Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và thách thức an ninh mới
Bài viết hướng tới mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong khuôn khổ rộng lớn của những thách thức toàn cầu hóa mà các nước đang phát triển phải đối mặt, và những chiến lược mà họ có thể sử dụng để vượt qua những thách thức đó, đặc biệt là trong bối cảnh các vấn đề thương mại và đầu tư; bên canh đó là những thách thức an ninh mới khi mà hai nước phải đối mặt với một Trung Quốc đang lên và cứng rắn trong các vi phạm chuẩn mực và đạo đức quốc tế, thậm chí sẵn sàng sử dụng vũ lực để thúc đẩy cái gọi là “lợi ích cốt lõi”.
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và thách thức an ninh mới
BALADAS GHOSHAL *
Bài viết hướng tới mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong khuôn khổ rộng lớn của những thách thức toàn cầu hóa mà các nước đang phát triển phải đối mặt, và những chiến lược mà họ có thể sử dụng để vượt qua những thách thức đó, đặc biệt là trong bối cảnh các vấn đề thương mại và đầu tư; bên canh đó là những thách thức an ninh mới khi mà hai nước phải đối mặt với một Trung Quốc đang lên và cứng rắn trong các vi phạm chuẩn mực và đạo đức quốc tế, thậm chí sẵn sàng sử dụng vũ lực để thúc đẩy cái gọi là “lợi ích cốt lõi”.
Toàn cầu hóa đặt ra bốn thách thức lớn sẽ phải được giải quyết bởi chính phủ, xã hội dân sự, và các thành phần chính sách khác. Một là, để đảm bảo lợi ích của toàn cầu hóa mở rộng đến tất cả các nước. Điều này không xảy ra một cách tự động. Các nước đang phát triển như Ấn Độ và Việt Nam phải tạo ra chiến lược chung để cho thấy lợi ích của nó đến với những nước này. Hai là, để đối phó với nỗi sợ hãi rằng toàn cầu hóa dẫn đến sự mất ổn định, điều này được đặc biệt chú ý trong thế giới đang phát triển. Ba là, giải quyết những nỗi sợ hãi rất thực tế trong thế giới công nghiệp rằng gia tăng cạnh tranh toàn cầu sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua đến cùng trong vấn đề tiền lương, quyền lao động, vấn đề việc làm và môi trường. Và cuối cùng, không được toàn cầu hóa và tất cả các vấn đề phức tạp liên quan đến nó sử dụng như là cái cớ để tránh tìm kiếm những cách thức hợp tác mới vì lợi ích chung của các quốc gia và người dân. Có thể có một nền tảng chung giữa Ấn Độ và Việt Nam trong những phản ứng của hai nước với những thách thức của toàn cầu hóa là câu hỏi đặt ra trong bài viết này.
Ấn Độ và Việt Nam phải đối mặt với thách thức lớn hơn nhiều bởi môi trường an ninh bất ổn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát sinh từ một Trung Quốc cứng rắn, để theo đuổi lợi ích cốt lõi của mình mà vi phạm vào các chuẩn mực và đạo đức quốc tế, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần 80% Biển Đông qua đường chín đoạn khét tiếng của mình, nơi các nước khác trong khu vực cũng đã tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc theo đuổi chiến lược “tằm ăn rỗi” và leo thang chiếm đóng các đảo nhỏ, mở rộng các đường bao trong một khoảng thời gian dài và tới nay thì rầm rộ thực hiện các hoạt động xây dựng trên một loạt các rạn san hô đang tranh chấp ở biển Đông, rung lên hồi chuông báo động và làm gia tăng lo ngại về việc Bắc Kinh đang hạ quyết tâm để củng cố lời tuyên bố gây tranh cãi của nó về vùng được thám hiểm rộng lớn trên hầu hết Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy quan trọng của thế giới. Kể từ mùa hè năm 2014, Trung Quốc đã rất bận rộn chuyển hàng trăm dặm đá ngầm dưới nước từ bờ biển của mình thành hòn đảo nhân tạo. Từ năm 2014, Trung Quốc tham gia vào dự án cải tạo mở rộng ở 8 địa điểm trên khắp quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng đang thực hiện công việc nạo vét ở Đá Chữ Thập - Fiery Cross Reef, nơi mà trước đây chìm dưới nước, các tàu hút bùn hiện đang đổ cát trên rạn san hô để nó nổi lên trên mặt nước. Một mình Trung Quốc chiếm giữ các tính năng trong quần đảo Trường Sa là không đúng. Bắc Kinh đang xây dựng các căn cứ mới trên các hòn đảo, trong đó bao gồm sân bay, doanh trại, và các trạm ra-đa. Các hoạt động xây dựng chỉ là chương mới nhất trong một cuộc xung đột kéo dài trên vùng biển Đông và điều này đã đặt Trung Quốc vào vị thế đối đầu với hầu hết các nước láng giềng trên biển của mình và đưa nó đến xung đột với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Động thái mới nhất của Trung Quốc dường như nhằm để củng cố tuyên bố của Bắc Kinh ở vùng biển Đông giàu tài nguyên, trữ lượng dầu và khí đốt tự nhiên phong phú, và cũng là để tăng cường khả năng triển khai lực lượng quân sự trong khu vực thống trị truyền thống của Hoa Kỳ và các đồng minh. Hành động của Trung Quốc là mối đe dọa tự do hàng hải và do đó đe dọa tới thương mại và giao thương toàn cầu. Ấn Độ đã từng có vấn đề riêng của mình tại biên giới với Trung Quốc, và phải miễn cưỡng đi đến một giải pháp hoà giải về vấn đề này và chốt lại những xung đột liên miên mặc dù có sự xâm phạm. Ấn Độ và Việt Nam có mối quan tâm chung là đảm bảo rằng một Trung Quốc cứng rắn không tạo ra mối đe dọa cho hòa bình và an ninh của khu vực, vì cả hai chỉ có thể theo đuổi sự phát triển và thịnh vượng của mình trong một môi trường hòa bình. Bài viết này sẽ giải thích về quan hệ đối tác chiến lược phát triển giữa Ấn Độ và Việt Nam trong bối cảnh của những thách thức an ninh được đặt ra từ một Trung Quốc cứng rắn.
Ấn Độ và Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược chung cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và ASEAN để đối phó với các thách thức an ninh này. Đây cũng là lúc mà họ cũng nên cố gắng huy động sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu để thuyết phục Trung Quốc đệ trình các chuẩn mực và ứng xử quốc tế bằng cách ký một quy tắc ứng xử, điều mà các nước ASEAN đã đòi hỏi trong một thời gian dài.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
* Giáo sư, Tổng Thư ký và Giám đốc, Hội Nghiên cứu Ấn Độ Dương, Giáo sư, nguyên Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tổng hợp Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục