Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng (Phần 5)

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng (Phần 5)

Ở châu Á, từ đầu thế kỷ XXI, kinh tế Ấn Độ có được sự tăng trưởng chưa từng có, thành tựu này bắt nguồn chủ yếu từ việc thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1991 và ảnh hưởng tích cực của nó mang lại. Xét từ bình diện rộng hơn, Ấn Độ đã tiếp thu đồng thời các mô hình tự do hóa, tư hữu hóa và toàn cầu hóa.

05:52 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 4)

Kinh tế Ấn Độ: Xu thế, thách thức và triển vọng

Geethanjali Nataraj*

Nhưng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ mới nhậm chức đã tích cực thông qua các biện pháp khống chế ảnh hưởng do thâm hụt tài khoản vãng lai gây ra. Gần đây, họ đã đưa ra các biện pháp, ví dụ như nâng cao tỉ suất thuế nhập khẩu vàng, nhưng vấn đề đáng quan tâm nhất không chỉ hạn chế nhập khẩu, mà phải thu hút đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ cũng nỗ lực cung cấp các quỹ chỉ số khiến công cụ tài chính càng có sức hút hơn nhằm đập tan nhu cầu về vàng. Những người xây dựng chính sách rất quan tâm đến cách khống chế lạm phát và giải thích chính sách để đưa ta tín hiệu mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Nỗ lực này nhằm xây dựng lòng tin với giới đầu tư quốc tế, nâng cao đầu tư ngoài, đặc biệt là đầu tư vào thị trường tài chính. Tăng cung ứng đồng USD có lẽ có thể giải quyết được vấn đề tỉ suất hối đoái.

Bảng 4: Dòng tiền đầu tư nước ngoài (trăm ngàn USD)

Nguồn: Báo cáo của CụcDữ trự Ấn Độ, tháng 9 năm 2013

Năm ngoái, Ấn Độ đã xảy ra cuộc tranh luận về cách thức xây dựng chính sách thích ứng với thể chế tài chính toàn cầu, nhằm sửa chữa những khuyết điểm tồn tại trong nước, áp dụng phương thức tốt nhất để thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành dưới, tức các ngành nghề cần vốn đầu tư nước ngoài và có thể thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn, trong đó bao gồm các ngành bán lẻ và quốc phòng. Đồng thời, Ấn Độ cũng tranh luận kịch liệt về vấn đề cải cách tài chính; Ủy ban cải cách lập pháp do Srikrishan dẫn đầu đưa ra kiến nghị mạnh mẽ, những kiến nghị đó nhằm mở cửa kinh tế Ấn Độ, xây dựng bộ phận giám sát thống nhất, đồng thời khiến cho hoạt động đầu tư có hệ thống và thực dụng hơn.

Cơ sở hạ tầng

Do chính sách trưng thu đất đai thiếu minh bạch, đồng thời tồn tại nhiều bộ phận và quan liêu, nên nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng và công nghiệp Ấn Độ gần đây bị kéo dài[1]. Đồng thời, trong 12 kế hoạch thì dự toán cơ sở hạ tầng có số tiền đầu tư lên mức 100 tỉ USD, nhưng dự toán thiếu hụt vượt mức 500 tỉ Rupee. Hiện tại, thâm hụt tài chính liên tục tăng lên, môi trường đó đã hạn chế cơ hội đầu tư của các hạng mục sinh lời trong tương lai. Trong tài liệu này chỉ ra rằng, doanh nghiệp tư nhân sẽ tăng từ mức 37% lên mức 47% trong hạn mức đầu tư cơ sở hạ tầng, nhằm giúp chính phủ hoàn thành mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng. Lúc đó, do việc trưng dụng đất đai quá phức tạp, hệ thống giám sát tệ hại… nên hạng mục bị kéo dài, điều này đã đánh vào lòng tin của giới tư nhân khi tiến hành đầu tư. Do hệ thống giám sát chồng chéo, vấn đề nút chai đặc hữu giữa các bộ phận, nên rất nhiều hạng muc đối mặt với việc kéo dài và vượt chi nghiêm trọng, đến hiện tại có hơn 50% hạng mục đã bị kéo dài, hoặc mắc kẹt ở giai đoạn thực thi. Chính phủ chú ý đến vấn đề đầu tư giảm sút, nên đã áp dụng các biện pháp giải quyết vấn đề thắt cổ chai này. Việc thành lập Ủy ban Đầu tư thuộc nội các chính là bước đi quan trọng để giải quyết vấn đề. Theo báo cáo, đến tháng 3 năm 2013, Ủy ban này đã phê chuẩn thông qua hạng mục trị giá 74 tỉ Rupee[2].

Thúc đẩy nhân tố then chốt trong tăng trưởng kinh tế Ấn Độ

Nỗ lực gần đây của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ với thế giới, tức quyết tâm của chính phủ duy trì và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Một loạt các chính sách lớn mà Chính phủ áp dụng gần đây như: cơ chế điều tiết dòng tiền và công cụ vay ký quỹ, trọng điểm quan tâm chính là vấn đề các khoản vay xấu không ngừng tăng lên, bắt đầu thống nhất công khai thông tin ngân hàng, cấm các công cụ tài chính với tỉ lệ lãi suất bằng không, cũng như tích cực quân tâm đến tỉ suất hối đoái. Tất cả điều này chứng minh Chính phủ hạ quyết tâm giải quyết các vấn đề kinh tế xuất hiện gần đây.

Điều quan trọng hơn là, việc thành lập Ủy ban Đầu tư thuộc nội các, chấm dứt tái diễn kéo dài các hạng mục, bán các khoản phải thu thông qua mạng internet, cung cấp vốn tự do và lãi suất thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những biện pháp đó có thể nâng cao tiềm lực đầu tư của Ấn Độ, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các sản phẩm tài chính với nguồn thu cao có thể ngăn chặn đà lao dốc dự trữ của Ấn Độ, các công cụ tiền tệ và quản trị nên trên sẽ cải thiện nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng của Ấn Độ, sẽ tạo ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với Ấn Độ. Dưới nỗ lực tích cực của chính phủ, các nhân tố thúc đẩy tang trưởng kinh tế ở tốc độ cao sẽ tiếp tục phát huy vai trò.

Triển vọng kinh tế Ấn Độ

Kinh tế Ấn Độ hiện đang ở tình thế mệt mỏi, nhưng tương lai vẫn ở xu thế tích cực. Dự đoán bộ phận cốt lõi của Ấn Độ sẽ phục hồi, xuất khẩu tăng trưởng, tín dụng được mở rộng, đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế Ấn Độ tăng trưởng trong giai đoạn gần. Đồng Rupee trượt giá được xem là tiến triển theo hướng tích cực, bởi vì nó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Ấn Độ, đặc biệt là khi suy nghĩ đến việc nước này sẽ quản lý hiệu quả việc nhập khẩu vàng.

Điều quan trọng hơn là, lòng tin các nhà đầu tư tăng lên tương đối, dòng vốn ngắn hạn chưa xuất hiện sự tăng đột biến. Bộ phận giám sát thị trường tài chính Ấn Độ gần đây đã triển hành động nới rộng tiêu chuẩn phân phối trái phiếu các tổ chức đầu tư nước ngoài; từ đó giới đầu tư có thể đầu tư vào trái phiếu chính phủ, đồng thời trước khi tổng đầu tư đạt đến mức 90% thì không có giới hạn trên cho việc mua vào. Biện pháp này nhằm thúc đẩy dòng tiền nước ngoài chảy vào thị trường vốn Ấn Độ. Về phương diện kiều hối vẫn ở vị trí ưu tiên. Năm 2013, mặc dù tình hình thị trường tiền tệ Ấn Độ ảm đạm, nhưng kiều hối đạt mức 71 tỉ USD (cao hơn xuất khẩu IT của nước này). Những nhân tố nêu trên có thể điều chỉnh vấn đề mất cân bằng cung cầu USD, cuối cùng sẽ giải quyết được tình trạng ốm yếu tiền tệ của Ấn Độ. Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã ra thông báo rằng, có thể suy nghĩ nới lỏng định lượng vào năm 2014, nhưng với quyết định nới lỏng định lượng này, Ấn Độ và Brazil với tư cách là thành viên của G20 VÀ IMF đã ép Mỹ thực hiện sẽ là đòn đánh vào nền sản xuất của các nước đang phát triển. Những nhân tố trên có thể giúp Ấn Độ củng cố tiền tệ và thực lực quốc tế của bản thân.

Nếu kinh tế Ấn Độ có thể củng cố ưu thế chủ yếu của bản thân thì tốc độ tăng trưởng của nó sẽ có tiềm lực phục hồi trở lại mức 9-10%. Bước đi đầu tư và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là yếu tố quan trọng suy trì sự phát triển nền công nghiệp. Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, Ấn Độ phải tạo môi trường ổn định, đồng thời cũng phải cắt giảm sự ỷ lại với các nước phát triển phương Tây, tăng cường hợp tác với các nước châu Phi và Đông Nam Á. Ấn Độ quyết tâm mở rộng sản xuất (điều này sẽ quyết định công cuộc cải cách có thành công hay không và nhu cầu có được cải thiện hay không). Nó không chỉ hy vọng đánh vào thị trường xuất khẩu mới, mà còn hy vọng thực hiện sự đa dạng hóa các kênh nhập khẩu. Chính phủ thi hành các chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn, đồng thời tăng cường ký kết các hiệp định thương mại song phương với các nền kinh tế mới nổi châu Á, hơn nữa, nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công. Trong bối cảnh đó, ngành công nghiệp dịch vụ của Ấn Độ có triển vọng tốt hơn. Nhưng gần đây, Chính phủ Mỹ đã bãi bỏ, chính phủ Ấn Độ thông qua đề án bỏ 122 giấy phép, đồng thời chấp hành điều khoản tránh đánh thuế thông thường, điều này tạo nên thách thức rất lớn đối với ngành dịch vụ của Ấn Độ.

Về ngành nông nghiệp, năng lực sản suất tăng lên, người nông dân sẽ có được sự khích lệ về giá tốt hơn, chính phủ sẽ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, đồng thời thúc đẩy cải cách về đất đai và lao động. Biểu hiện của chính phủ Ấn Độ quyết định bởi cách thức tối ưu hóa bản thân, lấy lại lòng tin của nhà đầu tư toàn cầu. Cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm 2014, điều này cần Chính phủ nhanh chóng đưa ra các quyết sách, đồng thời nhanh chóng khiến chúng phát huy tác dụng.

Kết luận

Các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đã tuyên bố áp dụng các biện pháp ngắn hạn và dài hạn để đối phó với nguy cơ. Các biện pháp ngắn hạn bao gồm đơn giản hóa trình tự thủ tục, rút ngắn thời gian phê chuẩn, giảm thiểu thời gian phê chuẩn để cải thiện đầu tư, minh bạch hóa cơ chế thuế, tranh thủ quỹ bảo hiểm và dưỡng lão dôi dư, nới lỏng các quy định về khu kinh tế đặc biệt để thúc đẩy xuất khẩu, cũng như quản lý định giá năng lượng… Các biện pháp dài hạn gồm: thực hiện cụ thể hóa nền tảng công nghiệp chế tạo, cải cách bộ năng lượng, đánh giá hoạt động tư pháp về vấn đề lãnh thổ, khởi động cải cách chính trị, nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng, nâng cao nguồn năng lực…

Trách nhiệm tài chính năm 2003 và đề án quản lý dự toán quy định tỉ lệ thâm hụt tài chính giảm xuống mức 2.5% GDP, đồng thời xóa bỏ thâm hụt thu nhập. Nhưng dựa vào biểu hiện kém cỏi của đề án trên, chính phủ nên suy nghĩ đến việc điều chỉnh đề án một cách thích hợp, nhấn mạnh đến việc giám sát quy chế, tái xây dựng sự tín nhiệm về quản lý tài chính công. Chính phủ phải suy nghĩ đến việc hạn chế dự toán nghiêm khắc hơn. Ngoại trừ các biện pháp lập pháp ra, tình hình hiện tài yêu cầu chúng ta phải đưa ra các biện páp đảm bảo nền kinh tế Ấn Độ không rơi vào “bờ vực ngân sách”. Mở rộng mạng lưới thuế là một nhiệm vụ ưu tiên cấp bách. Hiện tại có thể nghiên cứu cách làm mang tính rút ngắn nội tại, tập trung thông qua mở rộng quy mô hoạt động kinh tế và duy trì lãi suất để mở rộng thu nhập. Ngoại trừ chính sách tài chính và tiền tệ ra, chúng ta còn có thể quan tâm đến mức độ đầu tư của nền kinh tế, các nhân tố cung ứng dẫn đến mức độ đầu tư sụt giảm, trong đó vấn đề nút chai thị trường lao động, sự lạc hậu về cơ sở hạ tầng, tính không xác định của chính sách và các chướng ngại về giám sát (triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2013). Chính phủ Ấn Độ có thể tập trung nâng cao lòng tin nhà đầu tư, làm rõ các chính sách, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư trực tiếp nước ngoài về thương mại điện tử, đồng thời thông qua việc thực thi các chính sách công nghiệp mới, từ đó giúp nền kinh tế trong nước vượt qua khủng hoảng trước mắt, quay trở lại với quỹ đạo tăng trưởng cao.

* Nghiên cứu viên cao cấp Observer Research Foundation, India

[1] Romit Guha, IMF: India Should Resolve 'Bottlenecks', 2013, http://www.wsj.com/articles/SB10001424127887324077704578357860671342102

[2] CII(2013)

Người dịch: ThS Đỗ Khương Mạnh Linh
Hiệu đính: PGS, TS Lê Văn Toan

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục