Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Động lực của mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam

Động lực của mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam

Ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào tháng 1/2018 với tư cách là khách mời trong Ngày Cộng hòa cùng với các nhà lãnh đạo ASEAN khác, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thăm chính thức Ấn Độ vào đầu tháng 3/2018.

05:33 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Rup Narayan Das*

Việt Nam luôn giữ vai trò chính, ít nhất về phương diện an ninh và yêu cầu chiến lược trong chính sách "Hành động Phía Đông" của Ấn Độ. Việt Nam đã luôn ủng hộ Ấn Độ tham gia vào ASEAN và các diễn đàn khác như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN và ADMM +.

Ấn Độ vốn đã có mối liên kết văn hoá với khu vực Đông Dương, trong giai đoạn cận đại, Ấn Độ đã tăng cường ủng hộ chính trị cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài.

New Delhi cũng đã tham gia tích cực vào Hội nghị Geneva lịch sử năm 1954 nhằm thiết lập hòa bình, mặc dù đó là điều hão huyền đối với khu vực. Giữa Thủ tướng Jawaharlal Nehru và nhà lãnh đạo vĩ đại của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có tình bạn sâu sắc và sự thông hiểu lẫn nhau.

Nhà lãnh đạo quân sự huyền thoại Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng được đánh giá cao ở Ấn Độ, đặc biệt là niềm tin cộng sản của những nhà lãnh đạo. Theo nghĩa đó, sự tham gia của Ấn Độ diễn ra trước cả chính sách "Hướng Đông", mà hiện là chính sách “Hành động Phía Đông”.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Narendra Modi vào năm 2016, quan hệ Ấn Việt đã được nâng lên thành "đối tác chiến lược toàn diện" . Ngoài ra, hai nước còn thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược và ngoại giao giữa hai nước.

Các quan chức quốc phòng của hai nước đã có các chuyên thăm viếng lẫn nhau. Các tàu hải quân từ Ấn Độ cũng đã ghé thăm cảng tại Việt Nam. Hải quân Ấn Độ đã cung cấp các trang thiết bị quan trọng cho tàu chiến Nga sản xuất của phía Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, Ấn Độ và Việt Nam tham gia tuần tra chung, và lực lượng hải quân hai nước đã tham gia một cuộc tập trận chung. Ấn Độ cũng đã sửa chữa và nâng cấp hơn 100 máy bay MiG của Không quân Việt Nam, cung cấp hệ thống điện tử và hệ thống radar cải tiến. Các phi công Không quân Ấn Độ đã huấn luyện cho các phi công phía Việt Nam.

Việc Ấn Độ tham gia vào Biển Đông thực sự đã tạo ra một bước ngoặt mới cho cam kết với Việt Nam và chính sách "Hành động Phía Đông" của Ấn Độ. Có người cho rằng, sự tham gia của Ấn Độ vào Biển Đông nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Thực tế là, hợp tác giữa tập đoàn ONGC Videsh và PetroVietnam đã bắt đầu từ những năm 1980, điều này dẫn đến việc ký kết hợp đồng khai thác giữa Hydrocarbon India Ltd, mà sau này đổi tên thành ONGC Videsh và PetroVietnam vào tháng 5 năm 1988.

Vào tháng 6/2006, hai bên đã ký thỏa thuận trao hai lô thăm dò 127 và 128 ở ngoài khơi Phú Khánh tại Việt Nam thông qua quy trình đấu thầu thông thường. Hợp đồng giữa ONGC Videsh và PetroVietnam được định kỳ cập nhật.

Tháng 7/2017, ONGC Videsh được gia hạn thêm hai năm để thăm dò lô dầu mỏ khí của Việt Nam trong vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông. Đây là phần mở rộng thứ năm của OVL để khám phá lô 128, giấy phép này có hiệu lực đến tháng 6 năm 2019.

Trong khi Ấn Độ muốn duy trì lợi ích chiến lược ở Biển Đông, thì phía Việt Nam muốn Ấn Độ phản đối sự can thiệp của Trung Quốc trong khu vực. Được biết, OVL đã nộp giấy phép xin gia hạn thăm dò vào tháng 5 năm 2017 cho Chính phủ Việt Nam.

OVL đã ký một hợp đồng chia sẻ sản phẩm cho lô 128 rộng 7,058 km2 vào năm 2006. Tuy công ty này đã không tìm thấy bất kỳ nguồn hydrocacbon nào trong lô nói trên nhưng vẫn tiếp tục đầu tư để duy trì lợi ích chiến lược của Ấn Độ.

OVL lần đầu tiên xin gia hạn thời gian thăm dò đến tháng 6/2014 và kéo dài thêm một năm nữa. Lần gia hạn thứ ba đã được cấp phép vào tháng 5/2015 và lần thứ tư vào năm 2016. Công ty cho đến nay đã đầu tư 50,88 triệu đô la vào lô nói trên.

Thỏa thuận này nhằm phát triển hợp tác lâu dài trong ngành công nghiệp dầu khí và sẽ có hiệu lực trong ba năm.

Hai công ty đều muốn hợp tác liên quan đến việc trao đổi thông tin về ngành dầu khí, đầu tư mới, mở rộng và các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí bao gồm tinh chế, vận chuyển và cung cấp ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước thứ ba.

Ngoài tập đoàn ONGC Videsh thuộc sở hữu nhà nước, các nhà đầu tư cá nhân như Essar Oil cũng đã tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Những nỗ lực của OVL về một giếng khoan ở lô 128 đã không thành công do những hạn chế về hậu cần trong việc neo đậu giàn khoan trên đáy biển cứng. ONGC Videsh trước đó đã bỏ lô 127 sau khi không tìm thấy hydrocarbon ở đó.

OVL tiếp tục hoạt động tại lô 6.1 trong cùng khu vực, năm 2011 – 2012 đã thu được 2 tỷ mét khối (BCM) khí đốt với 45% cổ phần tham gia.

Ấn Độ đã thể hiện thái độ rõ ràng về vấn đề Biển Đông. Ấn Độ khẳng định sự tham gia ở Biển Đông chỉ nhằm mục đích thương mại.

New Delhi cho rằng, vấn đề Biển Đông cần phải được giải quyết hòa bình bởi các nước liên quan, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Tuy nhiên, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải.

Giới chiến lược cho rằng, việc Ấn Độ tham gia vào Biển Đông là để đáp lại sự phát triển của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực Kashmir do Pakistan đang chiếm đóng, đó là các vấn đề Ấn Độ quan tâm sâu sắc.

Lập trường tinh tế của Ấn Độ là một cấu trúc an ninh hợp nhất, bao dung và dựa trên các quy tắc nhằm tăng cường an ninh tập thể, ổn định khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam có những nhu cầu và động lực riêng.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.thestatesman.com/opinion/dynamics-indias-ties-vietnam-1502596769.html


* Thành viên cao cấp Viện Nghiên cứu quốc phòng và phân tích, Ấn Độ. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Nguồn:

Cùng chuyên mục