Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hợp tác Thương mại và đầu tư Việt - Ấn

Hợp tác Thương mại và đầu tư Việt - Ấn

03:20 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

ThS Quách Thị Huệ*

Trong các vấn đề chính trị cũng như lĩnh vực chiến lược và quốc phòng, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng và bổ trợ, tuy nhiên quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia vẫn còn thấp hơn tiềm năng thực sự của hai nước. Kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia mới chỉ mức khiêm tốt là 10 tỷ USD trong năm 2017 và dự kiến đến năm 2020 con số này sẽ là  15 tỷ USD, một con số khá ấn tượng. 

Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế mới nổi và bắt đầu tự do hóa kinh tế tại những thời điểm khác nhau.  Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi Mới (tự do hóa kinh tế), do đó đi trước Ấn Độ - mới bắt đầu chương trình tự do hóa kinh tế đầu những năm 90. Tuy nhiên, về mức độ giảm đầu tư, tự do hóa thị trường vốn và tạo thuận lợi cho luồng vốn tư nhân cũng như luồng vốn nước ngoài đổ vào, Việt Nam vẫn còn đi sau Ấn Độ. Một trong rất nhiều lý do là, cả hai quốc gia đã và đang đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng giống nhau (như giầy dép, thiết bị di động, điện tử, may mặc, trà, cà phê, hạt tiêu, v.v.) trên thị trường quốc tế. 

Cho dù thực tế có như vậy, Việt Nam (là thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN) đã có thể gặt hái nhiều lợi ích từ mạng lưới khu vực hội nhập tốt hơn, cũng như từ việc Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức khác, mà Ấn Độ chưa gia nhập, như APEC, G-20 và các mạng lưới kinh tế khu vực khác. Mặc dù đang trên đà hội nhập kinh tế nhanh chóng với các quốc gia ASEAN, nhưng mãi đến năm 2007, Việt Nam mới bắt kịp các quốc gia này. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế cơ bản để hội nhập chuỗi giá trị khu vực. Trong suốt một thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã và đang củng cố và phát triển các năng lực sản xuất quan trọng trong nhiều lĩnh vực như thép, xi măng và dầu khí. Tính từ năm 2007, Việt Nam đã và đang duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt 6,29% và được xem là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á. Năm 2017, thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam đã đạt xấp xỉ 2.500USD.

Việt Nam cũng mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác kinh tế tốt hơn với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Phần lớn nguồn đầu tư vào Việt Nam đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Úc và các quốc gia ASEAN. Một trong những vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt liên quan đến vấn đề giảm sút đầu tư chính là sự tự do hóa thị trường vốn của nước này vẫn còn hạn chế, đến nay mới vẫn dao động ở mức từ 30% đến 40% . Việt Nam đã thực hiện nhiều thay đổi cơ cấu kinh tế nhưng lựa chọn dành cho Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn do thiếu năng lực quản lý doanh nghiệp, trình độ tiếng Anh yếu và các định chế tài chính vẫn kém phát triển. 

Trong bối cảnh như vậy, mối quan hệ kinh tế Ấn - Việt được xem là nền tảng quan hệ mang đậm dấu ấn tương lai. Trong quá trình ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Ấn Độ - Việt Nam năm 2009, Việt Nam luôn kỳ vọng Ấn Độ sẽ chấp nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường tự do, và chỉ khi đó Việt Nam mới được hưởng lợi ích từ Hiệp ước Thương mại Ấn Độ - ASEAN. Thành quả là thương mại song phương giữa hai nước đã tăng đáng kể. Trong giai đoạn trước khi ký Hiệp định FTA, thương mại song phương mới chỉ khoảng 1,2 đến 1,5 tỷ USD, nhưng đến nay con số này đã tăng gần gấp năm lần lên 7,5 tỷ USD (trong tám tháng đầu năm 2018). 

Trở ngại trong quan hệ thương mại song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam được cho là chưa có hệ thống chuẩn hóa, đổi hướng hàng hóa Trung Quốc đi qua Việt Nam, các hiệp định kinh doanh song phương giữa các tổ chức tài chính của hai nước, sự tương tác giữa hai cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế hoặc rất ít cũng như những nghi ngại trong cộng đồng doanh nghiệp về triển vọng cơ hội đầu tư ở mỗi nước. Nhờ nhân công giá rẻ và điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tốt hơn, trong mười năm trở lại đây (giai đoạn 2008-2017), Việt Nam đã thu hút tổng cộng 300 tỷ USD.

Hai nước vẫn cần khai thác các cơ hội đầu tư cũng như tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại dịch vụ. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại dịch vụ song phương theo bảng hướng dẫn tiêu chí đánh giá Ấn Độ - ASEAN, tuy nhiên, hiệp định này vẫn còn chờ triển khai do Philipines chưa phê chuẩn. Việt Nam cũng hướng đến việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hứa hẹn các chuẩn mực hội nhập và tốt hơn liên quan đến thương mại giữa các thành viên.

TPP đã không có được sự ủng hộ của Mỹ khi nước này thông báo rút khỏi Hiệp định và nhiều nhà bình luận đã bắt đầu đưa ra các dấu hiệu về tương lai hủy bỏ của Hiệp định TPP. Tuy nhiên, 11 nước còn lại vẫn còn đặt niềm tin vào tổ chức WTO+. Về vấn đề này, Ấn Độ đã tỏ rõ quan điểm nước này chưa sẵn sàng cho hiệp định TPP do nhiều vấn đề như rào cản kỹ thuật đối với thương mại, các vấn đề về vệ sinh và kiểm dịch thực vật, giảm cơ cấu ràng buộc về thời gian đối với thuế quan. Một trong những yếu tố cơ bản nhất của TPP chính là các nước thành viên sẽ được hưởng nhiều ưu đãi miễn trừ khi nhập nguyên vật liệu thô từ các quốc gia thành viên khác. Chế độ ưu đãi dành cho các thành viên TPP sẽ tạo ra một khu vực kinh tế thương mại lớn. Ấn Độ và Việt Nam không thể gặt hái những lợi ích từ các hiệp định thương mại song phương vì hai bên cần phải nỗ lực để đạt mục tiêu hợp tác kinh tế trong tương lai. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có thể là một nền tàng, nhưng Ấn Độ vẫn còn nhiều nghi ngại về Quy tắc Xuất xứ (ROO), quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm không dưới 35%.  

Về cơ chế giải quyết tranh chấp và Hiệp định Công nhận lẫn nhau (MRA), vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất; nhưng những vấn đề được giải quyết tốt nhất thông qua chủ động can thiệp chính trị. Đáng ngạc nhiên, cả Ấn Độ và Việt Nam đều không có bất kỳ  nghiên cứu khả thi nào để tiến hành nghiên cứu về các bổ sung thương mại và cũng không có ý định hướng tới hợp tác trong lĩnh vực sản xuất vì hai nước đề có lợi thế lao động rẻ và dồi dào. Hơn nữa, đã từng có nhiều trường hợp về hành vi lừa đảo trong thương mại giữa hai bên trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm. Bên cạnh đó, việc chưa có đường bay trực tiếp giữa hai quốc gia cũng là một trở lại lớn đối với hoạt động thương mại và đầu tư. 

Ấn Độ và Việt Nam cần hợp tác không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà cả trong lĩnh vực tái cơ cấu các ngành nghề kinh doanh, phát triển thương mại điện tử, kinh tế số, cơ sở hạ tầng, phát điện, sử dụng năng lượng hiệu quả, du lịch và tiếp vận xanh. Các dự án liên kết trong lĩnh vực khoa học - công nghệ sẽ giúp hai nước nắm bắt thị trường công nghệ trung bình và công nghệ cao.


* Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục