Nhược điểm trong chính sách đối với Nga của chính quyền Biden
Có nhiều điều Chính quyền Biden đã làm đúng về phương diện quản lý cuộc khủng hoảng Ukraine phát động bởi Nga.
Giám đốc CIA đã truyền đạt sự hiểu biết của chúng ta về việc triển khai quân sự cũng như sự phản đối của chúng ta với Moscow. Giám đốc tình báo quốc gia đã chia sẻ thông tin với các đồng minh NATO. Ngoại trưởng cảnh báo về các hoạt động thông tin sai lệch của Nga. Bộ trưởng Quốc phòng và các Tham mưu trưởng đã dự kiến duy trì sự ổn định và sẵn sàng, trong đó Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh rằng “hành động đối với Ukraine sẽ đạt được điều mà Nga nói rằng họ không muốn - một liên minh NATO được củng cố và giải quyết ở sườn phía Tây của mình.” Và chính quyền đang điều phối việc cung ứng khí đốt một cách linh hoạt nếu Nga cắt đứt nguồn cung ứng cho châu Âu.
NATO cũng đưa ra phản ứng mạnh mẽ nhằm trấn an các quốc gia ở tiền tuyến bằng cách xem xét triển khai thêm lực lượng quân sự của liên minh, và tái khẳng định cam kết với các thành viên mới tiềm năng. Việc đoàn kết 30 quốc gia lại với nhau là một thành tựu to lớn khi Tổng thống Nga Putin đưa Ukraine vào trong tầm ngắm và đe dọa bắn con tin trừ khi NATO đảo ngược 30 năm an ninh châu Âu.
Bất chấp những thành công đã đạt được này, xem ra Nga vẫn sẵn sàng xâm lược Ukraine. Tổng thống Putin vẫn đe dọa sử dụng vũ lực quân sự, ngược lại Tổng thống Biden phát đi thông điệp rằng, Mỹ sợ việc đối đầu quân sự với Nga. Ngay cả khi Mỹ không sẵn sàng chung vai chiến đấu cùng với người Ukraine, nhưng nếu người Nga sẵn sàng khai chiến, điều đó là một lợi thế đàm phán lớn đối với Nga, bởi vì cuối cùng chúng ta cam đoan rằng, họ không cần phải lo lắng về chúng ta.
Vấn đề thực sự trong chính sách điều hành chính là Tổng thống Biden. Bản chất thiển cận trong quyết sách của Biden, bao gồm cả việc ông phụ thuộc vào những cố vấn cùng chí hướng, thiếu tư duy chặt chẽ, điều này tạo ra một kiểu kiêu ngạo có thể dẫn đến những sai sót không thể cưỡng lại. Đề xuất ngẫu nhiên của Biden vào tháng trước rằng, "một cuộc xâm nhập nhỏ" của Nga có thể không đưa đến một phản ứng cứng rắn từ chính quyền Mỹ. Điều này cũng gây nên sự chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Ukraine. Điều khiến người ta kinh hãi nhất là, Tổng thống Biden cho người Nga biết rằng, họ không cần lo sợ viễn cảnh quân đội Mỹ chiến đấu để bảo vệ chủ quyền của Ukraine và trật tự thời hậu chiến, đồng thời tuyên bố công khai rằng “sẽ không có bất kỳ lực lượng Mỹ nào tiến vào Ukraine”.
Cách giải thích thoải mái nhất về các hành động của Tổng thống Biden có thể là, trong cuộc đối đầu giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, việc truyền đạt các giới hạn của các hành động tiềm năng có thể làm giảm nguy cơ tính toán sai lầm hoặc leo thang. Và sau thất bại nhục nhã khi rút khỏi Afghanistan, bất kỳ lời đe dọa chiến tranh nào do ông Biden đưa ra sẽ thực sự khó khiến người khác tin tưởng, vì vậy có lẽ Tổng thống Biden có thể tự an ủi rằng, điều đó khiến các lệnh trừng phạt và các hình phạt khác mà phương Tây đang đe dọa càng trở nên đáng tin cậy hơn.
Nhưng đó chính xác là nguyên nhân Tổng thống Bidennên thiết lập lại khả năng răn đe bị tổn hại bởi các quyết định về Afghanistan của ông. Việc triển khai quân đến Ba Lan, Đức và Romania là một khởi đầu tốt, nhưng chúng chỉ truyền tải rằng Mỹ sẽ chỉ chiến đấu để bảo vệ các thành viên NATO hiện tại, chứ không phải các quy tắc trật tự đã ổn định châu Âu. Vì vậy, Nga biết rằng, họ sẽ không đối đầu với lực lượng Mỹ nếu xâm lược Ukraine, hơn nữa trên thực tế, chúng ta đã thừa nhận với người Nga về một phạm vi ảnh hưởng để làm mồi cho các quốc gia bên ngoài ranh giới của NATO. Khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2014, quân đội của họ không đeo phù hiệu; vào năm 2022, họ đang tập trung lực lượng. Đây là cách mà một trật tự quốc tế sụp đổ.
Thay vì loại trừ sự can dự của quân đội Mỹ trong lãnh thổ Ukraine, ông Biden có thể tập trung vào thực tế là Mỹ và Canada đã có các lực lượng ở Ukraine giúp huấn luyện quân đội để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của họ. Mỹ không có nhiều quân ở đó - chưa đến 200 thành viên thuộc Vệ binh Quốc gia Florida - và họ không phải là một lực lượng chiến đấu, không có gì có thể đe dọa Nga. Giúp các quốc gia phát triển đủ mạnh để tự vệ phù hợp lợi ích của Mỹ. Một nguyên tắc cơ bản ở châu Âu kể từ khi Thế chiến II kết thúc là các biên giới thay đổi bằng đàm phán hòa bình chứ không phải vũ lực. Điều đó đã làm cho châu Âu trở nên hòa bình và cho phép nó phát triển thịnh vượng - và cũng giúp Mỹ an toàn và thịnh vượng.
Ngoài việc thiếu khả năng răn đe, Tổng thống Biden đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng để giúp người Mỹ hiểu tại sao chúng ta nên quan tâm đến những gì xảy ra ở Ukraine.
Nếu Nga tấn công Ukraine, ông Biden cũng nên chuẩn bị cho người dân Mỹ và các đồng minh của Mỹ về những hy sinh mà mọi người có thể phải chịu đựng. Nguy cơ chiến tranh tràn sang các đồng minh NATO mà Mỹ có nghĩa vụ nghiêm túc bảo vệ. Mỹ rất có thể sẽ phải chi nhiều hơn cho quốc phòng nếu Nga cho thấy các quy tắc hòa bình không còn phù hợp. Có thể sẽ có hàng triệu người Ukraine chạy trốn chiến tranh, họ sẽ cần nơi ẩn náu. Tại Mỹ, chúng ta có thể sẽ chứng kiến giá khí đốt trở nên đắt đỏ hơn bởi Nga có thể gây ảnh hưởng đến giá dầu. Chúng ta rất có thể nhận thấy nguy cơ thậm chí còn cao hơn các chiến dịch tung thông tin sai lệch của Nga. Và chúng ta cũng có thể phải đối phó với một liên minh Nga-Trung thậm chí còn mạnh hơn để cản trở các lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới. Đây đều là những phát triển không được chào đón, và đó là lý do tại sao ông Biden cần thu hút sự ủng hộ của công chúng.
Thế giới đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn đối với các lợi ích của Mỹ. Đó không phải lỗi của ông Biden, mà đó là lỗi của Vladimir Putin và Tập Cận Bình. Họ là những người đe dọa hàng xóm. Nhưng ông Biden không giải thích đầy đủ cho người Mỹ những gì đang xảy ra, tại sao chúng ta nên quan tâm hoặc chúng ta nên làm gì về điều đó.
Những sai lầm của chính quyền Biden về chính sách an ninh quốc gia không phải là sai lầm của sự phối hợp giữa các bộ phận hoặc sai lầm của các thành viên nội các. Chúng phần lớn là những sai lầm do chính Tổng thống đưa ra: lớn tiếng tuyên bố “đặt nhân quyền trở lại trung tâm trong chính sách đối ngoại” nhưng trên thực tế lại không làm như vậy, liên kết “chính sách đối ngoại cho tầng lớp trung lưu” với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, không tạo ra được một chính sách kinh tế quốc tế giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tệ hại nhất là các quyết định về Afghanistan.
Tôi tin rằng những rắc rối của ông Biden bắt nguồn từ sự kiêu ngạo, cho rằng ông ta là đúng - luôn đúng - về những vấn đề mà các khuyến nghị chính sách của ông không được thông qua khi ông còn là thượng nghị sĩ hoặc phó tổng thống, đặc biệt là khi đưa ra quyết định về các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Thay vì chỉ định một nhóm an ninh quốc gia mạnh mẽ, độc lập, thì ông Biden thường bổ nhiệm cấp dưới cũng như các quan chức là những người của chính quyền Obama, những người hoặc đồng ý với quan điểm của ông ta, hoặc thuận theo quan điểm của ông. Và khi Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân cố gắng thay đổi quyết định rút quân khỏi Afghanistan thì họ đã không thành công.
Việc thiếu nhiều quan điểm mới trong chính quyền không chỉ khiến tổng thống thiếu sự nghiêm cẩn trong các cuộc tranh luận chính sách nội bộ; điều đó cũng có nghĩa là chính quyền không chuẩn bị cho những lời chỉ trích không thể tránh khỏi. Điều này được thể hiện khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao tỏ ra khó chịu khi một nhà báo gây áp lực cung cấp thêm thông tin về những khẳng định của họ về hoạt động bí mật của Nga, và khi thư ký báo chí Nhà Trắng cáo buộc một thượng nghị sĩ là “con vẹt cho luận điểm của Nga”. Một tổng thống tốt hơn sẽ hiểu rằng, các chính sách chỉ có hiệu lực khi giành chiến thắng trong tranh luận chính trị, chứ không phải khi tổ chức chính phủ để né tránh chúng.
Các quốc gia độc tài rất yếu đuối bởi vì các nhà lãnh đạo của họ bị vây quanh bởi những người không hoặc không thể thách thức các sai lầm. Các xã hội tự do có thể chậm áp dụng các chính sách nhưng thực hiện chúng lâu bền hơn ngay cả khi phải trả giá đắt vì các nhà lãnh đạo phải giành chiến thắng trong lập luận chính trị và giành được sự ủng hộ. Các lựa chọn của Tổng thống Biden đang làm giảm khả năng phục hồi của chính sách, bởi vì ông ta đã thỏa mãn thiên kiến của ông ta hơn là xây dựng sự hỗ trợ rộng rãi hơn cho những điều khó khăn mà thời đại cần chúng ta thực hiện.
Chúng ta nên biết ơn Tổng thống Biden đang nắm quyền trong cuộc khủng hoảng này chứ không phải là Tổng thống Trump, với tính cách hiếu chiến thất thường và sự ngưỡng mộ đối với những kẻ độc đoán vốn là đặc trưng của các chính sách của ông ta.
Tuy nhiên, chúng ta có khả năng tránh chiến tranh với Nga bằng cách hỗ trợ ngoại giao với sức mạnh quân sự để tăng cường khả năng răn đe hơn là thông báo cho kẻ thù của chúng ta những gì chúng ta sợ hãi. Tổng thống Biden cần nâng cao năng lực của chính mình.
Bà Kori Schake, một chuyên gia chính sách đối ngoại từng làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao dưới thời chính quyền George W. Bush, hiện là Giám đốc Nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI).
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.nytimes.com
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục