Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phân tích diễn biến chính sách Trung Á của Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh (Phần 4)

Phân tích diễn biến chính sách Trung Á của Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh (Phần 4)

Từ năm 1991 khi các nước Trung Á giành được độc lập đến nay, chính sách Trung Á của Ấn Độ đã trải qua ba giai đoạn phát triển. Từ năm 1991 đến năm 1998, nhiệm vụ chủ yếu của chính sách Trung Á giai đoạn này là tăng cường sự tiếp xúc với các quốc gia Trung Á mới độc lập, tạo nền móng cho sự phát triển mối quan hệ của Ấn Độ và Trung Á. Từ năm 1998 đến năm 2001, cùng với tình hình quốc tế và nhu cầu phát triển Ấn Độ, các nước Trung Á đã trở thành đối tác quan trọng để Ấn Độ thúc đẩy phát triển kinh tế và chống lại chủ nghĩa khủng bố cực đoan. Từ năm 2001 đến nay, Ấn Độ đã tăng cường sự quan tâm và đầu tư của mình ở khu vực Trung Á, nỗ lực tăng cường hợp tác với các nước Trung Á về các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa v.v…, ảnh hưởng của Ấn Độ ở Trung Á cũng theo đó tăng lên. Mặc dù sự phát triển quan hệ của Ấn Độ với các nước Trung Á vẫn còn chịu một số hạn chế, nhưn

03:33 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 3)

Phân tích diễn biến chính sách Trung Á của n Đ sau Chiến tranh Lạnh

Chu Minh*

 

IV. Triển vọng chính sách Trung Á của Ấn Độ

Nói một cách khách quan, từ năm 1991 đến nay, chính sách Trung Á mà Ấn Độ thực hiện, mặc dù nội dung cụ thể, phương hướng ưu tiên, mục tiêu của mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng chính sách này không phải trải qua sự biến động lớn, Ấn Độ và các nước Trung Á chưa xảy ra những xung đột rõ ràng nào. Tính liên tục tương đối của chính sách và sự đầu tư ổn định đều đặn vào tài nguyên khu vực, khiến cho sự ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực này tăng mạnh, mặc dù so với sức ảnh hưởng của Mỹ, Nga và Trung Quốc thì vẫn giữ một khoảng cách nhất định. Nhưng, trong các vấn đề Trung Á, đặc biệt là Tajikistan, Ấn Độ đã có một vai trò nhỏ, đó là sự thực không thể chối bỏ. Điều đáng nói là khi thúc đẩy tầm ảnh hưởng và sự tồn tại của mình ở khu vực Trung Á, Ấn Độ gặp phải những hạn chế sau đây. Sự phát triển mối quan hệ tương lai của Ấn Độ với các nước Trung Á và sức ảnh hưởng của Ấn Độ có được mở rộng một cách hiệu quả hay không, phải xem Ấn Độ có cố gắng ở những phương diện dưới đây hay không.

Thứ nhất, về lĩnh vực kinh tế. Khối lượng thương mại của Ấn Độ và các nước Trung Á tuy tăng dần hàng năm, nhưng con số này trong tỉ trọng tổng thương mại nước ngoài vẫn thấp. Từ 2001 đến 2009, khối lượng thương mại của Ấn Độ chiếm 0,08% đến 0,15% tỉ trọng tổng thương mại Ấn Độ. Hơn nữa, trong thương mại song phương, kết cấu sản phẩm không đa dạng hóa: Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu dược phẩm, trả và trang phục sang các nước Trung Á, nhập khẩu kim loại khoáng chất...Ngoài hạn chế sự đơn điệu về kết cấu sản phẩm và điều kiện địa lý, sự phát triển thương mại giữa Ấn Độ và các nước Trung Á còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các nước láng giềng của Trung Á như Nga, các nước CIS, Trung Quốc, và các nước phát triển phương Tây như Mỹ, và những thách thức về cơ chế hợp tác kinh tế khu vực từ các nước Trung Á chủ yếu như Cộng đồng kinh tế Á - Âu và tổ chức hợp tác Trung Á. Tuy một số thỏa thuận của những tổ chức này không phải đều được thực hiện một cách có hiệu quả, nhưng sự tồn tại của những thỏa thuận này đã đưa ra sự đảm bảo và bó buộc trong việc mở rộng hợp tác thương mại với các nước thành viên. Ấn Độ thiếu một tổ chức hợp tác kinh tế mang tính khu vực lấy Ấn Độ làm trung tâm đồng thời lại bao gồm các nước Trung Á, quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và các nước Trung Á không đạt được những tiến bộ rõ rệt, sự suy giảm về hợp tác kinh tế sẽ ảnh hưởng đến tăng cường hợp tác trong mối quan hệ song phương.

Thứ hai, về lĩnh vực an ninh. Đầu tiên, là hạn chế song phương. Mỹ, Nga quyết không để Ấn Độ bành trướng ở thị trường vũ khí Trung Á, cũng không cho phép lực lượng quân sự Ấn Độ xâm phạm Trung Á. Việc Nga không cho Tajikistan cung cấp căn cứ quân sự cho Ấn Độ chính là một ví dụ điển hình. Hơn nữa, Ấn Độ còn đối mặt với thách thức và hạn chế từ quốc gia có ưu thế địa hình như Trung Quốc và Pakistan. Tiếp đó, hạn chế về cơ chế đa phương. Hiện nay, ở khu vực Trung Á có 3 cơ chế an ninh: chương trình “Đối tác vì hòa bình” của NATO, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể CIS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải(SCO). Ấn Độ chưa phải là một thành viên chính thức của SCO, hơn nữa vì mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ và vai trò của Trung Quốc trong đó, nên Ấn Độ và SCO vẫn duy trì một khoảng cách vừa phải; bên cạnh đó, sức mạnh của chương trình “Đối tác vì hòa bình” và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể CIS do Mỹ và Nga lần lượt làm chủ đạo càng không cần so sánh với Ấn Độ, các nước Trung Á có hứng thú hơn về hợp tác an ninh trong hai khuôn khổ này, điều này gây thêm khó khăn cho Ấn Độ trong việc tăng cường hợp tác an ninh với các nước Trung Á.

Thứ ba, về lĩnh vực năng lượng. Đầu tiên, Ấn Độ rất khó vòng qua Afghanistan và Pakistan để lấy năng lượng từ khu vực Trung Á. Dự án “Hành lang giao thông vận tải quốc tế Bắc Nam” mà Ấn Độ và các nước khác cùng nhau xây dựng không có điều kiện thực tế để thực hiện. Thứ hai, các nhân tố nội bộ của các quốc gia Trung Á cũng hạn chế việc vận chuyển tài nguyên ở Trung Á và khu vực Caspian về phía nam. Một là, thể chế chính trị quyền lực tổng thống của các nước Trung Á quyết định những quyết sách về hợp tác năng lượng nước ngoài, chủ yếu cân nhắc dựa trên chính trị chứ không thuần túy là những hành vi thương mại, vì vậy nó có sự không chắc chắn. Làm thế nào để nắm bắt sự không chắc chắn này là vấn đề khó khăn mà Ấn Độ và các nước Trung Á cần phải giải quyết khi tiến hành hợp tác năng lượng trong tương lai. Hai là, các nước Trung Á sau khi độc lập có tranh chấp về lãnh thổ, phân chia về tài nguyên nước và nhiều vấn đề khác. Ấn Độ khi tham gia hợp tác về năng lượng với ba nước, có thể gặp phải những vấn đề thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực biên giới. Thêm vào đó, hợp tác năng lượng với các nước Trung Á cũng phải đối mặt với ảnh hưởng của nhân tố Nga. Nga nắm giữ đường ống huyết mạch xuất khẩu tài nguyên dầu khí của các quốc gia Trung Á, và kiểm soát hầu hết việc các khai thác và vận chuyển, cung cấp năng lượng khu vực này. Hợp tác năng lượng của Ấn Độ với các nước Trung Á, có thể chạm vào lợi ích chính trị và kinh tế của Nga, gây ra sự phản đối của Nga. Cuối cùng, Ấn Độ cũng phải đối mặt với những cạnh tranh đến từ các nước phát triển phương Tây do Mỹ dẫn đầu và quốc gia có lợi thế về địa lý như Trung Quốc. Công ty dầu khí Ấn Độ là kẻ đến sau, không có vốn đầu tư hùng hậu, kỹ thuật tiên tiến và các mối quan hệ hình thành do khai thác tài nguyên ở Trung Á như các công ty dầu khí xuyên quốc gia của các nước phát triển phương Tây. Các quốc gia Trung Á quan tâm nhiều hơn trong việc hợp tác với các nước Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, về vận chuyển năng lượng từ Trung Á ra bên ngoài, Ấn Độ không có lợi thế địa lý như Trung Quốc.

Trong suốt quá trình diễn biến chính sách Trung Á của Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh, có thể thấy, sự can thiệp của Ấn Độ đối với các vấn đề Trung Á, đã trải qua một quá trình chuyển đổi từ thụ động để đối phó với tình hình trong khu vực này, đến xác định môi trường địa chính trị trong khu vực nhưng không đủ sức đạt được mục tiêu, và sau đó là tham gia toàn diện hơn trong các vấn đề Trung Á. Mức độ can thiệp vào các vấn đề Trung Á ngày càng sâu rộng, không chỉ để kiềm chế Pakistan, mặc dù nó thực sự là một vấn đề cần xem xét cơ bản ở Ấn Độ, cũng không chỉ để hạn chế Trung Quốc, mặc dù Ấn Độ đã có ý định về vấn đề này. Quá trình này, là một biểu hiện của Ấn Độ dựa trên sức mạnh ngày càng tăng của mình, để nỗ lực theo đuổi địa vị nước lớn, hơn nữa cũng có liên quan đến nhận thức không ngừng thay đổi về vai trò và vị thế của các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ trong việc đạt được những tham vọng nước lớn đối với khu vực Trung Á.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Đ dịch


* Nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Chính trị quốc tế, Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế, trường Đảng Trung ương Trung Quốc.

Nguồn: Nghiên cứu Nam Á (Tiếng Trung), Số 1/2012, Tr.15-29

Nguồn:

Cùng chuyên mục