Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Từ Chính sách hướng Đông đến Hành động Phía Đông và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Từ Chính sách hướng Đông đến Hành động Phía Đông và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Từ lịch sử quan hệ lâu đời và thực tiễn quá trình hợp tác, phát triển giữa hai nước, hai dân tộc cho thấy, Việt Nam - Ấn Độ luôn giữ vững quan hệ truyền thống tốt đẹp, không đe dọa nhau, không chiến tranh xâm lược nhau, gắn bó mật thiết và ủng hộ nhau trong đấu tranh chống thực dân, đế quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước, tích cực ủng hộ nhau lúc khó khăn, ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hiện nay quan hệ được duy trì qua các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước; hai bên đã lập Ủy ban Hỗn hợp liên chính phủ, tham khảo chính trị, đối thoại an ninh, hợp tác an ninh và quốc phòng ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn.

02:28 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Từ Chính sách hướng Đông đến Hành động Phía Đông và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

 

Phạm Sỹ Tam*

Nước Cộng hòa Ấn Độ nằm tại Nam Á, có diện tích khoảng 3,3 triệu km2;  dân số xấp xỉ 1, 2 tỷ người. Đây là nước có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo tốt, biết tiếng Anh, và giá nhân công rẻ. Ấn Độ là nước có nền khoa học công nghệ phát triển bền vững lâu đời, hiện đã đạt trình độ đứng đầu các nước đang phát triển, với các lĩnh vực có thế mạnh nổi trội như: công nghệ sinh học, IT, hạt nhân, trinh sát vũ trụ, nano, thăm dò tài nguyên, nghiên cứu về biển, dược phẩm, nông nghiệp, giáo dục đào tạo,….

“Chính sách Hướng Đông” được Ấn Độ đưa ra từ đầu những năm 1990, tuy có nhiều kết quả tích cực, nhưng về cơ bản là chậm chạp, tụt hậu so với yêu cầu, nhiều cơ hội tốt bị bỏ lỡ. Kể từ khi Đảng Nhân dân Ấn Độ của Thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 26/5/2014, Ấn Độ muốn thúc đẩy nhanh chóng hơn và sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả với các nước châu Á, nhất là Đông Nam Á, Chính phủ Ấn Độ đã đề ra chủ trương mới gọi là “Hành động Phía Đông”  thay cho “Chính sách Hướng Đông” chậm chạp trước đây.

Đây là thuận lợi mới trong việc phát triển quan hệ hợp tác Việt - Ấn và mang lại các hiệu quả cụ thể như: về chính trị, thực sự tăng cường “quan hệ đối tác chiến lược”, trong đó liên tục có nhiều chuyến thăm cấp cao với nhiều thỏa thuận mới; về an ninh quốc phòng, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và tự do khai thác nguồn tài nguyên theo luật quốc tế, chống chính sách dùng vũ lực áp đặt hoặc chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác, chống chính sách đe dọa nước nhỏ, vì hoà bình hợp tác, giải quyết mọi tranh chấp trên cơ sở bảo vệ hoà bình và thượng tôn luật pháp quốc tế; về thương mại, thương mại hai nước tăng mạnh (từ năm 2014 đạt 6 tỷ và 2015  đạt 7 tỷ USD), trong đó, Việt Nam xuất nông sản, thủy sản, cao su, điện tử, vật liệu xây dựng và tìm thấy thị trường tiềm năng lớn và đang trên đà phát triển mạnh với sự hiện diện của số lớn các doanh nghiệp của bạn mở văn phòng tại Việt Nam...

Từ lịch sử quan hệ lâu đời và thực tiễn quá trình hợp tác, phát triển giữa hai nước, hai dân tộc cho thấy, Việt Nam - Ấn Độ luôn giữ vững quan hệ truyền thống tốt đẹp, không đe dọa nhau, không chiến tranh xâm lược nhau, gắn bó mật thiết và ủng hộ nhau trong đấu tranh chống thực dân, đế quốc, bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước, tích cực ủng hộ nhau lúc khó khăn, ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hiện nay quan hệ được duy trì qua các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước; hai bên đã lập Ủy ban Hỗn hợp liên chính phủ, tham khảo chính trị, đối thoại an ninh, hợp tác an ninh và quốc phòng ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn.

Tuy trước đây quan hệ hợp tác song phương có lúc chưa đều và còn chậm, có khi lên mạnh, có khi chững lại, nhất là về quan hệ kinh tế thương mại bị tụt hậu đáng kể, phía Việt Nam còn có nhiều thụ động hoặc vướng mắc. Nguyên nhân là do: hai bên tập trung ưu tiên cho thị trường khác, ngoài ra có sự cạnh tranh quốc tế không lành mạnh giữa các tập đoàn kinh tế nước ngoài trên địa bàn Việt Nam; chưa có biện pháp và đầu tư của Nhà nước giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin về thị trường và các bạn hàng Ấn Độ; khác nhau về một số điểm trong văn hoá, phong cách làm việc, trong khi hai bên ít trao đổi để hiểu biết về nhu cầu, khả năng và cách làm của nhau (rất ít hội thảo, hội nghị về kinh tế thương mại giữa ta với Ấn Độ); chưa có cơ chế hợp tác phù hợp.

Căn cứ vào lịch sử và hiện trạng hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ, có thể khẳng định hai nước có triển vọng phát triển quan hệ hợp tác tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Tác giả đưa ra một số khuyến nghị để tăng cường quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Ấn Độ:

Thứ nhất, tiếp tục ủng hộ bạn là cường quốc khu vực và cường quốc toàn cầu, trở thành Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ủng hộ quan hệ chiến lược của bạn với các nước lớn trên thế giới.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức trao đổi các cấp, đối thoại về chiến lược, dự báo tình hình 10 -15 năm và đề ra chính sách mới, bắt kịp với sự phát triển rất nhanh, khó lường và đầy bất trắc của tình hình hiện nay và tương lai.

Thứ ba, bạn coi ta là nước lớn trong ASEAN, quan trọng trong APEC, Đông Á, ASEM, có kinh nghiệm rất quý báu trong đấu tranh với các nước phong kiến, thực dân, đế quốc, biết tranh thủ cộng đồng quốc tế tập trung bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, lẽ phải, chính nghĩa nên có thể phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, coi đó là nhân tố quan trọng giúp bạn thực hiện chiến lược đối với ASEAN, hội nhập quốc tế sâu hơn vào các thể chế khu vực như Cấp cao Đông Á, ASEM. APEC,… Do đó ta nên tăng cường hợp tác ở Đông Nam Á và Biển Đông, kể cả về quân sự, để tăng khả năng phòng thủ.

Thứ tư, bạn coi ta là nước chính trị ổn định có chiều sâu, kinh tế phát triển vượt bậc so với nhiều nước, là thị trường quan trọng cả về kinh tế - thương mại, quốc phòng, khoa học, công nghệ, là một nguồn cung cấp năng lượng, nhất là dầu khí trong chiến lược an ninh năng lượng (mỗi năm bạn chỉ sản xuất 32 triệu tấn và nhập khẩu trên 110 triệu tấn dầu thô). Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành tăng cường cử đoàn cấp Bộ về hợp tác công nghiệp, thương mại, tài chính, kế hoạch, quy hoạch vùng và lãnh thổ, đô thị, giao thông vận tải, du lịch, nông nghiệp thăm nhau để tranh thủ thị trường khổng lồ 1,2 tỷ dân với nguồn FDI, công nghệ tin cậy, tranh thủ việc chuyển giao công nghệ, khoa học (như IT, ngoại ngữ, tin học, nano, dược, gen, giống cây, con). Đặc biệt, tăng cường cử đoàn trao đổi về kinh nghiệm vạch chiến lược kinh tế vĩ mô, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải quyết tranh chấp quốc tế, kinh nghiệm làm ăn với quốc tế.

Thứ năm, nhà nước cần quan tâm nghiên cứu, thúc đẩy và hỗ trợ kết nối đường hàng không, kết nối đường bộ, đường sắt và đường thủy giữa hai nước Việt Nam - Ấn Độ trong tương lai 10 - 20 năm tới, trước mắt cần giúp duy trì và phát triển các chuyến bay nối hai nước.


* Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ. 

Nguồn:

Cùng chuyên mục