Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ Ấn - Nga đã đến lúc để thích nghi với kỷ nguyên mới

Quan hệ Ấn - Nga đã đến lúc để thích nghi với kỷ nguyên mới

Ấn Độ nên tìm cách xây dựng một khuôn khổ quan hệ rộng rãi dựa trên những băn khoăn lâu nay của Nga về Trung Quốc.

05:52 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - Nga lần thứ 19 tại New Delhi đã đạt được sự hài lòng và kỳ vọng. Nhưng để thực hiện thành công các điều khoản thì cần phải có nghiên cứu cơ bản. Những khúc mắc không thể tránh trong quan hệ của Ấn Độ - Mỹ cũng phải được quản lý.

Do sự căng thẳng giữa Mỹ và Nga, Washington hy vọng các hiệp ước giữa Nga và các nước khác phải loại trừ lĩnh vực công nghệ và vũ khí quốc phòng. Quan điểm này của Mỹ bắt nguồn từ luật pháp của Mỹ quy định về vũ khí của Nga. Quy định này là hậu quả của những cáo buộc về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Tuy nhiên, tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ ở New Delhi mang tính châm biếm cho rằng, luật pháp của Mỹ nhắm vào Nga, và sẽ không được sử dụng để làm suy yếu khả năng quân sự của các quốc gia khác mà Washington coi là đồng minh.

Ấn Độ và Nga đã trao đổi biên bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực như không gian, năng lượng hạt nhân và đường sắt. Một số thỏa thuận khác cũng đã được ký kết. Chúng phù hợp với mối quan hệ ngày càng gia tăng giữa hai nước trong các lĩnh vực như quốc phòng và năng lượng. Hơn nữa, quan hệ đối tác này cũng có nhu cầu bức thiết trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ. Nhưng liệu mối quan hệ Ấn - Nga có phù hợp với phạm vi trong tuyên bố hai bên đưa ra?

Dù hợp tác được ký kết quan trọng đến mức nào thì chi phí vẫn là một yếu tố quan trọng nhất. Khoảng một năm trước, có những lo ngại rằng, Nga liên tục thay đổi các mục tiêu và chi phí. Điều đó đã và đang không tốt cho lợi ích lâu dài của Ấn Độ. Đáng buồn thay, vấn đề tài chính trong giao dịch quốc phòng của Ấn Độ với các nước khác cũng ngày càng chịu nhiều chỉ trích. Do đó, việc ngăn chặn các sơ suất tài chính phải được thực hiện mà không có bất kỳ sự thỏa hiệp nào.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - Nga do Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ tổ chức, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, quan hệ giữa Ấn Độ và Nga đã có động lực mới. Nước Nga đã được mời để phát huy tiềm năng trong nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng tăng của Ấn Độ. Ông Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Công nghệ thông tin Ấn Độ, nói rằng, nền kinh tế kỹ thuật số của Ấn Độ có khả năng đạt giá trị một nghìn tỷ USD trong vòng 3-4 năm tới. Hợp tác trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo và y tế số được cho sẽ là động lực thúc đẩy ngành công nghệ ở cả hai quốc gia. Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ quan tâm đến đầu tư của Nga vào khu công nghiệp quốc phòng ở Ấn Độ.

Hội nghị Thượng đỉnh phản ánh sự tăng cường của mối quan hệ năng động Ấn - Nga. Tuy nhiên, có các thành phần kinh tế, ngoại giao giữa hai nước đã đạt được mục tiêu nêu ra hay chưa? Ấn Độ luôn phấn đấu cho mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ, lâu dài với Nga. Một số dự án quan trọng như dự án dầu khí Sakhalin đã có thực hiện thành công. Tuy nhiên, cam kết ban đầu về mở rộng quan hệ đối tác trong lĩnh vực này đã bị gác lại. Nga đã ưu tiên các nước Tây Âu và Trung Quốc hơn trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt. Moscow nhận định rằng, như thế nước Nga sẽ đạt được lợi ích tốt hơn.

Tên lửa S-400 khi được đưa vào biên chế sẽ tăng cường phòng thủ trên biên giới giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc. Ấn Độ cũng đang nghĩ đến việc mua lại các tàu khu trục tàng hình cho hải quân, trực thăng cho các lực lượng vũ trang, phụ tùng và đạn dược của Nga. Điều này cho thấy tầm quan trọng của Nga vẫn liên quan đến nền quốc phòng của Ấn Độ. Ấn Độ vẫn nhập khẩu hơn 60% thiết bị quốc phòng từ Nga. Mặc dù có bối cảnh địa chính trị đang thay đổi, nhưng rõ ràng, Ấn Độ vẫn coi Nga là một đối tác tốt trong mọi hoàn cảnh.

Dù hai bên vẫn thể hiện sự hài lòng trong các Hội nghị song phương hàng năm, nhưng đã có những thay đổi rõ rệt và một số khía cạnh gây tranh cãi. Ấn Độ có mối quan hệ chiến lược ngày càng tăng với Hoa Kỳ. Trong khi đó, nước Nga của Putin đã thách thức Mỹ và các đồng minh ở Tây Âu. Nga đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc, đồng thời cũng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với Pakistan.

Đầu năm nay, ông Sergey Karaganov, Cố vấn Chính sách kinh tế và ngoại giao của Putin, đã đưa ra một số quan điểm nhất định về mối quan hệ Nga - Ấn Độ. Ông nói rằng, Nga sẽ phải mở rộng mối quan hệ với Trung Quốc; nhưng điều này sẽ được cân bằng tích cực thông qua các hành vi khác. Trong trường hợp xảy ra  bất kỳ căng thẳng Trung - Ấn nào, Nga sẽ sẵn sàng giúp đỡ Ấn Độ như một trung gian, nếu được yêu cầu. Lợi ích quốc gia của Nga sẽ không bị đe dọa vì lợi ích của Trung Quốc; và cũng không phải vì lợi ích của Ấn Độ.

Trong tình huống như vậy, điều gì có thể là một chính sách thực dụng và hiệu quả cho Ấn Độ? Ấn Độ sẽ phải thích nghi với một kỷ nguyên mới của quan hệ Nga - Trung Quốc. Ấn Độ không nên phụ thuộc quá mức vào sự hỗ trợ của Nga để đối đầu với sự thù địch từ trục Trung Quốc - Pakistan. Cần tập trung hơn vào việc xây dựng một khuôn khổ quan hệ rộng lớn hơn dựa trên những lo ngại dài hạn của Nga về một Trung Quốc đang trỗi dậy. Điều này phù hợp với ưu tiên của Nga đối với một hệ thống quốc tế đa cực. Hơn nữa, Ấn Độ không nên phí công tìm kiếm sự cải thiện tương đối trong quan hệ của Nga với Mỹ và Tây Âu.

Theo ông Karaganov, trong tầng lớp tinh anh cầm quyền ở Nga có những người e ngại về Trung Quốc chứ không phải về Ấn Độ. Để tạo nên một mối quan hệ đối tác ấn tượng và bền vững, Ấn Độ và Nga nên tăng cường ưu thế và xóa bỏ những điểm yếu trong quan hệ song phương.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.telegraphindia.com/opinion/time-to-acclimatize-to-a-new-era-of-ties-with-russia/cid/1672496

Nguồn:

Cùng chuyên mục