Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phân tích diễn biến chính sách Trung Á của Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh (Phần 3)

Phân tích diễn biến chính sách Trung Á của Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh (Phần 3)

Từ năm 1991 khi các nước Trung Á giành được độc lập đến nay, chính sách Trung Á của Ấn Độ đã trải qua ba giai đoạn phát triển. Từ năm 1991 đến năm 1998, nhiệm vụ chủ yếu của chính sách Trung Á giai đoạn này là tăng cường sự tiếp xúc với các quốc gia Trung Á mới độc lập, tạo nền móng cho sự phát triển mối quan hệ của Ấn Độ và Trung Á. Từ năm 1998 đến năm 2001, cùng với tình hình quốc tế và nhu cầu phát triển Ấn Độ, các nước Trung Á đã trở thành đối tác quan trọng để Ấn Độ thúc đẩy phát triển kinh tế và chống lại chủ nghĩa khủng bố cực đoan. Từ năm 2001 đến nay, Ấn Độ đã tăng cường sự quan tâm và đầu tư của mình ở khu vực Trung Á, nỗ lực tăng cường hợp tác với các nước Trung Á về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa v.v…, ảnh hưởng của Ấn Độ ở Trung Á cũng theo đó tăng lên. Mặc dù sự phát triển quan hệ của Ấn Độ với các nước Trung Á vẫn còn chịu một số hạn chế, nhưn

03:36 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

Phân tích diễn biến chính sách Trung Á của n Đ sau Chiến tranh Lạnh

Chu Minh*

III. Giai đoạn nhấn mạnh sự tồn tại ở khu vực Trung Á thông qua hợp tác toàn diện (2001 đến nay)

Sự kiện 11 tháng 9 khiến tình hình quốc tế xảy ra một loạt những biến đổi, đồng thời cũng làm thay đổi chính sách Trung Á của Ấn Độ. Đầu tiên, nó thay đổi chiến lược toàn cầu của Mỹ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến diễn tiến của toàn bộ hệ thống quốc tế. Cụ thể với khu vực Trung Á, Trung Á trở thành điểm tựa để Mỹ tiến hành chiến tranh chống khủng bố toàn cầu, Mỹ mượn cơ hội gia tăng địa vị chính trị quân sự ở khu vực Trung Á. Thông qua đóng quân ở Trung Á, Mỹ không những chống lại một cách có hiệu quả các tổ chức “căn cứ” Afghanistan và Taliban, mà còn lợi dụng viện trợ kinh tế để lôi kéo các nước Trung Á, làm suy yếu mối liên hệ truyền thống giữa các nước Trung Á và Nga, khiến cho bố cục địa chính trị Trung Á vốn do Nga giữ vai trò chủ đạo đã xảy ra sự thay đổi lớn. Với việc Mỹ tăng cường can thiệp vào các vấn đề Trung Á, Nga đã sử dụng các biện pháp để khôi phục ảnh hưởng truyền thống ở Trung Á, đồng thời tiến hành hợp tác chiến lược với Trung Quốc ở Trung Á. Sự cạnh tranh của Trung, Nga, Mỹ ở Trung Á về an ninh, tài nguyên dầu mỏ, địa chính trị ngày càng khốc liệt. Chính quyền Afghanistan, Taliban bị hủy diệt đã cải thiện căn bản môi trường an ninh bên ngoài của các quốc gia Trung Á, các nước Trung Á cũng mượn cơ hội để giảm bớt sự ỷ lại vào Nga. Trong bối cảnh các nước Trung Á bắt đầu tiến hành đa nguyên cân bằng chính sách ngoại giao, Ấn Độ là nước lớn có sức mạnh ngày càng tăng trong hệ thống quốc tế, hi vọng tăng cường sức ảnh hưởng của mình ở khu vực Trung Á. Về phát triển trong nước, từ đầu thế kỷ XXI, kinh tế Ấn Độ phát triển nhanh, chiến lược thay thế nhập khẩu vốn có được thay thế bởi chiến lược thay thế xuất khẩu. Sự thay đổi chiến lược phát triển kinh tế, về khách quan cũng yêu cầu Ấn Độ chuyển hướng từ chú ý các vấn đề trong nước sang tích cực chú ý và ảnh hưởng sự phát triển thế giới bên ngoài. Ấn Độ càng hòa nhập với thế giới, càng cần tăng cường mối liên hệ về mọi mặt với thế giới bao gồm cả các nước Trung Á. Trung Á là khu vực lân cận Ấn Độ, là một trong những khu vực trong chiến lược trỗi dậy của Ấn Độ. Thêm vào đó, sự phát triển kinh tế của Ấn Độ khiến nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng, cùng với tình trạng bất ổn ở Trung Đông, làm cho Ấn Độ ngày càng dành nhiều sự chú ý đến các nguồn năng lượng thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hết ở Trung Á và khu vực Caspian. Vì vậy, có thể nói sau sự kiện 11 tháng 9, tình hình Ấn Độ trong nước và quốc tế thay đổi, tạo cơ hội cho Ấn Độ tăng cường sự hiện diện ở Trung Á, đồng thời còn tạo thành giới hạn nhất định cho Ấn Độ can thiệp vào các vấn đề Trung Á.

Từ năm 2001 đến nay, mục tiêu chính của Ấn Độ khi tham gia vào các vấn đề Trung Á là: tiếp tục củng cố mối quan hệ thân thiện với các nước Trung Á; ngăn chặn các nước Trung Á chuyển hướng sang các thế lực thù địch chống Ấn Độ; tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước Trung Á trong lĩnh vực năng lượng và thương mại; tăng cường hợp tác với các nước Trung Á trong lĩnh vực an ninh, bao gồm cả an ninh phi truyền thống; dựa vào cơ chế song phương và đa phương, tiến hành tham vấn và phối hợp tích cực với các nước Trung Á về các vấn đề quốc tế và các vấn đề khu vực quan trọng, để thúc đẩy lợi ích quốc gia của Ấn Độ; mở rộng giao lưu, thúc đẩy phát triển củng cố chính thể và dân chủ quốc gia Trung Á, một mặt tăng cường ảnh hưởng của Ấn Độ, mặt khác để duy trì sự ổn định ở Trung Á, ngăn chặn khu vực Trung Á rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị. Đối với hai giai đoạn trước, giai đoạn này lợi ích mà Ấn Độ theo đuổi ở Trung Á rộng hơn, tâm lý theo đuổi cũng cấp bách hơn, nên nguồn lực đầu tư cũng dồi dào hơn. Chính sách Trung Á tích cực này, phản ánh sức mạnh quốc gia của Ấn Độ đang ngày càng phát triển, cùng với đó là tham vọng quyền lực ngày càng hiện rõ.

Để thực hiện những mục tiêu trên, Ấn Độ đã sử dụng những biện pháp sau ở khu vực Trung Á:

Về chính trị, Ấn Độ đưa ra chính sách ngoại giao hòa thuận, láng giềng, hữu nghị, cùng phát triển, không ngừng thúc đẩy mối quan hệ chính trị với các nước Trung Á. Trong thời kỳ này, các cuộc họp cấp cao giữa Ấn Độ và các quốc gia Trung Á diễn ra thường xuyên, quan hệ hai bên phát triển đều đặn. Tháng 2 năm 2002, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev có chuyến viếng thăm Ấn Độ, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung; tháng 8 năm 2008, Tổng thống Tajikistan Rahmon đến thăm Ấn Độ một lần nữa, đồng thời cũng đưa ra một Tuyên bố chung. Tổng thống các nước Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan lần lượt có các chuyến viếng thăm đến Ấn Độ và đưa ra những Tuyên bố chung. Ngoài các chuyến thăm song phương cấp cao, Ấn Độ còn tổ chức một số cuộc họp cấp cao với lãnh đạo các nước Trung Á trong khuôn khổ đa phương như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Hội nghị thượng đỉnh về phối hợp hành động và củng cố lòng tin ở châu Á (CICA). Có thể thấy, những tương tác cấp cao này, hữu ích cho việc củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị về chính trị giữa Ấn Độ và giữa các quốc gia Trung Á, cộng với việc hai bên không có các tranh chấp lịch sử và lãnh thổ, có thể dự đoán, lập trường trung lập của Ấn Độ ở Trung Á giúp Ấn Độ giành tình cảm tốt của các nhà lãnh đạo và người dân các quốc gia Trung Á.

Về kinh tế, Ấn Độ tập trung vào hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Không giống với hai giai đoạn đầu, khuôn khổ pháp lý và thể chế được thiết lập từ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai bên. Từ năm 2011 đến nay, Ấn Độ bắt đầu tăng cường đầu tư, sử dụng các biện pháp thiết thực thực hiện hợp tác kinh tế. Tiêu biểu nhất là Ấn Độ rất nỗ lực để nhập các nguồn tài nguyên dầu khí ở Trung Á và khu vực Caspian, các đối tác chính là những nước giàu tài nguyên dầu khí Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan. Tháng 4 năm 2005, tháng 9 năm 2006, nhóm làm việc chung Ấn Độ và Kazakhstan đã tổ chức hai cuộc họp về nhiên liệu hydrocarbon, thảo luận làm thế nào để đối phó các vấn đề cụ thể trong việc khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí. Tháng 10 năm 2006, Ủy ban Chính phủ Ấn Độ và Turkmenistan thảo luận về tính khả thi của việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ (gọi tắt là các đường ống dẫn khí đốt TAPI). Được sự thúc đẩy tích cực của Mỹ, tháng 12 năm 2010, bốn quốc gia cuối cùng đã ký một thỏa thuận khung về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt TAPI. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây trong hợp tác dầu khí với Uzbekistan. Việc ký kết các thỏa thuận và triển khai các cuộc họp, chứng tỏ để đảm bảo việc phát triển thuận lợi của kinh tế trong nước, Ấn Độ đã coi việc khai thác nguồn năng lượng ở Trung Á và Caspian là một phần quan trọng của chiến lược kinh tế nước ngoài.

Ngoài hợp tác về lĩnh vực năng lượng, quan hệ thương mại của Ấn Độ và các nước Trung Á cũng có những bước tiến dài. Ấn Độ coi việc cải thiện thương mại với các nước Trung Á là một trong những hướng ưu tiên hàng đầu trong chính sách Trung Á. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, sức mạnh kinh tế của Ấn Độ được nâng cao, quy mô hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và các nước Trung Á cũng không ngừng mở rộng, khối lượng thương mại tăng lên theo từng năm. Ngoài ra, Ấn Độ còn thành lập những xí nghiệp liên doanh với các nước Trung Á trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, nông nghiệp, công nghệ cao, dược phẩm..., các sản phẩm trà, thuốc men, đặc biệt là các sản phẩm hóa chất của Ấn Độ có một chỗ đứng vững chắc tại thị trường Trung Á. Để duy trì sự ổn định ở Trung Á và giành được thiện chí của các nước này, Ấn Độ cũng đã cung cấp cho các quốc gia Trung Á một số khoản vay viện trợ và lãi suất thấp.

Ấn Độ tăng cường hợp tác với các nước Trung Á về lĩnh vực an ninh, chủ yếu thể hiện ở sự hợp tác về chống lại 3 thế lực thù địch và an ninh phi truyền thống. Từ năm 2001 đến nay, Ấn Độ lần lượt ký một số thỏa thuận hợp tác chống khủng bố, xây dựng nhóm liên minh chống khủng bố và tiến hành những hành động chống khủng bố, đồng thời tăng cường hợp tác về phương diện cấm buôn bán vận chuyển trái phép chất ma túy. Điều này phản ánh Ấn Độ luôn coi trọng lập trường tăng cường mối quan hệ với Tajikistan ở Trung Á. Sau đó, năm 2002, 2003, 2006, Ấn Độ lần lượt ký kết thỏa thuận xây dựng tổ công tác liên minh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế với Kazakhstan, Uzbekistan và Tajikistan. Từ 10 đến 13/11/2010, Tổng tham mưu trưởng lục quân Ấn Độ đến thăm Tajikistan, hội đàm với tổng thống Rahmon, thảo luận về tình hình chống khủng bố và Afgahnistan. Về lực lượng an ninh truyền thống, Ấn Độ tích cực triển khai hợp tác với các nước Trung Á về đối thoại quốc phòng song phương và quân sự khoa học kỹ thuật, cung cấp nhân lực đào tạo quân sự, tăng cường hoạt động liên hợp và năng lực hài hòa về vấn đề chống khủng bố. Việc chống khủng bố và cấm ma túy, là lĩnh vực tương đối dễ triển khai hợp tác, vì nó đem lại kết quả có lợi cho cả hai bên: Ấn Độ có thể mượn cơ hội này để tăng cường sức ảnh hưởng ở khu vực Trung Á, còn các nước Trung Á có được sự ủng hộ của Ấn Độ, lấy Ấn Độ để cân bằng lực lượng của Nga, Mỹ, Trung Quốc.

Tóm lại trong giai đoạn này, Ấn Độ bắt đầu phát triển toàn diện mối quan hệ hợp tác với các nước Trung Á. Về lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự, Ấn Độ đều có những nỗ lực thúc đẩy phát triển củng cố mối quan hệ hữu nghĩ song phương. Về phương pháp, Ấn Độ một mặt dựa vào sức mạnh của mình ngày càng lớn, tăng cường đầu tư vào các nước Trung Á; mặt khác, Ấn Độ thông qua việc duy trì mối quan hệ thân thiện truyền thống với Nga, cải thiện mối quan hệ với Mỹ, mượn sức ảnh hưởng lớn của hai quốc gia này ở Trung Á, gia tăng ảnh hưởng của mình trong các vấn đề Trung Á. Về trọng điểm trong chính sách Trung Á của Ấn Độ, dựa vào tình hình phát triển của các nước Trung Á và mục tiêu chính trị của mình, Ấn Độ coi Tajikistan, một nước nhỏ ở khu vực Trung Á là đối tượng viện trợ chủ yếu của mình, coi hai nước giàu tài nguyên Kazakhstan và Turkmenistan là đối tượng ngoại giao năng lượng chính, Kazakhstan và Uzbekistan do kinh tế phát triển nhanh chóng nên trở thành đối tượng chủ yếu trong khai thác kinh tế, về phương diện lịch sử tôn giáo và nhân tố khu vực, Uzbekistan và Tajikistan là đối tượng hợp tác an ninh chủ yếu của Ấn Độ. Chính sách Trung Á của Ấn Độ giai đoạn này mang tính tích cực, chủ động, thậm chí còn có tham vọng xây dựng môi trường địa chính trị ở khu vực này. (Xem tiếp phần 4)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

* Nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Chính trị quốc tế, Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế, trường Đảng Trung ương Trung Quốc.

Nguồn: Nghiên cứu Nam Á (Tiếng Trung), Số 1/2012, Tr.15-29

Nguồn:

Cùng chuyên mục