừng hoạt động do phong tỏa. Kể từ những ngày Phân vùng của tiểu lục địa đến nay, Ấn Độ mới có cảnh di cư ồ ạt này trên toàn quốc mà không có thức ăn và nơi ở ngủ qua đêm (Samaddar 2020, II). Tuy thiếu số liệu nhưng theo một số ước tính, hơn 300 người lao động nhập cư đã chết trên đường về nhà. “Một số người chết trên đường đi vì bệnh tật, trong khi những người khác chết vì tai nạn đường bộ. Một số đã chết vì kiệt sức sau khi đi bộ về nhà trong cái nóng như thiêu đốt” (Scroll 2020).

Sự việc này một lần nữa nhắc chúng ta về ý tưởng ngôi nhà hay “ngôi nhà an toàn”, đặc biệt là ngôi nhà để làm việc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở các quốc gia đang phát triển. Ở đây, có thể hữu ích khi xem lại loạt ba bài báo của Ăng-ghen được xuất bản lần đầu trên tạp chí Leipziger Volksstaat. Những bài báo này đề cập đến một cuộc tranh luận quan trọng được nêu trên báo chí dân chủ của Đức, xoay quanh vấn đề thiếu nhà ở cho công nhân tại các trung tâm công nghiệp lớn. Trong bối cảnh hiện nay, phải hiểu “câu hỏi về nhà ở” được kết nối như thế nào với “câu hỏi xã hội”. Ph.Ăng-ghen coi “hạt nhân của vấn đề” là phản đề của thành phố và đất nước. “Vấn đề nhà ở chỉ có thể được giải quyết khi xã hội đã đủ chuyển đổi để bắt đầu tiến tới việc xóa bỏ sự đối nghịch giữa thành phố và đất nước, vốn đã bị xã hội tư bản ngày nay đưa đến mức cực đoan” (Ph.Ăng-ghen 1872, tr.347) . Ông khẳng định rằng vấn đề nhà ở không thể được giải quyết nếu không có sự xóa bỏ các thành phố lớn, đây là hệ quả của việc xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mặc dù ông nhận thức được giọng điệu không tưởng của một tuyên bố như vậy nhưng ông khẳng định rằng, nó “không hơn không kém so với việc xóa bỏ sự đối nghịch giữa nhà tư bản và người làm công ăn lương” (Ăng-ghen 1872, tr. 384). Hơn 2,5 triệu người lao động nhập cư đã đến Mumbai từ các bang khác như Uttar Pradesh, Bihar, Madhya Pradesh, Tây Bengal, Jharkhand và thậm chí các bang xa xôi như Manipur, Assam và Mizoram, đều khao khát được trở về nhà trên các chuyến tàu đặc biệt Shramik (Tàu hỏa đặc biệt dành cho người lao động). Cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo theo cuộc khủng hoảng lao động nhập cư nhấn mạnh việc không có nơi ở cho người lao động nhập cư, tình trạng tồi tệ của những ngôi nhà nơi họ sống trong điều kiện chật chội và sự thiếu chuẩn bị của nhà nước. Tuy nhiên, như Ăng-ghen giải thích để trả lời câu hỏi về nhà ở và ý tưởng “cung cấp cho mỗi công nhân một ngôi nhà nhỏ để sở hữu riêng”:

Chúng ta hãy giả định rằng trong mỗi khu vực công nghiệp nhất định, đã có quy tắc rằng, mỗi công nhân sở hữu một ngôi nhà nhỏ của riêng mình. Trong trường hợp này, tầng lớp lao động của khu vực đó được sống trong khu nhà, nên miễn phí tiền thuê nhà; chi phí cho thuê không được tính vào giá trị sức lao động của người lao động. Mỗi lần giảm giá thành sản xuất sức lao động, tức là người lao động phải giảm nhu cầu sống, đều tương đương “trên cơ sở các quy luật sắt của kinh tế chính trị” với việc giảm giá trị sức lao động và do đó, cuối cùng, sẽ dẫn đến giảm lương tương ứng. Tiền lương sẽ giảm xuống trung bình tương ứng với số tiền trung bình tiết kiệm được từ tiền thuê nhà, nghĩa là, người lao động sẽ trả tiền thuê nhà cho chính mình, trả bằng tiền cho chủ nhà chứ không phải như trước đây họ trả bằng lao động không công cho chủ nhà máy nơi người người lao động làm việc. Theo cách này, tiền tiết kiệm của người công nhân đầu tư vào ngôi nhà nhỏ của anh ta ở một mức độ nào đó sẽ trở thành vốn, nhưng không phải là vốn cho anh ta, mà là vốn cho nhà tư bản thuê anh ta (Ph.Ăng-ghen 1872, tr.345).

Trong bối cảnh hiện nay, đối chiếu với những tư tưởng của Ăng-ghen, có những ý kiến phản đối kịch liệt tình trạng thiếu nơi ở an toàn cho lao động, có những sự bức xúc về việc tại sao không thể có nơi ở cho người lao động, ví dụ tại sao một người lao động từ Mizoram cần phải đi hàng ngàn dặm để đến Mumbai tìm việc làm. Và những câu hỏi tương tự cũng nảy sinh trong lĩnh vực phần mềm và CNTT vì người lao động trong những ngành này tại Bangalore, Gurgaon hoặc Noida, có thể phải thuê trọ tại nơi cách xa nhà hàng ngàn dặm. Do đó, điều mà Ph.Ăng-ghen muốn nhấn mạnh là, các chính sách cải cách không thể là giải pháp cho những vấn đề đòi hỏi cách mạng chính trị giai cấp phải giải quyết. Khoảng cách ngày càng lớn giữa các thị trấn nhỏ và các thành phố lớn ở Ấn Độ đã chứng kiến ​​số lượng người di cư từ các vùng nông thôn đến thành phố ngày càng tăng. Điều này nhắc nhở chúng ta về phản đề giữa thành phố và quốc gia mà Ăng-ghen đã nói đến vào năm 1872. “Việc xóa bỏ phản đề giữa thành phố và quốc gia”, Ăng-ghen viết, “từ ngày này qua ngày khác, nó ngày càng trở thành một nhu cầu thiết thực của cả công nghiệp và sản xuất nông nghiệp” (Ph.Ăng-ghen 1872, tr. 384).

Phản đề này càng rõ ràng hơn khi những người lao động nhập cư, khi trở về “quê hương”, họ không tìm được việc làm cũng như không được chính phủ hỗ trợ tài chính đầy đủ. Như một số lượng đáng kể các báo cáo và bài báo tiết lộ, một số lượng lớn người di cư đã trở về nhà của họ đang gặp phải tình trạng thiếu việc làm trầm trọng. Ví dụ, các nhóm như Ghar Bachao, Ghar Banao Andolan (Save Home, Construct Home Movement – Phong trào xây dựng nhà ở) liên tục nhận được những lời kêu gọi tuyệt vọng từ những người lao động nhập cư, những người đang gặp khó khăn trong việc kiếm việc làm tại quê nhà và hiện rất muốn trở lại công việc của họ. Một bản tin đã đề cập, người lao động tại Mumbai và Delhi “đã phải thế chấp đồ trang sức của gia đình…và nếu họ không tìm được việc làm, bất cứ mảnh đất nhỏ nào họ có, sẽ bị bán. Những người trên đường về quê thậm chí không thể tiếp cận với PDS [hệ thống an ninh lương thực của Ấn Độ] phổ quát, vì thẻ khẩu phần của họ đã gửi về quê nhà” (Modak 2020).

Tuy Chính phủ Ấn Độ đã tăng tài trợ cho các biện pháp an sinh xã hội lên 1 nghìn tỷ rupee, mức cao nhất kể từ năm 2006, nhưng những biện pháp như vậy không thể là giải pháp lâu dài, vì ngày càng có nhiều hộ gia đình nông thôn sống dựa vào các chương trình như vậy. “Một hộ gia đình khó có thể hưởng lợi cao hơn trung bình hơn năm mươi ngày làm việc, mặc dù chi phí sinh hoạt cao hơn” (Bera 2020).

Trở lại với phản đề mà Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra: vấn đề của người lao động Ấn Độ, nói một cách thô thiển, là ở đâu có “nhà” thì không có công việc, và ở đâu có công việc thì không có “nhà”. Điều thú vị là ngành nông nghiệp, nơi được cho là cung cấp “việc làm” ở các vùng nông thôn, đã chứng kiến ​​“nữ quyền” ổn định trong những năm qua (Jiggins, 1998). Theo Điều tra Kinh tế 2017-2018, do nam giới di cư từ nông thôn ra thành thị để làm việc, ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhiệm nhiều vai trò tại quê nhà như người trồng trọt, doanh nhân và tham gia các loại hình lao động khác, dẫn đến “nữ quyền hóa” ngành nông nghiệp (GOI, 2018). Theo khảo sát, phụ nữ ngày càng chiếm ưu thế ở tất cả các cấp độ của chuỗi giá trị nông nghiệp, bao gồm trước thu hoạch, sản xuất, chế biến sau thu hoạch, đóng gói và tiếp thị (Vasudeva, 2018)[10]. Nam giới di cư đến các khu vực thành thị hiện coi công việc trong ngành nông nghiệp là “công việc của phụ nữ” và khó thích nghi với những thay đổi về cơ cấu, mặc dù nền kinh tế Ấn Độ chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp[11].

6. Kết luận

Chủ nghĩa tư bản không thể tự cho phép mình thỏa mãn vì gây thêm tình trạng trầm trọng cho giai cấp công nhân trong dịch bệnh mà không chịu trách nhiệm; hậu quả rơi trước tiên rơi xuống đầu hàng ngũ người lao động một cách tàn nhẫn.

Ăng-ghen (1872, Tr. 337) đã viết những dòng này cách đây 148 năm, và tư tưởng này hiện nay trở nên sáng rõ hơn bao giờ hết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về việc làm, gia đình, tự do và phân phối trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy vi-rút corona chủng mới liên tục khiến chúng ta phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, nhưng đại dịch cũng đã định hình lại các mối quan hệ của chúng ta với quốc gia-nhà nước, các tập đoàn, chính phủ, thậm chí là mối quan hệ với nhau. Ăng-ghen nhắc nhở chúng ta rằng, các thiết chế áp bức và bị áp bức đã được thiết lập vẫn tiếp tục tồn tại, nếu không muốn nói là mạnh mẽ hơn, trong hầu hết các lĩnh vực trong thời kỳ đại dịch. Điều mà cuộc khủng hoảng Covid-19 đã dạy chúng ta, theo tư tưởng của Ph.Ăng-ghen (Friedrich Engels) là cần phải coi đại dịch là một bài toán xã hội chứ không chỉ là những cải cách liên quan đến y tế, kinh tế và quản trị. Khả năng được làm việc nhưng không xuất hiện tại địa điểm làm việc của một số loại hình lao động và những cuộc đấu tranh hàng ngày gắn liền với nó giờ đây đã được đưa lên hàng đầu. Đại dịch cũng mở ra một điểm nhìn chính trị để quan sát giai cấp, tầng lớp trung lưu làm công ăn lương ở thành thị, thường được sử dụng trong mạng lưới của chủ nghĩa tư bản kỹ thuật số, và quan điểm về giai cấp lao động và lý thuyết chính trị đặc biệt của Ăng-ghen có thể là lăng kính có giá trị để khám phá sâu hơn về vấn đề này.

Tài liệu tham khảo

Aravind, Indulekha. 2020. COVID impact: Professionals who can work from home are ditching the uncongenial cities. The Economic Times, July 13. Accessed August 25, 2020. https://economictimes.indiatimes.com/news/company/corporate-trends/safe-house-professionals-who-can-work-from-home-are-ditching-the-uncongenial-cities/articleshow/76912728.cms

Bengali, Shashank, Kate Linthicum and Victoria Kim. 2020. How coronavirus — a ‘rich man’s disease’ — infected the poor. Los Angeles Times, May 8. Accessed September 20, 2020. https://www.latimes.com/world-nation/story/2020-05-08/how-the-coronavirus-began-as-a-disease-of-the-rich

Bera, Sayantan. 2020. Citing lack of jobs back home, migrants eye a return to cities. Mint, 9 June. Accessed September 11, 2020. https://www.livemint.com/news/india/citing-lack-of-jobs-back-home-migrants-eye-a-return-to-cities-11591645708141.html

Collinson, Patrick. 2020. Should your employer pay your bills if you work from home? The Guardian, January 17. Accessed August 21, 2020. https://www.theguardian.com/money/2020/jan/17/should-employer-pay-broadband-working-home-cqc

Copeland, Rob and Peter Grant. 2020. Google to Keep Employees Home Until Summer 2021 Amid Coronavirus Pandemic. Wall Street Journal. July 27. Accessed August 4, 2020. https://www.wsj.com/articles/google-to-keep-employees-home-until-summer-2021-amid-coronavirus-pandemic-11595854201

Davis, Michelle F. and Jeff Green. 2020. Three Hours Longer, the Pandemic Workday Has Obliterated Work-Life Balance. Bloomberg, April 23. Accessed September 10, 2020. https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-04-23/working-from-home-in-COVID-era-means-three-more-hours-on-the-job

Deleuze, Gilles. 1992. Postscript on the Societies of Control. October 59: 3-7. http://www.jstor.org/stable/778828

Engels, Friedrich. 1890. Engels to Joeph Bloch, 21/22 September. In Marx & Engels Collected Works (MECW) Volume 49, 33-37. London: Lawrence & Wishart.

Engels, Friedrich. 1878. Anti-Dühring. Herr Eugen Dühring’s Revolution in Science. In Marx & Engels Collected Works (MECW) Volume 25, 5-309. London: Lawrence & Wishart.

Engels, Friedrich. 1872. The Housing Question. In Marx & Engels Collected Works (MECW) Volume 23, 317-391. London: Lawrence & Wishart.

ET. 2020. Keep Calm and Work from Home! Tech & IT Giants That Are on WFH Mode till July 2021. The Economic Times, 25 August. Accessed September 17, 2020.  https://economictimes.indiatimes.com/magazines/panache/keep-calm-and-work-from-home-tech-it-giants-that-are-on-wfh-mode-till-july-2021/embracing-the-new-normal/slideshow/77740411.cms

Fuchs, Christian. 2020. Everyday Life and Everyday Communication in Coronavirus Capitalism. tripleC: Communication, Capitalism and Critique 18 (1): 375-399. https://doi.org/10.31269/triplec.v18i1.1167  

Fuchs, Christian. 2014. Digital Labor and Karl Marx. New York: Routledge.

Fuchs, Christian and Eran Fisher. 2020. Reconsidering Value and Labour in the Digital Age. New York: Palgrave Macmillan.

Gettleman, Jeffrey and Kai Schultz. 2020. Modi Orders 3-Week Total Lockdown for All 1.3 Billion Indians. The New York Times, 24 March. Accessed September 9, 2020. https://www.nytimes.com/2020/03/24/world/asia/india-coronavirus-lockdown.html

GOI [Government of India]. 2020. Guidelines for home quarantine. Ministry of Health & Family Welfare. Accessed September 9, 2020. https://www.mohfw.gov.in/pdf/Guidelinesforhomequarantine.pdf

GOI [Government of India]. 2019. Periodic Labour Force Survey (PLFS) 2017-2018. Ministry of Statistics and Programme Implementation. Accessed October 15, 2020. http://www.mospi.gov.in/sites/default/files/publication_reports/Annual%20Report%2C%20PLFS%202017-18_31052019.pdf

GOI [Government of India]. 2018. Economic Survey 2017-2018. Ministry of Finance. Accessed September 9, 2020. http://mofapp.nic.in:8080/economicsurvey/

Imaan, Anhad. 2020. India’s Migrant Crisis Pointed to Another Problem – Its lack of Shelter Homes. Scroll, 31 July. Accessed September 11, 2020.  https://scroll.in/article/968374/indias-migrant-crisis-pointed-to-another-problem-its-lack-of-shelter-homes

Jadhav, Radheshyam. 2020. COVID-19: On Why Home Quarantine is Impossible for the Majority of Indians. The Hindu Business Line, 5 August. Accessed September 12, 2020. https://www.thehindubusinessline.com/news/COVID-19-on-why-home-quarantine-is-impossible-for-the-majority-of-indians/article32275067.ece

Jiggins, Janice. 1998. The Feminization of Agriculture. The Brown Journal of World Affairs 5 (2): 251-62. http://www.jstor.org/stable/24590325

Khetrapal, Sonal. 2020. Post-COVID, 75% of 4.5 Lakh TCS Employees to Permanently Work From Home by ‘25; from 20%. Business Today. 30 April 2020. Accessed August 13. https://www.businesstoday.in/current/corporate/post-coronavirus-75-percent-of-3-5-lakh-tcs-employees-permanently-work-from-home-up-from-20-percent/story/401981.html

Maitreyi, M.L. Melly. 2020. With WFH, New Dynamics at Play in IT ector. The Hindu, 14 June. Accessed August 25, 2020. https://www.thehindu.com/news/cities/Hyderabad/with-wfh-new-dynamics-at-play-in-it-sector/article31828380.ece

Marx, Karl. 1867. Capital. Volume I. London: Penguin.

Marx, Karl. 1857/1858. Grundrisse: Foundations of the Critique of Political Economy. London: Penguin.

Meakin, Lucy. 2020. Working From Home Means Working Longer Hours for Many. Bloomberg, 23 March. Accessed September 9, 2020. https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-03-23/working-from-home-means-working-longer-hours-for-many-chart

MIA [Marxists Internet Archive]. 2018. Freedom. Marxists Internet Archive Encyclopedia. Accessed September 9, 2020. https://www.marxists.org/glossary/terms/f/r.htm  

Mishra, Smriti. 2020. How #wfh Has Benefitted Offline and Online Furniture Firms. Financial Express, 8 September. Accessed September 23, 2020. https://www.financialexpress.com/brandwagon/how-wfh-has-benefitted-offline-and-online-furniture-firms/2077548/

Modak, Sadaf. 2020. Maharashtra: Migrant Workers Return to Scarce Jobs, Low Salaries. The Indian Express, 13 August. Accessed September 11, 2020. https://indianexpress.com/article/cities/mumbai/migrant-workers-return-to-scarce-jobs-low-salaries-6552377/

Nancy, Jean-Luc and Jean-François Bouthors. 2020. Only Democracy Can Allow Us to Accept the Lack of Control Over Our History. Verso Blog. Accessed September 15, 2020. https://www.versobooks.com/blogs/4772-only-democracy-can-allow-us-to-accept-the-lack-of-control-over-our-history

Philip, Lijee and Sreeradha D Basu. 2020. Excessive Weight Gain, Longer Work Hours, Intrusion Into Weekends & Holidays: Remote Working Comes With Side-Effects. The Economic Times, Jun 24. Accessed September 11, 2020. https://economictimes.indiatimes.com/magazines/panache/excessive-weight-gain-longer-work-hours-intrusion-into-weekends-holidays-remote-working-comes-with-side-effects/articleshow/76543675.cms

PTI. 2020. Government Extends Work From Home Norms for IT, ITes Companies till December 31. The Hindu, 22 July. Accessed August 13, 2020. https://www.thehindu.com/business/Industry/government-extends-work-from-home-norms-for-it-ites-companies-till-december-31/article32155206.ece

Samaddar, Ranabir. 2020. Borders of an Epidemic: COVID-19 and Migrant Workers. Kolkata: Mahanirban Calcutta Research Group.

Sandler, Rachel. 2020. Half of Facebook’s Employees May Permanently Work from Home By 2030, Zuckerberg Says. Forbes, 21 May. Accessed August 10, 2020. https://www.forbes.com/sites/rachelsandler/2020/05/21/half-of-facebooks-employees-may-permanently-work-from-home-by-2030-zuckerberg-says/

Scroll. 2020. Migrant Crisis: No Data on Deaths of Workers During Lockdown, 10.4 Crore Returned Home, Says Centre. Scroll, 31 July. Accessed September 10, 2020. https://scroll.in/latest/973074/migrant-crisis-no-data-on-deaths-of-workers-during-lockdown-10-4-crore-returned-home-says-centre

Srikanth, Chandra R. 2020. More Than 10 Lakh Employees at TCS, Infosys, HCL, Wipro, Tech Mahindra Continue to Work From Home. Times Now, 28 July. Accessed August 25, 2020. https://www.timesnownews.com/business-economy/industry/article/more-than-10-lakh-employees-at-tcs-infosys-hcl-wipro-tech-mahindra-continue-to-work-from-home/628184

Vasudeva, Vikas. 2018. Farm sector sees ‘feminisation’, says Survey. The Hindu, 12 February. Accessed September 11, 2020. https://www.thehindu.com/business/farm-sector-sees-feminisation/article22564340.ece

 

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

 

Nguồn: Freedom, Distribution and Work from Home: Rereading Engels in the Time of the COVID-19-Pandemic | tripleC: Communication, Capitalism & Critique. Open Access Journal for a Global Sustainable Information Society (triple-c.at)

 

[1] Vì những người lao động này không sản xuất hàng hóa mà chủ yếu tham gia vào việc quản lý, phục vụ và phân phối thay mặt chủ doanh nghiệp, họ có thể được gọi là tiểu tư sản. Những người này có thể không phải lúc nào cũng có chung ý thức hệ với giai cấp công nhân vì họ được cho là có quyền kiểm soát ở một mức độ nào đó đối với bộ máy tư sản.

[2] Phân phối ở một mức độ nhất định gần như là một hợp phần kinh tế có trước sản xuất. Vị trí của một cá nhân trong xã hội được xác định bởi sự phân phối.

[3] Trong thời kỳ đại dịch, đợt giảm giá của Amazon Ấn Độ được đánh dấu là sự kiện khuyến mại lớn nhất kéo dài hai ngày trong năm 2020. Mặc dù doanh số bán hàng trực tuyến ban đầu giảm nhưng ngay sau đó doanh số của các nhà bán lẻ trực tuyến đã vượt mức trước Covid-19 về khối lượng, chủ yếu là do mua hàng tạp hóa và các mặt hàng thiết yếu. Máy tính cá nhân, thiết bị văn phòng lớn và điện thoại thông minh là những mặt hàng bán chạy nhất. Ngay cả khi Mỹ có số lượng người bị nhiễm bệnh cao nhất, Amazon đã ghi nhận mức lợi nhuận lớn nhất từ trước đến nay tại thị trường Mỹ. Công ty này cho biết doanh thu tăng 40% so với năm 2019. Cổ phiếu của Amazon đã tăng hơn 60% vào năm 2020.

[4] Ý tưởng về việc cách ly tại nhà là cực kỳ khó khăn vì một số lượng lớn người dân không có các tiện nghi thiết yếu trong nhà. Ngay cả ở khu vực thành thị, 36% hộ gia đình không có nguồn nước sạch trong bán kính 100 mét xung quanh nhà, và ở vùng nông thôn, con số này tăng lên 500 mét.

[5] Mặc dù tất cả những yếu tố này đều đơn thuần về kinh tế, nhưng sẽ rất hữu ích khi nhớ lại những gì Ăng-ghen đã viết về tầm quan trọng của yếu tố kinh tế trong các cuộc đấu tranh lịch sử, trong bức thư gửi Joseph Bloch vào năm 1895: “Theo quan điểm duy vật về lịch sử, yếu tố quyết định lịch sử là sản xuất và tái sản xuất đời sống thực tế. Cả Mác và tôi đều không có ý kiến về những nội dung khác quan điểm. Bây giờ nếu ai đó bóp méo điều này bằng cách tuyên bố thời điểm kinh tế là yếu tố quyết định duy nhất, thì anh ta sẽ thay đổi mệnh đề đó thành một biệt ngữ vô nghĩa, trừu tượng, lố bịch. Tình hình kinh tế là cơ sở, nhưng là những yếu tố khác nhau của kiến ​​trúc thượng tầng - các hình thức chính trị của cuộc đấu tranh giai cấp và hậu quả của nó, cụ thể là các bản hiến pháp do giai cấp thống trị lập ra sau chiến thắng, v.v., các hình thức pháp luật và phản ánh của tất cả những cuộc đấu tranh thực sự này trong tâm trí của những người tham gia, ví dụ như các lý thuyết chính trị, triết học và luật pháp, các quan điểm tôn giáo và việc mở rộng các thuyết tương tự vào các hệ thống lý luận - tất cả những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến quá trình đấu tranh lịch sử mà trong nhiều trường hợp, chúng quyết định phần lớn hình thức. Chính trong sự tương tác của tất cả những yếu tố này và giữa vô số những may rủi (tức là của những sự vật và sự kiện mà mối liên hệ nội tại của chúng rất xa vời hoặc không có khả năng chứng minh rằng chúng ta có thể coi chúng là không tồn tại và bỏ qua chúng) mà xu hướng kinh tế cuối cùng khẳng định mình như một cái gì đó không thể tránh khỏi. Nếu không, việc áp dụng lý thuyết vào bất kỳ giai đoạn cụ thể nào của lịch sử, xét cho cùng, sẽ dễ dàng hơn việc giải một phương trình đơn giản của mức độ căn bản nhất” (Ph.Ăng-ghen 1890, tr.34-35).

[6] Trong bối cảnh của các quốc gia đang phát triển, như Ấn Độ, nơi các quy tắc lao động không mấy khắt khe và thường không được báo cáo và không được kiểm soát, bức tranh toàn cảnh thậm chí còn tồi tệ hơn.

[7] Một số doanh nhân có tên tuổi đã lên tiếng bày tỏ ý kiến tăng giờ làm việc để bù đắp thiệt hại kinh tế trong đợt Covid-19. Chẳng hạn, Narayana Murthy, đồng sáng lập Infosys ở Ấn Độ cho biết, người Ấn Độ phải làm việc 60 giờ một tuần trong hai hoặc ba năm tới để bù đắp cho những thiệt hại trong đại dịch Covid-19. Tương tự, Jack Ma, đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba cho rằng, người lao động Trung Quốc nên làm việc 12 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, không ai trong số họ đề cập đến vấn đề cải thiện điều kiện làm việc, trả lương xứng đáng theo thời gian và tác động phức tạp của việc tăng giờ làm việc đối với nền kinh tế.

[8] Kể từ tháng 6/2020 trở đi, Bộ Nội vụ Ấn Độ (MHA) đã ban hành các hướng dẫn mới nêu rõ rằng, các giai đoạn mở cửa trở lại sẽ nhằm mục tiêu cải thiện nền kinh tế. Các hạn chế phong tỏa đã được giới hạn trong các khu vực nhất định và một số hoạt động khác dần dần được cho phép theo từng giai đoạn.

[9] Một trong những sai lầm lớn nhất là nhầm lẫn giữa người vô gia cư và người lao động nhập cư. Như các bản tin đã đề cập nhiều người trong số những người di cư mắc kẹt chưa bao giờ sống trong các trại tạm trú dành cho người vô gia cư, đơn giản vì họ không phải là người vô gia cư.

[10] Đáng chú ý, theo Điều tra dân số năm 2011, trong tổng số lao động nữ chính, 55% là lao động nông nghiệp và 24% là người trồng trọt. Tuy nhiên, ít hơn 12% nắm giữ hoạt động thuộc sở hữu của phụ nữ, điều này cho thấy sự bất bình đẳng giới trong quyền sở hữu đất đai trong nông nghiệp.

[11] Tuy nhiên, chúng tôi không đề xuất rằng lao động nhập cư phải quay trở lại làm lao động nông nghiệp. Vì Ăng-ghen sẽ không đồng ý về việc duy trì lực lượng nông dân như vậy. “Chỉ có sự phân bố dân cư trên phạm vi cả nước càng đồng đều càng tốt, chỉ có sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp cùng với sự mở rộng cần thiết của các phương tiện thông tin - giả định việc xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - mới có thể để cứu dân cư nông thôn khỏi sự cô lập và sững sờ mà ở đó cây cối hầu như không thay đổi trong hàng ngàn năm” (Engels 1872, tr. 384).

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục