Xuất khẩu của Ấn Độ có thể phải đối mặt với triển vọng tiêu cực ở thị trường TPP
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có tác động đến Ấn Độ và Nam Á nhiều hơn so với các lợi ích ngắn hạn đến từ cơ chế ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của khu vực này, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Nam Á Singapore (ISAS) cho biết.
"Các hiệu ứng kèm theo bao gồm những thách thức về việc phải nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng mới của thị trường TPP và phát triển các chiến lược dài hạn để ứng phó với các “vấn đề mới" trong quản trị thương mại", nhà quan sát kinh tế, nhà nghiên cứu cao cấp tại ISAS, cố vấn trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS), ông Amitendu Palit bình luận.
"Chính sách ngoại thương của Ấn Độ (2015-2020), có đề cập đến sự ra đời và một số tác động của TPP, nhưng không có một chiến lược rõ ràng nào để giải quyết vấn đề này. Việc phải có chiến lược ứng phó là điều cần thiết đối với Ấn Độ" ông viết trong một bài nghiên cứu về "TPP, Ấn Độ và Nam Á".
Nếu không có chiến lược rõ ràng, xuất khẩu của Ấn Độ sẽ phải đối mặt với triển vọng ngày càng bất lợi trong thị trường TPP, cũng như trong các thị trường của các nước đang đàm phán các Hiệp định thương mại khu vực khác (RTAs), giống như Liên minh châu Âu, Palit cho biết thêm.
Việc thiếu tầm nhìn chiến lược để ứng phó với các hiệp định RTAs cũng như TPP có thể dần dần cô lập Ấn Độ và Nam Á, vốn đang là một phần quan trọng của thương mại toàn cầu, ông cảnh báo.
Thương mại thế giới đang bắt đầu có sự điều chỉnh lợi thế so sánh của các nhà sản xuất quốc gia về sự thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng cao và cải cách thể chế trong nước ở các quốc gia với tầm nhìn xuyên suốt là một "WTO cộng”, Ấn Độ phải theo dõi chặt chẽ chương trình nghị sự thương mại toàn cầu do TPP thiết lập trong mối liên quan với thương mại thế giới, ông nói.
TPP sẽ là kẻ làm thay đổi cuộc chơi cho các nền kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu, nó sẽ là người thiết lập nên các quy tắc và hệ thống mới. Với 12 thành viên - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, khu vực TPP chiếm khoảng 40% sản lượng kinh tế thế giới và 25% thương mại toàn cầu - các quy tắc của TPP bao phủ một vùng rộng lớn nền kinh tế và thương mại thế giới.
Nhiều quy tắc tương tự cũng có thể được thiết lập mới thông qua các Hiệp định thương mại RTAs khác mà hiện đang trong quá trình đàm phán, cũng như ở các hiệp định thương mại song phương mới, tiến sĩ Palit viết trong các nghiên cứu của mình.
TPP đặc biệt có ý nghĩa đối với một số nước như Ấn Độ và các nước Nam Á khác. Cụ thể một số thành viên TPP – các nền kinh tế đang là các đối tác thương mại chính của các nước Nam Á – những tác động này sẽ có trong cả ngắn hạn và dài hạn, ông nói.
TPP được kỳ vọng sẽ giúp bãi bỏ khoảng 11.000 dòng thuế cho các thành viên của mình. Việc loại bỏ thuế quan trên phạm vi rộng lớn này sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu từ các nước hiện nay đang được miễn thuế truy cập các thị trường thành viên TPP.
(Theo http://www.business-standard.com/ )
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục
Ấn Độ: Chứng khoán bùng nổ và cách bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ
Kinh tế 10:00 09-12-2024
Tập đoàn Vietravel mở rộng hoạt động tại Ấn Độ
Kinh tế 03:00 16-11-2024
Ấn Độ đạt kỷ lục trong xuất khẩu hàng hóa
Kinh tế 03:00 17-11-2024
Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và những tác động
Kinh tế 02:00 28-10-2024