Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phát triển quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong kỷ nguyên Ấn Độ - Thái Bình Dương

Phát triển quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong kỷ nguyên Ấn Độ - Thái Bình Dương

03:54 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Phát triển quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong kỷ nguyên Ấn Độ - Thái Bình Dương

Sudarshan Ramabadran*

1. Hôm nay, trục quyền lực thế giới đang chuyển từ Đại Tây Dương Thái Bình Dương sang Ấn – Thái Bình Dương. Giáo sư Jeffrey Sachs trong bài báo Cảnh quan thế giới đang thay đổi đã viết, “Điểm mấu chốt là, sự thống trị của Bắc Đại Tây Dương đã từng là một giai đoạn trong lịch sử thế giới đang khép lại. Nó bắt đầu bằng Columbus, phát triển nhanh chóng cùng James Watt với động cơ hơi nước, được thể chế hóa ở Đế chế Anh cho đến tận năm 1945 và sau đó là cái gọi là Kỷ nguyên Mỹ, nhưng giờ đây đang kết thúc. Nước Mỹ vẫn còn mạnh và giàu có, nhưng không còn thống trị. Chúng ta không bước vào Kỷ nguyên Trung Quốc, hay Kỷ nguyên Ấn Độ hay bất cứ cái gì khác, mà là một Kỷ nguyên Thế giới. Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ và chủ quyền gần như phổ quát của các quốc gia dân tộc có nghĩa là không có một quốc gia hay một khu vực riêng lẻ nào sẽ thống trị thế giới về kinh tế, công nghệ hay dân số.”

2.   Ở Hà Nội, Thủ tướng Narendra Modi và người đồng cấp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tuyên bố rằng mối quan hệ sẽ được nâng cấp từ “Đối tác Chiến lược” lên Đối tác Chiến lược “Toàn diện”. Thuật ngữ này bao hàm nỗ lực làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương, và điều quan trọng nhất là nó gửi thông điệp về sự hợp tác sắp tới. Tuy Ấn Độ đã ký các hiệp định hợp tác kinh tế ‘toàn diện’ (chẳng hạn như với Singapore) và quan hệ đối tác kinh tế ‘toàn diện’ (với Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN), nhưng đây là mối quan hệ đối tác chiến lược đầu tiên được nâng tầm lên theo nghĩa này. Bởi vậy, đó là mối quan hệ đối tác với trọng tâm lớn đặt vào các lợi ích quốc phòng.

3. Việt Nam nằm ở khu vực Ấn – Thái Bình Dương và là một người bạn thân thiết của Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ có láng giềng là Trung Quốc theo đó dẫn tới những điểm chung trong tư duy chiến lược do tính phức tạp trong việc đối phó với tham vọng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Nước Mỹ đứng trước sự lớn mạnh quân sự của Trung Quốc đang tái cân đối lực lượng của mình ở khu vực. Cần lưu ý rằng hầu hết nhập khẩu của Mỹ là từ khu vực này và về xuất khẩu khu vực này là điểm đến lớn thứ hai của Mỹ. Khu vực này có các căn cứ của Mỹ ở Nhật và Hàn Quốc và cũng là hải cảng quen thuộc của tầu chiến Mỹ ở Singapore, Thái Lan và Philippines. Các Hiệp định với Australia cho phép Hải quân Mỹ đặt đồn trú tải cảng Darwin. Bên cạnh đó, Mỹ ủng hộ chủ trương tự do hàng hải trong khu vực này trước tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tranh chấp Biển Hoa Đông là với Nhật Bản và tranh chấp Biển Đông là với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei. Trong khi Trung Quốc có tranh chấp biên giới đất liên chưa được giải quyết với Ấn Độ thì điều làm Ấn Độ ngạc nhiên là sự phản đối của Trung Quốc đối với việc khoan dầu của công ty ONGC Videsh ở những lô dầu của Việt Nam. Ấn Độ tuyên bố quyền chính đáng của mình được tiến hành các hoạt động thương mại ở các vùng biển quốc tế. Bước đi dũng cảm này của Ấn Độ và Việt Nam đã khiến Trung Quốc im lặng về vấn đề này. Hơn nữa nó củng cố mối tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước.

4. Tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Việt Nam đã có từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên khi những thương gia Ấn Độ đi thuyền đến Đông Dương. Những trao đổi giao thương này đã làm phát triển mạnh văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là ở Miền Trung và Nam Việt Nam. Ảnh hưởng của Ấn Độ vẫn tồn tại đến ngày nay trong văn hóa dân gian, nghệ thuật và triết học Việt Nam. Những đền thờ của người Champa ở Miền Trung và Miền Nam Việt Nam thể hiện rõ sự gần gũi giữa hai nước. 

5. Trong Kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ tiếp tục duy trì mối quan hệ thân thiện  với Việt Nam. Đã có sự hội tụ trong những lợi ích chiến lược đem đến sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Tháng 6 năm 1966, Ấn Độ công khai kêu gọi chấm dứt ngay ném bom và giải quyết xung đột trong khuôn khổ các hiệp định Geneva. Sau thống nhất đất nước năm 1975, Ấn Độ ủng hộ sáng kiến Campuchia của Việt Nam tiếp tục ủng hộ Việt Nam chống lại cuộc xâm lăng của Trung Quốc năm 1979. Đây là một bước đi quan trọng ảnh hưởng không tốt đến quan hệ của Ấn Độ với ASEAN. Ấn Độ đã giúp Việt Nam về mặt kinh tế và ký hiệp định Tối Huệ Quốc (MFN) vào ngày 18 tháng 12 năm 1982.

6. Dựa trên mối quan hệ vững chắc đã được minh chứng trong 44 năm quan hệ ngoại giao và 9 năm quan hệ đối tác, hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược hiện  tại lên tầm cao mới. Mối quan hệ này sẽ trở thành Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam hiện nay đang có với Nga và Trung Quốc. Điều này là xứng đáng vì nó cho một dấu ấn chính thức về sự tin tưởng lẫn nhau thể hiện rõ trong công tác đào tạo và các giao dịch mua bán hàng ngày. Về vấn đề quốc phòng, không có nghi ngờ gì là cả hai nước đều tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực và hai nước nhất trí ủng hộ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế.

7. Để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ quốc phòng Thủ tướng Modi đã cấp Hạn mức tín dụng trị giá 500 triệu đôla cho việc mua sắm thiết bị quốc phòng. Những thiết bị đã mua chưa được công bố nhưng có nhiều khả năng đó là tầu khu trục loại nhỏ, tầu ngầm và tên lửa BrahMos. Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty L&T để mua 4 tầu tuần tra ngoài khơi. Thêm vào đó, Thủ tướng Modi tuyên bố viện trợ 5 triệu đôla để xây dựng  Công viên phần mềm quân sự tại Đại học Thông tin liên lạc quân đội ở Nha Trang. Tiếp đó, để hỗ trợ khả năng giám sát, đã có sự hợp tác trong việc thu giữ hình ảnh từ Không gian để cung cấp hình ảnh thời gian thực về những hoạt động thuộc lĩnh vực quan tâm của Việt Nam.

8. Những vấn đề kinh tế là một khía cạnh quan trọng trong chuyến thăm của Thủ tướng Modi. Tăng cường quan hệ kinh tế hai nước là một mục tiêu chiến lược. Cả hai nước sẽ làm hết sức để tăng thương mại song phương lên 15 tỷ đôla vào năm 2020. Điều này cần những nỗ lực to lớn nhưng có thể đạt được nếu hai nước tăng cường hợp tác kinh doanh  và đa dạng hóa phạm vi hoạt động thương mại. Hơn nữa, cũng cần phải tăng đầu tư hai chiều, đặc biệt là của các nhà đầu tư tư nhân ở cả hai nước.

9. Việt Nam đang tìm kiếm sự hợp tác trong những lĩnh vực không gian vũ trụ với Ấn Độ. Hai nước cũng đã phóng hai vệ tinh và đang có kế hoạch với các vệ tinh hoa tiêu. Hợp tác với Ấn Độ sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Ấn Độ cũng xây dựng các trạm thu nhận để giúp thu giữ các thông tư từ các Vệ tinh do thám về những vùng quanh Biển Đông. Việt Nam cùng với Nhật Bản hình thành nên hai trụ cột trong Chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ. Quan hệ đối tác trong lĩnh vực chiến lược là rất quan trọng để đối phó với tính hung hăng của Trung Quốc. Chính phủ mới của Ấn Độ đang đẩy mạnh những biện pháp để củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Điều này sẽ giúp ổn định hơn trong khu vực Ấn – Thái Bình Dương. Bài viết này sẽ xem xét việc Việt Nam và Ấn Độ có thể phát triển mối Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của mình như thế nào để tạo một môi trường có lợi cho khu vực Ấn – Thái Bình Dương.


* Phó Giám đốc Quỹ Ấn Độ

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục