Ấn Độ tăng cường sức mạnh mềm ở Đông Nam Á
Trung Quốc có thể đã thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á bằng sức mạnh của cơ chế tài chính, nhưng những nỗ lực của Ấn Độ trong việc sử dụng sức mạnh mềm để khôi phục các liên kết lịch sử với khu vực này dường như đang mang lại kết quả.
Một cuộc hội nghị gần đây đã thu hút thanh niên từ tất cả 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và tiếp sau đó là trại sáng tác nghệ thuật Ấn Độ - ASEAN đầu tiên được tổ chức thành công ở Udaipur, cũng như lễ hội âm nhạc Ấn Độ - ASEAN đã được tổ chức ở New Delhi vào tuần trước. Trại sáng tác nghệ thuật nói trên gồm các nghệ sĩ nổi tiếng từ tất cả các quốc gia thành viên, còn lễ hội âm nhạc lần đầu tiên có sự tham gia của các ban nhạc nước ngoài.
Các sáng kiến khác nhằm tạo ra cầu nối giữa thanh niên Ấn Độ và ASEAN trong giai đoạn sắp tới đang được Ấn Độ chuẩn bị tổ chức nhân dịp lãnh đạo các nước ASEAN đến Ấn Độ tham dự hội nghị cao cấp kỷ niệm 25 năm hợp tác vào năm 2008. Trước đó, vào giữa tháng 11/2017, Thủ tướng Narendra Modi sẽ tới Philippines để tham dự Hội nghị Cấp cao Ấn Độ - ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nơi ông dự kiến phác họa viễn cảnh của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cùng với việc nêu ra các liên kết văn hoá và lịch sử phong phú giữa Ấn Độ với ASEAN.
Ông Prabir De, Chủ tịch Trung tâm Ấn Độ - ASEAN thuộc tổ chức nghiên cứu RIS thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết: “Quyền lực mềm của Ấn Độ trong ASEAN là không ai sánh kịp. Trái với nhận thức thông thường rằng, thế hệ trẻ ở Ấn Độ và Đông Nam Á đang trao đổi với nhau nhiều hơn thông qua không gian văn hoá - âm nhạc, nghệ thuật, trò chơi và giáo dục. Truyền thông xã hội đang có những tác động tích cực nhất đến quan hệ văn hoá”.
Một quan chức cho hay, thương mại, kết nối và văn hoá (3C) là cốt lõi của chính sách Đông Nam Á của Ấn Độ.
Một chuyên gia về quan hệ Ấn Độ - ASEAN cho biết: “Thiện chí của Ấn Độ ở Đông Nam Á được dựa trên cách tiếp cận lành mạnh, tương tự như vai trò của nước này ở Châu Phi, Tây Á và Trung Á. Không giống như Trung Quốc, Ấn Độ không theo đuổi một chính sách ngoại giao hung hăng, tránh né tình cảm của địa phương. Tiềm năng quyền lực mềm của Ấn Độ phải được tận dụng tối đa để tạo ra các liên kết với khu vực Đông Nam Á, một phần của khu vực mở rộng của chúng ta. "
Trong khi yoga đang trở nên phổ biến ở khu vực ASEAN, các liên kết Phật giáo và mạch nguồn Phật giáo ở Ấn Độ đang đóng vai trò là cầu nối để kết nối hai khu vực. Sức mạnh mềm của Ấn Độ được phản ánh thông qua Phật giáo, yoga, sự hồi sinh của Đại học Nalanda, các nhà nghiên cứu Ấn Độ học tại các trường đại học (Singapore, Malaysia, Indonesia), các trung tâm văn hoá Ấn Độ (Jakarta, Bali, Bangkok, Kuala Lumpur, Suva, Lautoka) và chung tay bảo tồn các di tích (Campuchia, Việt Nam, Lào).
Nhắc lại mối liên kết của Ấn Độ ở Indonesia, ông Yose Rizal Damuri, Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) tại Jakarta cho biết: “Những người Indonesia dành hàng tỷ để khôi phục lại tất cả các di tích và đền thờ Hindu. Họ đặt tên đồng tiền là rupiah, hãng hàng không tên là Garuda, trên đồng tiền 20.000 rupiah có hình ảnh Ganesha, các trường đại học của họ có tên như Gajah Mada, Đại học Sri Vijaya, Đại học Saraswati, và họ có ngân hàng Kubera, Ngân hàng Ganesh…, Hanuman là linh vật quân sự của họ…, và danh sách còn dài nữa. Hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata là những kho báu văn hoá của họ”.
Ngược lại, trong khi nhiều người gốc Trung Quốc hiện diện khắp vùng Đông Nam Á và “các con phố Trung Quốc” có thể được nhìn thấy khắp nơi, nhưng Trung Quốc có một cách tiếp cận đầy tính thương mại, Đông Nam Á là chìa khóa cho sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc, nhưng không gian dành cho sức mạnh mềm của họ lại rất nhỏ bé.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục