Ấn Độ luôn bên cạnh Việt Nam (Qua những tư liệu, sự kiện lịch sử quan hệ hai nước từ năm 1975 đến nay) (Phần 3)
Từ năm 1975 trở đi, dù tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, dù tình hình mỗi nước gặp không ít khó khăn, nhưng có thể nói, Ấn Độ luôn bên cạnh Việt Nam, kể cả những thời điểm khó khăn nhất. Đây là điều hết sức đáng quý, đáng trân trọng mà ít mối quan hệ nào có được trong một thế giới đầy phức tạp, biến đổi khó lường.
Ấn Độ luôn bên cạnh Việt Nam
(Qua những tư liệu, sự kiện lịch sử quan hệ hai nước từ năm 1975 đến nay)
PGS, TS Nguyễn Cảnh Huệ*
1.8. Ấn Độ với vấn đề Biển Đông
Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 , trải dài từ Singapore đến eo biển Đài Loan, đươc bao bọc bởi mười quốc gia và vùng lãnh thổ là: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Biển Đông có tiềm năng dồi dào về dầu khí, hải sản và đặc biệt có vị trí địa-chính trị- kinh tế rất quan trọng. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; Châu Âu - Châu Á; Trung Đông - Châu Á với một khối lượng hàng hóa khổng lồ của thế giới đi qua. Ước tính có khoảng hơn 90% khối lượng thương mại quốc tế được vận chuyển bằng đường biển, trong đó 45% đi qua Biển Đông. Đây cũng là nơi mà cuộc tranh chấp chủ quyền diễn ra rất phức tạp và ngày càng leo thang căng thẳng. Trung Quốc, với tham vọng độc chiếm Biển Đông đã vi phạm luật quốc tế, xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,… của nhiều nước mà nghiêm trọng nhất là đối với Việt Nam. Tham vọng và hành động sai trái của Trung Quốc đã bị nhiều nước có lợi ích ở Biển Đông và cộng đồng thế giới lên án. Trong vấn đề phức tạp này, quan điểm của Ấn Độ về cơ bản trùng khớp với quan điểm Việt Nam, đồng thời cũng phù hợp với lẽ phải, luật quốc tế và, chính vì vậy, về khách quan, Ấn Độ đã ủng hộ Việt Nam.
Trước hết, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông và phản đối những quan điểm, hành động trái ngược với điều này; chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002; phản đối hành động đơn phương gây căng thẳng; tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC)…[1]
Thứ hai, Ấn Độ vẫn kiên định, tiếp tục các hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông mặc dù tình hình ở vùng biển này ngày càng căng thẳng.
Bất chấp tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp do hành động leo thang của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong các hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông. Hành động này ngoài việc bảo vệ lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông còn góp phần vào việc giúp Việt Nam củng cố chủ quyền ở Biển Đông[2]. (Xem tiếp phần 4)
* Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[1] Tuyên bố chung Việt Nam-Ấn Độ ngày 12-10-2011 nêu rõ: Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và việc đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên biển. Hai bên nhất trí cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông cần được các bên liên quan giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. (Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ (12-10-2011); http://www.tinmoi.vn/tu . Ngày 6-4-2012, Ngoại trưởng Ấn Độ - Ông Krishna - tuyên bố: Biển Đông là tài sản của toàn thế giới, tuyến hàng hải của nó nhất định không chịu bất cứ sự quấy nhiễu của quốc gia nào (TS Nguyễn Ngọc Trường, Ấn Độ với vấn đề Biển Đông, nguồn http://biendong.net/binh-luan/802-n-vi-bin-ong-can-d-co-chn-lc.html). Ngày 6-7-2012, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam - Ông Rar - đã khẳng định, Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng của nước này và các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình theo luật quốc tế. Biển Đông phải là nơi an toàn, an ninh cho các con tàu quốc tế, để không ảnh hưởng đến vấn đề xuất, nhập khẩu. Ông kêu gọi các bên duy trì hiện trạng cho đến khi tranh chấp được giải quyết, các nước liên quan phải cố gắng bảo đảm hòa bình trong khu vực và tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) (Ấn Độ kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đônghttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20120707/an-do-keu-goi-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-theo-luat-quoc-te.aspx). Cũng trong năm 2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Ấn Độ, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ - Ông Manmohan Singh, hai bên nhất trí, cần giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển, bảo đảm an ninh, an toàn đường biển và tự do hàng hải (TTXVN, Việt Nam-Ấn Độ nhất trí giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, http://www.tinhdoanquangngai.gov.vn/tin-tuc/4/2605/-viet-nam---an-do-nhat-tri-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-bang-bien-phap-hoa-binh/).
Trong tuyên bố chung Việt Nam-Ấn Độ vào tháng 11-2013 nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, hai bên khẳng định mong muốn và quyết tâm hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở Châu Á; tự do hàng hải ở Biển Đông không nên bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh các cam kết chung của các bên liên quan về việc tuân thủ và thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận... (Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ…; http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns131121171218 ).
Tiếp đó, Malaysia Reserve ngày 16- 2- 2014 dẫn lời Ngoại trưởng S. M. Krishna rằng, Ấn Độ chia sẻ mối quan tâm với các quốc gia Đông Nam Á trong việc đảm bảo sự thông thương hàng hải trên Biển Đông, nơi diễn ra các tranh chấp về chủ quyền. Biển Đông là một trong trong nhưng tuyến đường thương mại quan trọng nhất. Ấn Độ mong muốn tiếp tục duy trì những quy tắc quốc tế cơ bản trên Biển Đông. Theo ông Krishna, các tuyến đường thương mại truyền thống hay phi truyền thống đều cần được tôn trọng; không ai có quyền sở hữu một vùng biển cụ thể, bởi có những quy ước quốc tế quy định về điều này... (Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông; http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/an-do-ung-ho-tu-do-hang-hai-tren-bien-dong-2222982.html).
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ (28-10-2014) nêu rõ: Hai Thủ tướng tái khẳng định mong muốn và quyết tâm cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới. Hai bên nhất trí cho rằng, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông không thể bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng hoặc đe đoạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hai Thủ tướng hoan nghênh cam kết chung của các bên liên quan tuân thủ và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Hai Thủ tướng kêu gọi tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo đảm an ninh của các tuyến đường biển, an ninh hàng hải, chống cướp biển và các hoạt động tìm kiếm cứu nạn (Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ (28-10-2014); http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/tuyen-bo-chung-viet-nam-an-do-3099722.html).
Trong Tuyên bố chung Mỹ - Ấn Độ (1-2015) có đoạn: Hai bên kêu gọi Tầm nhìn chiến lược chung Ấn - Mỹ về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tuyên bố nêu rõ tầm quan trọng của việc “bảo vệ an ninh hàng hải và bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong toàn khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông” (Vấn Đề Biển Đông và Tuyên bố chung Ấn Độ – Mỹ; http://hoangsa.net/van-de-bien-dong-va-tuyen-bo-chung-an-do-my).
Vấn đề Biển Đông được đưa ra trong Tuyên bố chung của cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Ấn Độ (từ ngày 11-13/12/2015). Tuyên bố chung nêu rõ: Xét về tầm quan trọng sống còn của các tuyến đường ở Biển Đông đối với an ninh năng lượng, thương mại khu vực và làm nền tảng cho hòa bình, thịnh vượng ở Ấn Độ Dương, hai nhà lãnh đạo kêu gọi tất cả các nước tránh hành động đơn phương có thể gây căng thẳng trong khu vực. Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar cũng khẳng định, Biển Đông là quan tâm lớn của hai nước Ấn Độ và Nhật Bản, cả hai nước cũng có những lợi ích năng lượng tại đây. Ngoại trưởng Ấn Độ và Nhật Bản kêu gọi Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cần nhanh chóng được thiết lập. ( Nhật - Ấn nhất quán trước vấn đề Biển Đông; http://tgvn.com.vn/nhat-an-nhat-quan-truoc-van-de-bien-dong-18686.html).
[2] Tháng 9-2011, Ấn Độ và Việt Nam ký một thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí trên Biển Đông. Thỏa thuận này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Trung Quốc khi nước này quả quyết không hoạt động thăm dò nào được phép tiến hành trong các khu vực mà Trung Quốc "có quyền chủ quyền". Chính phủ Ấn Độ khẳng định bất chấp tuyên bố của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận đã ký với Việt Nam. Tuyên bố của Trung Quốc bị cả Ấn Độ và Việt Nam phản đối, và theo Liên hợp quốc, khu vực thăm dò này hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ấn Độ kiên quyết khẳng định ONGC sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí trên Biển Đông(Ấn Độ kiên quyết bảo vệ lợi ích trên Biển Đông; http://reds.vn/index.php/thoi-su/bien-dong/3209-an-do-kien-quyet-bao-ve-loi-ich-tren-bien-dong).
Theo truyền thông Ấn Độ ngày 3-6-2014, hãng dầu khí quốc doanh Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) có ý định tiếp tục kế hoạch thăm dò lô 128 trong dự án hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông. Trước đây, OVL từng gia hạn hợp đồng thăm dò lô 128 trong 2 năm, bất chấp sự phản đối ngang ngược và phi lý của Trung Quốc. Thỏa thuận gia hạn đó kết thúc vào tháng 6 và tờ báo chuyên về kinh doanh ở Ấn Độ Mint dẫn lời các lãnh đạo OVL cho biết, hãng này muốn gia hạn thêm 1 hoặc 2 năm nữa. Tờ Mint nhận định động thái của Ấn Độ sẽ củng cố quan điểm của Việt Nam về chủ quyền ở Biển Đông. Chuyên gia Alka Acharya, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại New Delhi, nhận xét với tờ Mint: “Rõ ràng, quyết định (gia hạn) trước đây có lý do chiến lược. Giữa lúc Trung Quốc đang làm om sòm lên, thì việc rút khỏi lô đó sẽ tạo ra ấn tượng Ấn Độ đang nhượng bộ” (Ấn Độ muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông; http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140604/an-do-muon-tiep-tuc-hop-tac-voi-vn-o-bien-dong.aspx).
Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10-2014, hai bên đã ký kết Thoả thuận Thăm dò dầu khí trên Biển Đông giữa Công ty ONGC Videsh và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc thăm dò khai thác các khu vực trên Biển Đông, trong vùng thuộc chủ quyền Việt Nam (Trung Quốc bực tức với Ấn Độ; http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-buc-tuc-voi-an-do-3100355.html).
Ngoại trưởng Swaraj, ngày 31-5-2015, nhấn mạnh: Ấn Độ đã làm rõ việc khai thác dầu ở Biển Đông, nghĩa là Delhi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong
Bình luận của bạn
Tin bài liên quan
Ấn Độ luôn bên cạnh Việt Nam (Qua những tư liệu, sự kiện lịch sử quan hệ hai nước từ năm 1975 đến nay) (Phần 1)
Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng thảo luận các tác động đa chiều đến chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Nam Á của Ấn Độ (Phần 5)
Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng thảo luận các tác động đa chiều đến chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Nam Á của Ấn Độ (Phần 4)
Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng thảo luận các tác động đa chiều đến chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Nam Á của Ấn Độ (Phần 3)
Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng thảo luận các tác động đa chiều đến chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Nam Á của Ấn Độ (Phần 2)
Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng thảo luận các tác động đa chiều đến chính sách phát triển cơ sở hạ tầng Nam Á của Ấn Độ (Phần 1)
Đối ngoại công chúng – công cụ quan trọng phát huy sức mạnh mềm của Ấn Độ (Phần 2)
Đối ngoại công chúng – công cụ quan trọng phát huy sức mạnh mềm của Ấn Độ (Phần 1)
Cơ hội hợp tác Việt Nam - Ấn Độ về nghiên cứu, giáo dục quyền con người trong bối cảnh đa dạng văn hóa và hội nhập quốc tế hiện nay (Phần 2)
Tin bài khác
Thời khắc Đài Loan của Ấn Độ
Hệ thống nội các ở Ấn Độ
Những nốt trầm trong chính trị Sri Lanka
Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Ấn Độ: Ban nhạc Parinday biểu diễn tại Việt Nam
ASEAN - Ấn Độ đề cao chủ nghĩa đa phương và hợp tác khu vực trước “những cơn gió ngược địa chính trị”
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ chúc mừng 75 năm Ngày Độc Lập của Cộng hòa Ấn Độ
Bất bình đẳng kỹ thuật số của Ấn Độ
Bất bình đẳng kỹ thuật số của Ấn Độ
Thị trường linh kiện chip Ấn Độ sẽ tăng lên 300 tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2026
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục