Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tập trận hàng hải Ấn - Nhật – Mỹ: Một phân tích địa chiến lược

Tập trận hàng hải Ấn - Nhật – Mỹ: Một phân tích địa chiến lược

05:38 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

 

Debalina Ghoshal*

Sự hiện diện hải quân của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương (IOR) là yếu tố đáng lo ngại không chỉ đối với Ấn Độ mà còn cả với Hoa Kỳ, vì nước này có căn cứ quân sự tại Diego Garcia. Nhật Bản cũng rất e ngại về sự quyết đoán của hải quân Trung Quốc ở vùng biển phía Đông Trung Quốc. Những điều này đã dẫn đến việc Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng tiến hành cuộc tập trận Malabar hàng năm vào tháng 7 năm 2017. Ban đầu, Malabar chỉ là cuộc tập trận hải quân song phương giữa Hải quân Ấn Độ và Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mối quan hệ ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Nhật Bản đã dẫn đến việc Nhật Bản, từ năm 2015, đã trở thành một thành viên thường trực tham gia tập trận Malabar. Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản đã tham gia vào cuộc tập trận này cùng với Hải quân Ấn Độ và Hải quân Hoa Kỳ.

Cuộc tập trận Malabar này có ý nghĩa đặc biệt. Cả ba quốc gia tham gia đều không chia sẻ mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc. Thậm chí, trên thực tế, Nhật Bản và Ấn Độ đang vướng vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ngoài ra, hợp tác về quân sự, quốc phòng và hạt nhân của Trung Quốc với Pakistan và sự im lặng của nước này về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đều có liên quan đến cả Ấn Độ và Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng là một mối lo ngại đối với Hoa Kỳ, thậm chí Hoa Kỳ còn không hài lòng với cách mà Trung Quốc đã giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên.

Do đó, tập trận hàng hải giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ là một tín hiệu chiến lược nhằm vào Trung Quốc. Đối với Hoa Kỳ, Ấn Độ là một đối tác đáng tin cậy để chống lại Trung Quốc tại khu vực IOR. Trong khi đó, Ấn Độ biết rằng cần một lực lượng hải quân lớn hơn trong IOR để chống lại Trung Quốc. Chắc chắn, Ấn Độ không thể đặt hy vọng vào Nga ở thời điểm hiện tại, bởi nước Nga không có khả năng quân sự có thể gây ảnh hưởng tại khu vực châu Á cũng như thực tế rằng, người Nga có khuynh hướng sử dụng quyền lực và ảnh hưởng ở châu Âu. Ngoài ra, Nga và Trung Quốc cũng chia sẻ mối quan hệ thân thiết. Do đó, Hoa Kỳ là đối tác đáng tin cậy duy nhất mà Ấn Độ có thể dựa vào.

Tàu chiến, tàu ngầm và máy bay đã trở thành các phần chính trong cuộc tập trận hàng hải Malabar. Năm nay là năm đầu tiên tập trận Malabar sử dụng các tàu sân bay. Cuộc tập trận này cũng bao gồm trao đổi khả năng chiến đấu chống tàu ngầm và khả năng trinh sát. Việc hiển thị khả năng chiến đấu chống tàu ngầm là rất quan trọng đối với Ấn Độ, đặc biệt khi gần đây, tàu ngầm Trung Quốc đã được phát hiện trong khu vực IOR trước khi cuộc tập trận Malabar bắt đầu. Hơn nữa, Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc (BRI) cũng đã không được Ấn Độ xem xét một cách tích cực và cũng đã từ chối đề xuất của Trung Quốc mời Ấn Độ tham gia vào sáng kiến này.

Cuộc tập trận Malabar được tiến hành ở vịnh Bengal với mục đích tăng cường hợp tác hàng hải giữa ba quốc gia.

Trong số các tàu sân bay, Hải quân Ấn Độ đã giới thiệu chiếc INS Vikramaditya của họ với cánh khí, Hải quân Hoa Kỳ đã trình diễn tàu sân bay hạng Nimitz có cánh khí, trong khi đó, Nhật Bản trình diễn trực thăng JS Izumo. Trong số các tàu khu trục tên lửa, Hải quân Ấn Độ đã trưng bày tàu khu trục lớp Ranvir, còn Hải quân Hoa Kỳ trưng bày tàu khu trục Arleigh Burke, và Nhật Bản trưng bày các tàu khu trục tên lửa JS Sazanami. Trong số các tàu ngầm, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Hoa Kỳ cũng đưa tham gia một tàu ngầm lớp Sindhughosh do Nga sản xuất và một tàu ngầm lớp tấn công Los Angeles.

Hải quân Ấn Độ cũng đưa các tàu khu trục nhỏ tàng hình Shivalik và Sahyadri tham gia vào cuộc tập trận. Trong số những chiếc máy bay tuần tra tầm xa, Hải quân Ấn Độ đã trình diễn máy bay tuần tra P8I do Mỹ sản xuất và Hải quân Hoa Kỳ trình diễn chiếc P-8A của mình. Ấn Độ cũng sử dụng tàu hộ tống chống tàu ngầm Submarine Kamorta và tên lửa Kora và Kirpan cũng như tàu chở dầu của tàu INS Jyoti trong suốt cuộc tập trận. Hải quân Hoa Kỳ đã đưa tới chiếc tàu tuần dương hạng Ticonderoga Princeton. Còn phía Nhật Bản đã trình diễn trực thăng SH-60K trong suốt cuộc tập trận.

Hải quân Ấn Độ đã gia tăng sự hiện diện của mình trong khu vực IOR trong thời gian gần đây. Có một lý do cho việc này. Hiện nay, 95% khối lượng thương mại và 68% giá trị thương mại của Ấn Độ đi qua Ấn Độ Dương. Ấn Độ nhập khẩu 3,28 triệu thùng dầu thô mỗi ngày thông qua Ấn Độ Dương. Sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Ấn Độ là khoảng 93%. Không chỉ vậy, 45% khí thiên nhiên hoá lỏng của Ấn Độ (LNG) đi bằng đường biển. Hải quân Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các yêu cầu năng lượng của Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ mong muốn trở thành “năng lực nước xanh” như đã nêu trong học thuyết hàng hải năm 2015 với khát vọng tăng cường ảnh hưởng ở Vịnh Bengal, Biển Ả Rập, Vịnh Ba Tư, Vịnh Oman, Vịnh Aden, Biển Đỏ và cũng giống như eo biển Hormuz. Hải quân Ấn Độ trong thời gian gần đây cũng đang gia tăng sự hiện diện của mình trong eo biển Malacca gần quần đảo Andaman và Nicobar.

Chiến lược của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương như sau:

1. Trong khu vực IOR, Hoa Kỳ nhận thức được mối đe dọa không chỉ từ các quốc gia như Trung Quốc và Iran mà còn từ các yếu tố phi quốc gia. Hoa Kỳ lo ngại về việc bảo vệ SLOC, phổ biến vũ khí hạt nhân tại các quốc gia thất bại.

2. Đối phó với ảnh hưởng hải quân của Trung Quốc là rất quan trọng đối với Hoa Kỳ.

3. Mặc dù Hoa Kỳ có chính sách xoay trục châu Á, nhưng việc giảm chi tiêu quốc phòng sẽ buộc Hoa Kỳ phải tập trung nhiều hơn vào Đông Á hơn so với khu vực IOR.

4. Việc giảm chi tiêu quốc phòng có thể dẫn đến khoảng cách năng lực với sự phụ thuộc lớn vào khu vực Diego Garcia.

5. Hoa Kỳ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước Ấn Độ, Australia trong khu vực IOR để lấp khoảng trống về năng lực này.

6. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm 'lựa chọn ngoài khơi' với các yêu cầu chiến lược của Mỹ, điều này đòi hỏi sự tham gia của Hải quân Hoa Kỳ.

Sự quan tâm của Nhật Bản đối với Ấn Độ Dương cũng cần phải được xem xét. Nhật Bản đã thực hiện nhiệm vụ đổi mới và xây dựng 8 cảng chính trong khu vực IOR. Nhật Bản đã tăng đáng kể đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại khu vực IOR. Đối với Nhật Bản, việc đầu tư vào khu vực IOR sẽ là một phương tiện để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Nhật Bản cũng mong muốn xây dựng hợp tác quốc phòng với các quốc gia IOR. Vào năm 2016, cũng có báo cáo rằng, Ấn Độ và Nhật Bản mong muốn tạo ra sự kết nối từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Để đạt được tất cả điều này, Nhật Bản cần phải có năng lực hải quân tại khu vực IOR. Từ năm 2001, Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) đã neo đóng tàu khu trục và tiếp nhiên liệu cho các tàu trong khu vực IOR. Quan hệ quân sự với Ấn Độ đang giúp Nhật Bản tăng cường sự hiện diện hải quân của mình trong khu vực IOR cũng như sẽ cho phép Nhật Bản bảo vệ đường hàng không của mình. Tuyến đường cung cấp hàng hải của Nhật Bản ở Biển Đông sẽ bị xáo trộn nếu có sự hiện diện của hải quân Trung Quốc, cho nên, sự hiện diện hàng hải của Nhật Bản trong khu vực IOR sẽ khắc phục điểm yếu này bằng cách “lần đầu tiên, đặt đường cung hàng hải của Trung Quốc dưới sự đe doạ bởi hoạt động hàng hải độc lập của Nhật Bản".

Phần kết luận

Cuộc tập trận Malabar gần đây do Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản tiến hành sẽ có lợi cho cả ba nước trong việc tạo ảnh hưởng trong khu vực IOR. Điều này có thể giúp làm giảm mối quan tâm lo ngại về sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực IOR đến một mức độ đáng kể.


* Chuyên gia tư vấn độc lập

Nguồn:

Cùng chuyên mục