Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Xuất khẩu của Ấn Độ sẽ vẫn là gót chân Achilles?

Xuất khẩu của Ấn Độ sẽ vẫn là gót chân Achilles?

Ấn Độ đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

06:31 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Sanjeev Ahluwalia*

XUẤT KHẨU

Trước khi thế giới trở thành “thế giới phẳng” năm 1990 - xin mượn tiêu đề cuốn sách của Thomas Friedman về toàn cầu hóa xuất bản năm 2004 -  các nước đang phát triển đã bị rơi vào bẫy kép của việc khó tiếp cận nguồn ngoại tệ và mức độ tiết kiệm tiêu dùng nội địa thấp. Mối lo của Ấn Độ về ngoại hối, vốn nhập khẩu quay trở lại với thời kỳ ám ảnh khi sự bi quan về xuất khẩu lan rộng và sức ép về xuất khẩu lên tới đỉnh điểm.

Từ đó, Ấn Độ đã trải qua một chặng đường dài. Standard and Poor’s, Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế (xếp hạng ngày 24/11/2017), đánh giá vị thế đối ngoại của Ấn Độ là điểm mạnh nhất trong hồ sơ tín dụng tổng thể của nước này. Dự trữ ngoại tệ bảo đảm trên một năm nhập khẩu; nợ nước ngoài ở mức thấp khoảng 20% GDP và ngoại tệ chuyển đổi giữa kim ngạch xuất khẩu và ngoại hối chuyển về nước so với dòng tiền chi cho nhập khẩu đã thu hẹp xuống mức dưới 1% GDP (2016/17). Đó là một chỉ dấu của Ấn Độ về sự thận trọng của các nhà quản trị marketing và xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ (không kể xuất khẩu dịch vụ) chiếm 12% thu nhập quốc dân. Hàng chế tạo (bao gồm hàng dệt, quần áo và kim hoàn) có tỷ trọng 76%; hàng khai khoáng và nông sản khoảng 12%. Sản phẩm dầu chiếm phần còn lại là 12%. Điều làm Ấn Độ chưa hài lòng là xu hướng trị giá hàng xuất khẩu. Trong 3 năm qua, điều này đã làm chậm đáng kể mức tăng của GDP. Mục tiêu của Chính sách Thương mại (2015 – 2020) tăng thị phần của Ấn Độ trong thương mại thế giới từ 1,5% lên 3,5% có thể không thể đạt được sớm hơn so với dự kiến.

Đó không hề là một mục tiêu dễ dàng. Kinh tế thế giới vẫn chưa được phục hồi sau khi bị chững  lại. Các hàng rào bảo hộ, liên quan đến việc mất việc làm trong nước và gia tăng bất bình đẳng đang có xu hướng trở lại, ngay trong cả các đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ là Mỹ. Trong tình hình kinh tế bất lợi này, việc tăng thị phần của Ấn Độ trong bối cảnh hỗn độn của thương mại thế giới cần phải có một chiến lược chuẩn mực cho các thị trường mục tiêu và các dòng sản phẩm mà hàng hóa Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh nhất. New Delhi đã  đưa ra năm đề xuất sau đây. Mở rộng thương mại song phương trong khu vực Nam Á với châu Phi là vấn đề đầu tiên về thương mại. Một hành trình thương mại qua lại thông qua vùng Vịnh với việc bổ sung sử dụng các đối tác giao dịch trung gian không hề phương hại đến cả các nhà xuất khẩu bản địa và nhà nhập khẩu cuối cùng. Các quan hệ thương mại kết nối các khu vực với nhau. Cần phải quan tâm có chủ đích đến Vùng ven Ấn Độ Dương thông qua các chuỗi sản phẩm đặc thù.

Hàng thiết yếu, đặc biệt là nông sản, đã dư thừa trong tổng thể hàng xuất khẩu của Ấn Độ trong những năm 1980. Vai trò của nhóm hàng này không được coi trọng trước khi cải cách kinh tế. Việc hợp pháp hóa cho nông dân thuê thương mại đất đai có thể khôi phục sản xuất nông nghiệp phục vụ các thị trường xuất khẩu và bảo vệ việc làm trong nước.

Việc phát động gần đây chính sách tiến bộ về kết nối hàng không trong khu vực tạo cơ hội cho việc hướng về xuất khẩu kể cả trong nước hiện nay với các địa phương có độ kết nối không cao lắm. Việc kết nối hàng không sẽ làm tăng giá trị của kinh tế địa phương thông qua việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh các dịch vụ mới tại các sân bay như logistics, kết nối với các ga tàu điện ngầm. Cuộc điều tra kinh tế năm 2017 đã ghi nhận hàng xuất khẩu từ Ấn Độ rất đa dạng. New Delhi xuất khẩu 97% trong tổng số 100 mặt hàng đang được thương mại hóa toàn cầu theo mã HS 4 chữ số và 83% theo mã số HS 6 chữ số. Nhưng trị giá xuất khẩu còn thấp, chỉ 1,6% trong tổng trị giá xuất khẩu toàn cầu. Chính sách thương mại kết hợp giữa trung ương và các bang địa phương cần hỗ trợ cho xuất khẩu. Ủy ban thuế Hàng hóa và Dịch vụ hiện là một mô hình về vai trò này. Một Ủy ban thương mại và đầu tư liên bang tương tự với sự có mặt của đại diện của chính phủ các bang có thể cung cấp một cơ chế cho sự kết hợp việc đề ra chính sách và thực thi các chính sách này. Cần thấy rằng, việc xuất khẩu thịt đã bị giảm sút do chính phủ các bang đã thất bại trong việc trừng phạt những kẻ côn đồ trục lợi từ việc thuê vận chuyển trâu, thậm chí cả bò đến lò để giết mổ. Sự việc này đã gây thiệt hại cho thu nhập trong nước 1 tỷ USD, đó chỉ một câu chuyện nhỏ trong nhiều sự việc khác lớn hơn. Nhưng đây chính là sự thiệt hại không cần thiết cho một triệu người làm việc trong các ngành da, sữa và thịt. Những thiệt hại về thu nhập còn lớn hơn là không thể tránh khỏi nếu 40 triệu hộ dân nông thôn nuôi bò lấy sữa để tăng dinh dưỡng và thu nhập nhưng không thực hiện được. Chính phủ các bang thiếu các sáng kiến để thúc đẩy xuất khẩu. Việc gần đây thành lập Ủy ban Tài chính 15 có thể tạo điều kiện cải thiện tài khóa bao gồm nỗ lực xuất khẩu như là một liều thuốc để chống suy giảm. Các sáng kiến trực tiếp là quan trọng với các bang hơn là với các chương trình trợ cấp tài chính từ chính phủ trung ương. Các bang sâu bên trong nội địa, vốn có ít cơ hội xuất khẩu hơn so với các bang vùng duyên hải có thể thông qua các sáng kiến này để thu hẹp khoảng cách giữa các bang và tỷ trọng của xuất khẩu với GDP ở phạm vi quốc gia. Thế nhưng, Ấn Độ đã trở thành nước hàng đầu thế giới về áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Năm 2016, trong tổng số 145 vụ chống bán phá giá của tất cả các nước, Ấn Độ đã tiến hành 69 vụ. Có thể, nếu chúng ta xác định tỷ giá đồng Rupee một cách thực tế hơn, các vụ chống bán phá giá có thể sẽ không cần thiết nữa. Các nhà sản xuất trong nước đã sẵn sàng đối mặt với những biến động, dù chỉ mới là bước đầu của cuộc cải cách thuế gần đây. Nhưng họ cũng trong thế bất lợi của việc tăng giá đồng Rupee. Một đồng Rupee“mạnh” là không thuận lợi cho xuất khẩu, vì nó làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách giả tạo.Việc điều hành khéo léo hoạt động kinh tế đối ngoại tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, làm cho dòng vốn (ngoài khoản nợ) giúp vượt những trở ngại và cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu để làm lợi cán cân ngoại tệ do bị mất cân đối về thương mại./.

*Cố vấn Quỹ các nhà quan sát của Ấn Độ

Nguồn: The Asian Age, 29/11/2017, http://www.asianage.com/opinion/columnists/291117/will-exports-remain-indias-achilles-heel.html

Nguồn:

Cùng chuyên mục