Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Việt Nam: Thúc đẩy đồng tâm hiệp lực

Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Việt Nam: Thúc đẩy đồng tâm hiệp lực

Việc hợp nhất và phát triển tuyến đường cao tốc Châu Á cũng như mở rộng và kết nối mạng lưới đường cao tốc tại các quốc gia CLMV sẽ giúp thúc đẩy buôn bán, và đồng thời các tuyến đường và cơ sở dành cho thương nhân được cải thiện tốt hơn sẽ giúp gia tăng các hoạt động bổ trợ. Vẫn còn nhiều vấn đề nan giản liên quan đến các dịch vụ tài chính ngân hàng, cũng như trong lĩnh vực quốc phòng, việc lưỡng lự bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được xem là vấn đề nhức nhối.

03:18 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

ThS Quách Thị Huệ*

Trong suốt những năm Chiến tranh Lạnh cũng như trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ và Việt Nam vẫn luôn nuôi dưỡng mối quan hệ giữa hai nước. Hai nước đã ký hiệp định Đối tác Chiến lược, sau này được nâng lên thành Hiệp định Đối tác Chiến lược toàn diện khi Thủ tướng Modi sang thăm Việt Nam vào tháng 9 năm 2016. Trong khi quan hệ an ninh quốc phòng đã phát triển rực rỡ, thì tiềm năng kinh tế lại chưa được khai thác. Hai nước đều là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Trong khi hai nước đều có láng giềng mạnh và quyết đoán xuyên biên giới nước mình, nhưng cả hai nước vẫn muốn thắt chặt quan hệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi khi có cuộc hội đàm về Ấn Độ - Việt Nam, Trung Quốc lại trở thành cái bóng phủ lên mối quan hệ chiến lược của hai nước. Tuy vậy, cả Ấn Độ và Việt Nam đã trải qua quãng thời gian cùng nuôi dưỡng mối quan hệ hai nước theo cách có nhiều sự hiệp trợ giữa vai trò lãnh đạo chính trị và lập trường gần như giống nhau về các vấn đề như mở rộng UNSC, hòa bình và an ninh trong khu vực Đông Nam Á cũng như phát triển các mối quan hệ liên kết mới với Nhật Bản và Mỹ đồng thời lôi kéo các cường quốc tầm trung như Hàn Quốc và Úc. Trong khi sự tương tác giữa Ấn Độ và Việt Nam mới chỉ diễn ra trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương như quan hệ đối tác cấp cao ASEAN+1, các cuộc gặp tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và nhiều tổ chức liên minh khác của ASEAN như ADMM+ và Diễn đàn Khu vực ASEAN.

Sự hiệp trợ giữa hai quốc gia đã được vun đắp từ thời lãnh đạo Nehru và Hồ Chí Minh, và trong suốt nhiệm kỳ của Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee, mối quan hệ này càng sâu sắc và đáng nhớ hơn khi trong bài phát biểu của mình, cựu Thủ tướng Ấn Độ đã nhấn mạnh cần phải kết nối Delhi và Hà Nội, thậm chí ông còn đề xuất xây dựng mạng lưới đường bộ và đường sắt nối Delhi với Hà Nội. Thậm chí có phát biểu cho rằng, nên mở rộng BIMSTEC sang các quốc gia CLMV (gồm bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam). Trong khi Myanmar và Thái Lan đã là thanh viên của nhóm BIMSTEC nhưng khi Việt Nam, Campuchia và Lào gia nhập,  một cơ chế mới đã được đề xuất năm 2000 có tên gọi là Hợp tác Khu vực Sông Mê Công - Sông Hằng (Mekong Ganga Cooperation). Hai nhóm tiểu vùng đã không đạt được sức hút cần thiết do thiếu vốn và quan hệ hợp tác kinh tế cũng không được mở rộng sang các cơ cấu. Tuy vậy,  Hợp tác Khu vực Sông Mê Công - Sông Hằng trở thành nền tảng hình thành Hành lang Kinh tế Mê Công - Ấn Độ (MIEC) được xem là cầu nối quan trọng kết nối các nền kinh tế của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (các quốc gia CLMV) trong khi đó BIMSTEC được nâng lên thành nhóm tiểu vùng quan trọng khi các nhà lãnh đạo của các quốc gia BSIMECT được mời tham gia tương tác và thảo luận với các quốc gia BRCIS khi Ấn Độ làm chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh tại Goa năm 2016. Đối với Việt Nam, việc tham gia hai nhóm tiểu vùng  sẽ mở đường cho Việt Nam tiếp cận các thị trường Nam Á và đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế với Ấn Độ. Việt Nam dự kiến sẽ được mời tham gia hội thị thượng đỉnh BIMSTEC đặc biệt khi Bhutan và Nepal được kết nạp làm thành viên trong cơ cấu tiểu vùng. Việc kết nạp các quốc gia CLMV vào BIMSETC sẽ giúp tạo ra một thị trường lớn và một điểm đến với nhân công giá rẻ và chuỗi giá trị khu vực hợp nhất hòa quyện hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á lại với nhau. Tuy nhiên, còn nhiều cách khác để phô bày di sản văn hóa và truyền thống giữa các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á.

Một trong những ý kiến quan trọng là, hợp nhất hai khu vực thông qua mạng lưới Phật giáo và thị thực điện tử cho các nhà sư và các tín đồ tôn giáo sẽ mở đường cho việc tìm hiểu và nghiên cứu nhiều hơn về văn học, xã hội, truyền thống và lịch sử. Hai là, Ấn Độ và Việt Nam cần hiệp lực trong hợp tác giáo dục vì sinh viên Việt Nam đang tìm kiếm các điểm đến có chương trình đào tạo tiếng Anh chi phí thấp và chất lượng tốt hơn. Ba là, các chuyến bay thẳng giữa hai nước như hứa hẹn vẫn chưa triển khai sau nhiều năm. Hình như đã từng có một trong các hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam đề xuất mở các đường bay thẳng nhưng vấn đề nằm ở việc điều phối giờ cất hạ cánh ưu tiên (time slot) tại IGI cho các hoạt động bay có thể thực hiện được xét trên khía cạnh kinh tế. Như đã thấy năm nay lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam đã tăng 20%. Cũng có thể giới thiệu Việt Nam làm điểm đến du dịch và nghỉ trăng mật cho nhiều cặp đôi dựa trên rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long, Hà Nội, Vịnh Cam Ranh và Thành phố Hồ Chí Minh, du khách Ấn Độ sẽ có nhiều cơ hội để khám phá cũng như kết nối lại với lịch sử. Ở Việt Nam, có rất nhiều người Chăm theo đạo Hindu và Hồi giáo vẫn còn theo các nghi lễ và tập tục như ở Ấn Độ. Tuy vậy, giữa hai nước vẫn còn nhiều e ngại về thương mại và đầu tư.

Mặc dù là những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, nhưng mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD giữa hai nước vẫn chưa đạt được, và kim ngạch thương mại song phương vẫn mới chỉ mức dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn về lĩnh vực đầu tư, con số này chỉ ở mức 2-2,5 tỷ USD, và con số tổng lũy kế cũng tương tự. Việc hợp nhất và phát triển tuyến đường cao tốc Châu Á cũng như mở rộng và kết nối mạng lưới đường cao tốc tại các quốc gia CLMV sẽ giúp thúc đẩy buôn bán, và đồng thời các tuyến đường và cơ sở dành cho thương nhân được cải thiện tốt hơn sẽ giúp gia tăng các hoạt động bổ trợ. Vẫn còn nhiều vấn đề nan giản liên quan đến các dịch vụ tài chính ngân hàng, cũng như trong lĩnh vực quốc phòng, việc lưỡng lự bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được xem là vấn đề nhức nhối. Hiệp định công nhận lẫn nhau cũng như hợp tác nghiên cứu sâu rộng hơn trong các lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi tằm và trồng hoa sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cũng như khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia khung hợp tác. Vấn đề tiêu chuẩn và kiểm soát chất lượng cần tập trung giải quyết giữa hai nước. Vẫn còn nhiều vấn đề nan giản nhưng chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, mối quan hệ đối tác Chiến lược Ấn Độ - Việt Nam có một tương lai sáng lạn.


* Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguồn:

Cùng chuyên mục