Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần cuối)

Trung Quốc - Ấn Độ: Các quan hệ kinh tế và sự đối đầu chiến lược (Phần cuối)

Các lý thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế và chù nghĩa hiện thực mang tính cơ cấu giải thích thỏa đảng thế nào về mối bất đồng Trung-Ấn giữa các quan hệ kinh tế đang phát triển và sự nghi ngờ mang tính chiến lược đang tiếp tục? Bài báo này nhìn vào phía Ấn Độ và lập luận rằng, chúng ta cần vượt ra ngoài các yếu tố kinh tế và chiến lược, và đưa ra một đường hướng bất ngờ hơn dựa trên sự bàn luận và tư duy của giới tinh hoa trong nước. Bài viết cho rằng một cuộc tranh luận có sắc thái và phức tạp hơn về Trung Quốc đang nổi lên ở Ấn Độ so với điều được thừa nhận bởi sự phụ thuộc lẫn nhau hay chủ nghĩa hiện thực, một cuộc tranh luận được dụng lên bởi cái mà tác giả bài này gọi là các trường phái tư tưởng theo đường hướng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa toàn cầu.

05:57 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 5)

Những ảnh hưởng của sự thâm hụt thương mại và liên kết chính trị của Ấn Độ

Về những sự liên kết giữa kinh tế và chính trị - chẳng hạn như, liệu tranh chấp biên giới có cản trở việc cải thiện các quan hệ kinh tế; hay liệu sự phát triển các quan hệ kinh tế có gây trở ngại cho một giải pháp về biên giới, một số nghi vấn cụ thể có thế được tìm thấy trong Quốc hội. Vấn đề là liệu có tồn tại bất cứ sự mâu thuẫn vốn có nào giữa các mục tiêu của Ấn Độ về thúc đẩy các quan hệ kinh tế của nước này với Trung Quốc và giải quyết tranh chấp biên giới hay không. Trong một cuộc tranh luận vào năm 2003, Bộ trưởng Ngoại giao Natwar Singh đã trả lời các chất vấn đó như sau: “Không, không có sự mâu thuẫn nào. Có một công cụ ở cả hai phía để giải quyết vấn đề biên giới. Những đại diện đặc biệt đang thảo luận vấn đề biên giới, về thương mại, tôi vui mừng thông báo với các bạn rằng, thương mại của chúng ta với Trung Quốc vào cuối năm nay sẽ đạt mức 10 tỷ USD. Vì thế, các tranh luận về vấn đề biên giới không cản trở việc cải thiện các quan hệ kinh tế của chúng ta mà hiện đang diễn ra rất tốt đẹp”.

Nhưng những sự liên kết chính trị - kinh tế đã trở nên quan trọng hơn khi quan hệ kinh tế đang phát triển cũng đã dẫn tới một sự thâm hụt thương mại đáng kể cho Ấn Độ vào năm 2008. Cho đến lúc đó, thâm hụt của Ấn Độ, trong lúc đang tăng trưởng, thường được xem là có thể quản lý được.

Quan điểm theo đường lối dân tộc chủ nghĩa, và ở một mức độ nhỏ hơn, theo đường lối hiện thực chủ nghĩa tại Ấn Độ hình dung khoảng cách thương mại đang nới rộng theo hướng có lợi cho Trung Quốc là đem lại cho người Trung Quốc một điểm gây sức ép nữa cho Ấn Độ. Theo quan điểm của họ, lợi thế kinh ‘tế của Trung Quốc đang tạo thêm đòn bẩy đối với Ấn Độ trong lĩnh vực chính trị - một vũ đài nơi mà vẫn có các vấn đề nghiêm trọng chưa được giải quyết. Tuy nhiên, cho đến nay, trọng tâm có vẻ thuộc về bên định hướng thị trường theo chủ nghĩa toàn cầu trong dư luận Ấn Độ, đặc biệt là do sự ủng hộ liên tục của chính phủ.

Vào năm 2009, dưới sự chất vấn của các nghị sỹ về quan hệ với Trung Quốc, khi thâm hụt tăng lên và nhận được sự chú ý cao của giới truyền thông, Thủ tướng Singh khi đó đã cổ gắng chấm dứt những nỗi sợ hãi về Trung Quốc đang gia tăng bằng việc đặt nó vào một ngữ cảnh rộng hơn: “Tôi cần nói rằng, Trung Quốc là đối tác chiến lược của chúng ta. Chúng ta có một mối quan hệ trên nhiều khía cạnh với Trung Quốc. Tôi đã thường nói rằng, có đủ không gian cho cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ phát triển và đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng toàn cầu. Chúng ta không nhìn nhận các quan hệ của chúng ta với Trung Quốc theo những mặt đối địch Chúng ta có một mối quan hệ thương mại lớn, chúng ta tham vấn với nhau về các vẩn đề toàn cầu, dù trong quá trình của G20 về biến đổi khí hậu hay khủng bổ, và chúng ta chia sẻ một cam kết chung duy trì hòa bình và yên ổn tại biên giới của chúng ta”.

Mặc dù thâm hụt đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi từ năm 2008 trở đi, có thể nói một cách chắc chắn rằng, dưới sự cầm quyền của Đảng Quốc đại và ngay cả dưới thời BJP, đường hướng đối với vấn đề này phần lớn là giống nhau và được chi phối bởi ý tưởng cho rằng, tốt hơn nên can dự thay vì đối đầu với Trung Quốc.

Những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa muốn nhìn thấy Ấn Độ đạt được nhiều cân bằng trong thương mại hơn bằng việc khiến Chính phủ Ấn Độ làm nhiều hơn đề giúp đỡ các doanh nghiệp của Ẩn Độ. Họ chỉ rõ sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc đối với kinh doanh đem lại cho họ một lợi thế không công bằng. Các nhà sản xuất quốc gia và các đoanh nghiệp truyền thống của Ấn Độ, cùng với các bộ phận của cộng đồng mang tính chiến lược, lập luận rằng Chính phủ Ấn Độ cần thúc đẩy một “sân chơi ngang bằng”. Họ lưu ý rằng, trong khi các nhà sản xuất thiết bị năng lượng của Ấn Độ đang hoạt động dưới các điều kiện “không công bằng” so với các công ty Trung Quốc, Chính phủ Ấn Độ đang đưa ra sự tiếp cận thị trường Ấn Độ được miễn thuế cho các nhà sản xuất thiết bị năng lượng của Trung Quốc. (Chính phủ Ấn Độ sẽ phản ứng rằng, nó đang đấu tranh để đáp ứng các nhu cầu về năng lượng của Ấn Độ theo cách kinh tế nhất - do đó, làm thất vọng các nhà sản xuất thiết bị của Ấn Độ nhưng khiến cho các công ty sản xuất năng lượng của Ấn Độ vui lòng).

Những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa cứng rắn trong giới tinh hoa chiến lược (và nhũng người theo chú nghĩa hiện thực) nhìn thấy một sự thiếu hụt đòn bẩy nghiêm trọng của Ấn Độ so với Trung Quốc để khắc phục khía cạnh kinh tế hoặc chính trị. Điều mà họ đề xuất là Ấn Độ theo đuổi một chiến lược hiện đại hóa quân sự để thu hẹp khoảng cách về năng lực, đặc biệt là, bằng cách mở rộng sức mạnh hải quân của nước này. Một số người lập luận rằng, Ấn Độ sẽ giảm bớt sự mất cân bằng thương mại chỉ khi Chính phủ Ấn Độ có khả năng giành được nhiều đòn bẩy hơn thông qua các biện pháp cứng rắn về mặt chính trị. Như một nhà bình luận về an ninh quốc gia mà tác giả đã phỏng vấn nói: “Nếu chúng ta nhượng bộ về Tây Tạng và biển Hoa Nam (Biển Đông), chúng ta sẽ không có đòn bẩy nào. Ấn Độ đang giữ đòn bẩy đó và nên tiếp tục làm như vậy”. Đặc biệt, những người theo chủ nghĩa hiện thực nhìn nhận năng lực kinh tế của Ấn Độ về việc làm cách nào nó có thể có ích với tư cách là “nghệ thuật quản lý nhà nước về kinh tế”, nhằm đạt được nhiều hơn sức ảnh hường toàn cầu và địa vị nước lớn. Đối với họ, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ là rất quan trọng đối với chương trình nghị sự mang tính chiến lược của nước này, trái với những người theo chủ nghĩa toàn cầu và những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa được định hướng trong nước. Hơn thế nữa, theo một số người theo chủ nghĩa hiện thực, một tác dụng phụ mang tính tích cực của việc cạnh tranh với Trung Quốc là nó khiến cho Ấn Độ “suy nghĩ làm ăn lớn”. Mặc dù vậy cuối cùng thì những người theo chủ nghĩa hiện thực sẽ không phụ thuộc vào kinh tế như là một tài sản chiến lược - họ coi trọng sức mạnh quân sự và “các liên minh” với các cường quốc lớn khác. Chẳng hạn như, họ sẽ lập luận rằng, Trung Quốc cuối cùng sẽ nghiêm túc xem Ấn Độ là một “nước ngang hàng” chỉ sau hiệp định hạt nhân 123 Mỹ-Ấn mang tính lịch sử và ngoại lệ chưa từng có của Ấn Độ trong thương mại hạt nhân dân sự. Sự đề cập chính thức đầu tiên của Trung Quốc đến hợp tác hạt nhân dân sự có thế có với Ấn Độ đã xuất hiện trong một bản tuyên hố chung được đưa ra sau các cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Manmohan Singh và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2006, sau hiệp ước hạt nhân Mỹ-Ấn năm 2005. Đối với những người theo chủ nghĩa hiện thực, chính sự thay đổi lớn trong quan hệ Mỹ-Ấn từ năm 2002 đã dẫn đến việc Trung Quốc đã tìm đến Ấn Độ một cách nghiêm túc hơn - do vậy, theo quan điểm của họ, các quan hệ kinh tế chỉ có thế đi xa đến vậy và các quan ngại về chính trị mới là chủ yếu.

Lập luận phản bác theo chủ nghĩa toàn cầu cho rằng, một nguyên do chính cho sự mất cân bằng thương mại của Ẩn Độ là thuộc về nội tại Ấn Độ: đó là sự thiếu hụt của Ấn Độ về một nền tảng sản xuất mạnh mẽ. Xuất khẩu sản xuất của Ấn Độ chỉ chiếm 18% so với 55% GDP Trung Quốc. Họ thúc giục một sự phát triển sản xuất lộ trình nhanh hơn và lưu ý rằng, khi Trung Quốc đi lên trong chuỗi giá trị, các doanh nghiệp của Ấn Độ có thể bước vào những khoảng trống bị bỏ không này. Vì thế phụ thuộc vào chính Ấn Độ để khắc phục chiều hướng này, chứ không phải Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác. Họ cùng chỉ ra rằng, cũng chính Ấn Độ nhìn chung đang giành được lợi ích từ thương mại. Chẳng hạn như, các sản phẩm viễn thông có vai trò quyết định có giá rẻ nhờ tính hiệu quả về chi phí của Trung Quốc, cũng tương tự như vậy đối với các nhà máy năng lượng của Trung Quốc. Như một chuyên gia công nghiệp đã nói với tác giả: “Trung Quốc đang trợ cấp cho tiêu dùng của Ấn Độ”. Những nhà bình luận khác lập luận rằng, trong khi mô hình thương mại có thể lệch lạc, nhập khẩu của Trung Quốc, như máy móc, hóa chất, thép và hàng điện tử đóng một vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa của chính Ấn Độ. Nói cách khác: “Nói một cách đơn giản là, một phần của công nghiệp hóa vả phát triển cơ sở hạ tầng cua Ấn Độ trở nên có thể thực hiện được chỉ khi nước này có thể chịu được sự cạnh trạnh về giá của nền công nghiệp Trung Quốc . Những người khác đã nói rằng, thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng có thể tác động theo cách ngược lại: Trung Quốc trở nên phụ thuộc vào xuất khẩu, vì thế Ấn Độ giành được đòn bẩy nào đó.

Những người theo chủ nghĩa toàn cầu xem không khí chính trị và sự nghi ngờ tiếp tục là những rào cản lớn nhất trong quan hệ kinh tế. Trong một hệ thống thị trường tự do được toàn cầu hóa, những sự thâm hụt thương mại không nên đóng vai trò quan trọng và các căng thẳng chính trị bị đổ lỗi cho các tình cảm bảo hộ từ những người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa và những người theo chủ nghĩa hiện thực. Nhiều nhà lãnh đạo công nghiệp hàng đầu có vẻ tin rằng, nếu những nghi ngờ giữa hai nước được giảm bớt ở mức độ chính trị, các vấn đề kinh tế gai góc có thể được giải quyết. Họ tin rằng, có nhiều cơ hội “cùng thắng” cho Ấn Độ và Trung Quốc khai thác, điều mà có thể bị bỏ lỡ do các hoạt động chính trị gây bất lợi. Đối với vấn đề về quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan, điều được nhận định là một nguồn chính gây ra sự nghi ngờ (cùng với biên giới chưa được giải quyết), quan điểm chi phối có xu hướng cho rằng, Pakistan không còn là một mối bận tâm chính đối với Trung Quốc. Có ít sự e sợ rằng, Trung Quốc sẽ mạo hiểm một cách nghiêm trọng quan hệ với Ấn Độ về Pakistan.

Một điểm chung đồng thuận đối với tất cả các trường phái tư tưởng là Ấn Độ nên làm sâu sắc thêm các quan hệ với các nước trong khu vực láng giềng gần gũi nhất của Trung Quốc - vì cả lý do kinh tế và chiến lược. Hầu như không có sự bất đồng tồn tại về sự cần thiết phải tiếp tục các chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, mặc dù những người theo chủ nghĩa toàn cầu chú trọng vào các lợi ích kinh tế và những người theo chủ nghĩa hiện thực chú trọng cân bằng mềm mà người Ấn Độ có thể giành được trước Trung Quốc. Những người theo chủ nghĩa hiện thực chỉ ra rằng, điều này có thể được thực hiện với rất ít nỗ lực từ phía Ấn Độ, do mối đe dọa từ Trung Quốc mà nhiều quốc gia láng giềng hiện nhận thức được.

Kết luận

Bài báo này đã cố gắng cho thấy rằng, cả quan điểm theo chủ nghĩa hiện thực thông thường lẫn lập luận về sự phụ thuộc lẫn nhau đơn thuần đều không giải thích được đầy đủ ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế đang phát triến. Tác giả cho rằng, ngoài việc đơn giản chỉ là cấp độ hoạt động kinh tế hay tương tác chiến lược mà Ấn Độ có với Trung Quốc, chìa khóa nằm ở cách giới tinh hoa ở Ấn Độ nhận thức, diễn giải và định nghĩa những nhân tố này. Trong khi một thế giới quan theo chủ nghĩa toàn cầu đã nổi lên và tăng cường ở Ấn Độ từ những năm 1990, đặt những hy vọng của nó vào sự hội nhập kinh tế trong khu vực và trên toàn cầu, những thế giới quan theo chủ nghĩa hiện thực và theo đường lối dân tộc chủ nghĩa tiếp tục khiến cho quan niệm về sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Trung Quốc dễ bị thương tổn trước các thách thức. Vì vậy, trong khi những người ủng hộ sự phụ thuộc lẫn nhau quá lạc quan, những người theo chủ nghĩa hiện thực lại quá bi quan.

Sự mô tả Trung Quốc như là một mối đe dọa lẫn cơ hội dường như đã dẫn Ấn Độ đến chỗ đi theo một quan điểm có sắc thái hơn nhiều. Được lãnh đạo bởi những người theo chủ nghĩa toàn cầu trong chính phủ và nền công nghiệp, thách thức từ những người theo chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa dân tộc về sự mất cân bằng đang tăng lên trong quan hệ kinh tế có lợi cho Trung Quốc, cho đến nay có vẻ như đã được xử lỷ một cách thành công, Tuy nhiên, sự thật không thể trốn tránh là tại cả các cấp độ kinh tế lẫn chiến lược, có một sự bất cân xứng về năng lực giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Vì vậy, một vấn đề khác là liệu bản thân quan hệ kinh tế đang sâu sắc thêm có đang thay đổi các động cơ thúc đẩy Trung Quốc tiến tới sự hợp tác lớn hơn với Ấn Độ không. Sự phân tích này vẫn chưa được thực hiện./.

Nguồn:

Cùng chuyên mục