Australia: Nhân tố chủ chốt ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong năm 2018
Dưới thời Donald Trump, một nước Mỹ không thể dự đoán và theo chủ nghĩa cô lập đã mang đến ấn tượng bất hòa cho hệ thống quốc tế, không chỉ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tính khó tiên đoán mới của Washington và một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn đã làm gia tăng sự bất an của các đồng minh và đối tác của Mỹ. Đặc biệt, là Australia, một trong những đồng minh của Mỹ, hiện đã cùng các nước như Ấn Độ, Nhật Bản và các nước ASEAN như Singapore, chú ý đến cách tiếp cận không lường trước được của Chính quyền Trump đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời đã bắt đầu lên kế hoạch ứng phó.
Tridivesh Singh Maini*
"Tầm quan trọng của vai trò Australia trong việc tạo ra bất kỳ hình thức nào của trật tự Ấn Độ - Thái Bình Dương được nhấn mạnh vào năm 2007, khi Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ thiết lập "Đối tác bốn bên"".
Sự bảo lưu của Australia đối với chủ nghĩa cô lập Mỹ và chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc
Trong Sách Trắng về chính sách đối ngoại (2017) gần đây, Chính phủ Australia đã nhất trí lập luận ủng hộ sự tham gia mạnh mẽ hơn giữa Hoa Kỳ và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong khi chú ý đến tính khó tiên đoán mới trong cách tiếp cận của Mỹ đối với châu Á, Sách Trắng này cũng nhấn mạnh sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mặc dù Australia có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Bắc Kinh, thương mại song phương ước tính khoảng hơn 100 tỷ USD vào năm 2016, và các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Australia ước tính hơn 15 tỷ USD trong năm 2016, nhưng Sách Trắng đã không do dự thể hiện sự lo lắng về lập trường quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông:
"Australia đặc biệt quan tâm đến tiến trình và quy mô chưa từng có của các hoạt động của Trung Quốc. Australia phản đối việc sử dụng các đặc tính tranh chấp và các cấu trúc nhân tạo ở Biển Đông cho mục đích quân sự ".
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã không hề khoan nhượng với sự chỉ trích của Sách Trắng Australia. Một bài xã luận trong tờ Thời báo Hoàn cầu đã viết rằng:
“Trung Quốc có thể đặt mối quan hệ với Australia lại đằng sau, và không cần quan tâm đến tính nhạy cảm của nó”.
Không chỉ Sách Trắng của Australia thu hút sự chú ý đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, mà thế giới đã có sự hoài nghi đối với Sáng kiến “Vành đai, Con đường” của nước này. Bình luận về dự án này, Thứ trưởng Ngoại giao và Thương mại Australia, Frances Adamson, đã phát biểu rằng:
"Đặc biệt, chúng tôi biết từ các nước láng giềng ở Nam Thái Bình Dương rằng, các dự án cơ sở hạ tầng có thể đi kèm với các mức giá rất nặng, và việc hoàn trả các khoản vay này thường có thể bị tê liệt, và đó là lý do tại sao bạn mong đợi Australia quan tâm đến việc sắp xếp quản trị".
Vai trò của Australia ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và bộ tứ liên minh
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà phân tích của Australia đang cố gắng xây dựng một kết cấu khác ở Ấn Độ - Thái Bình Dương liên quan đến các lợi ích chung trong việc duy trì trật tự tự do. Trong đó, một trong những điều quan trọng nhất là, phát triển quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ và khuyến khích New Delhi đóng vai trò lớn hơn trong khu vực. Chính sách này có di sản lâu đời. Dưới thời của Chính phủ Công đảng Australia nhiệm kỳ trước, trong chuyến thăm cấp nhà nước của bà Julie Gillard tới Ấn Độ vào tháng 10 năm 2012, hai nước đã đưa ra một Tuyên bố chung nói rõ rằng:
"Ấn Độ và Australia chia sẻ lợi ích chung ở khu vực Ấn Độ Dương và duy trì sự ổn định và an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương".
Sách Trắng về Quốc phòng được công bố vào năm sau đó lần đầu tiên sử dụng cụm từ khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương" đã thu hút được giới truyền thông, từ đó làm cho Ấn Độ trở thành một bên liên quan trong trật tự quốc tế ở châu Á. Liên quan đến mối quan hệ với tiểu lục địa, Sách Trắng tuyên bố rằng:
"Ấn Độ và Australia chia sẻ quan tâm chung trong việc giúp giải quyết những thay đổi chiến lược đang xảy ra trong khu vực. Australia và Ấn Độ cũng là những đối tác thương mại quan trọng và chia sẻ cam kết về dân chủ, tự do hàng hải và một trật tự toàn cầu theo luật pháp quốc tế".
Với sự quan tâm ngày càng tăng của Australia đối với chủ nghĩa cô lập Mỹ, điều quan trọng cần lưu ý là nhận xét của Ngoại trưởng Rex Tillerson vào đêm trước chuyến thăm của ông vào tháng 10/2017 tới Ấn Độ. Phát biểu tại một sự kiện của tổ chức nghiên cứu Washington, ông Tillerson đã tham chiếu đến khả năng Australia 'neo giữ' quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản - Hoa Kỳ.
Tầm quan trọng của Australia trong việc tạo ra bất kỳ hình thức nào của trật tự Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên nổi bật trong năm 2007, khi Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ thành lập “Đối thoại bốn bên”. Nhưng do áp lực của Trung Quốc, Australia đã rời khỏi liên minh này. Một thập kỷ sau, cả bốn nước tham gia có một cái nhìn rõ hơn về ý định khu vực của Bắc Kinh, và Australia có vẻ không còn mù quáng trong việc nghe theo lộ trình của Trung Quốc.
Một cuộc họp của Hội nghị Bốn bên lần này được tổ chức tại Manila vào đêm trước của Hội nghị Cấp cao ASEAN, với đại diện từ cả bốn quốc gia. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Australia đưa ra các giá trị quan chung mà bây giờ kết nối bốn nước lại cùng nhau:
“Các quan chức đã kiểm tra các con đường nhằm đạt được các mục tiêu chung và giải quyết những thách thức chung trong khu vực. Điều này bao gồm việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, tôn trọng pháp luật quốc tế, tự do hàng hải và hàng không, tăng cường tính kết nối”.
Kết luận
Trong kỷ nguyên của Tổng thống Donald Trump, Australia hiện đang nổi lên như là một bên liên quan chính ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Trong một thế giới ngày càng không tự do, Canberra cần nhất quán trong cam kết của mình đối với tự do thương mại, mở cửa đường bờ biển và tự do hàng hải. Theo quan điểm của Ấn Độ, với việc xem Australia là một đối tác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, các biện pháp như luật chống nhập cư nghiêm ngặt hơn sẽ ảnh hưởng đến việc các công dân Ấn Độ đến Australia, điều này được coi là sự cô lập và không phù hợp với các khát vọng của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nền dân chủ.
Cùng với sự thận trọng, mối quan hệ Ấn Độ - Australia cần trở thành ngọn đèn dẫn dắt sự hợp tác và cởi mở, điều mà Chính phủ hai bên đã nhấn mạnh, và các nước trong nhóm Bộ tứ nói đến. Kết cấu trật tự này không cần chống Trung Quốc, nhưng nó phải có một lập trường rõ ràng và cứng rắn về những giá trị nhất định.
* Tridivesh Singh Maini, nhà phân tích chính sách ở New Delhi, liên kết với Viện Nghiên cứu quốc tế, Trường Jindal, Đại học Jindal Global, Sonipat.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://iapsdialogue.org/2018/01/03/australia-a-key-player-in-the-indo-pacific-in-2018/
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục