Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Vai trò của Ấn Độ và hướng đi của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Vai trò của Ấn Độ và hướng đi của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Cuối cùng New Delhi đã chuyển hướng chú ý đến khu vực Đông Nam Á.

05:33 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Bharath Gopalaswamy*

Phản ứng của Ấn Độ đối với sự hỗn loạn bao trùm quốc đảo Maldives trong vài tuần gần đây là đặc biệt quan trọng đối với vấn đề lâu nay về việc Ấn Độ sẽ đóng vai trò gì ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI. Cuộc trấn áp do Tổng thống Maldives Abdullah Yameen công bố được thực hiện thông qua việc đảo ngược phán quyết của Tòa án Tối cao và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày là hành động chưa có tiền lệ. Hơn nữa, ông Yameen có quan điểm trái ngược với người tiền nhiệm Mohammed Nasheed, người đã đăng một dòng tweet với nội dung mong muốn sự hiện diện của quân đội Ấn Độ nhằm duy trì trật tự trong nước.

Ông M. Nasheed từng nói rằng, "Trung Quốc đang mua Maldives" đang trở thành một xu hướng ngày càng trở nên nổi bật ở các nước nhỏ và nghèo ở châu Á. Ấn Độ cũng được mô tả "chậm trễ chú ý đến ASEAN, tập trung nhiều hơn vào vai trò toàn cầu". Kết quả là, giống như ở Maldives, Trung Quốc đã bước vào để lấp đầy khoảng trống về lãnh đạo trong khu vực. Hoạt động xây dựng mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á của ông Modi nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực rộng lớn hơn. Một nhân tố quan trọng phải cân nhắc đến là hàm ý đối với tính hợp lý khi Ấn Độ được nhìn nhận với tư cách người bảo vệ an toàn cho khu vực nếu nó không hành động phù hợp với các nguyên tắc, bằng cách chống lại các cuộc xâm lấn trực tiếp hoặc gián tiếp đầy bạo lực bởi quốc gia láng giềng của nó.

Đông thái này đã nhanh chóng giảm nhiệt đối với chủ nghĩa độc đoán ở Maldives. Như bài viết của Ankit Panda trên tờ The Diplomat rằng, "Yameen tìm thấy Ấn Độ như là một sự thay thế sẵn sàng và sẵn có cho ảnh hưởng của Trung Quốc", vốn đã là một nguồn vốn sẵn có và đầu tư cho các quốc gia nhỏ. Đây là một cơ hội để Ấn Độ khẳng định vai trò lãnh đạo khu vực bởi vì trong "cuộc chiến tranh địa chính trị rộng hơn ở Ấn Độ Dương ... Bắc Kinh sẽ quan tâm". Về vấn đề này, phản ứng của Ấn Độ đối với cuộc khủng hoảng Maldives sẽ chứng tỏ động thái ở phạm vi rộng lớn hơn về các quyết sách ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á trong những năm tới.

Sự có mặt của 10 nhà lãnh đạo ASEAN tại lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Ấn Độ tại New Delhi vào ngày 26/1/2018 cũng chứng minh cam kết của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong việc thúc đẩy sự hiện diện của Ấn Độ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Đông Nam Á là một khu vực mà các quốc gia lớn từ lâu đã chia sẻ mối quan ngại về hành vi bá quyền của Trung Quốc. Ưu thế của Trung Quốc càng được tăng cường bởi sự thiếu cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực, đặc biệt là quyết định rút khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Chính quyền Donald Trump, một hiệp định thương mại đa phương liên quan đến một số quốc gia khu vực.

Trung Quốc đã mở rộng hoạt động kinh tế ở Đông Nam Á thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). RCEP bao gồm khối ASEAN gồm mười thành viên và sáu quốc gia khác mà ASEAN có các hiệp định thương mại gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. RCEP đại diện cho 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và một nửa dân số thế giới. Ngoài sự chênh lệch chiến lược địa chính trị hiện tại, giữa Ấn Độ và Trung Quốc còn tồn tại sự chênh lệch trong lĩnh vực kinh tế tại khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ chỉ chiếm 2,6% ngoại thương của ASEAN vào năm 2016. Việc thúc đẩy hội nhập thương mại với khu vực này phù hợp với lợi ích của Ấn Độ, lợi ích của các quốc gia ASEAN và sự quan tâm của bất kỳ bên đầu tư nào vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ổn định. Trong khu vực này, các mạng lưới thương mại rộng mở có thể phát triển trong vùng biển mở và các cộng đồng hàng hải ổn định và công bằng. Ngoài ra, việc gia nhập RCEP thành công cũng sẽ tăng cường mối quan hệ thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

Nhiều chuyên gia chiến lược và chính sách ở Đông Nam Á cho rằng, Ấn Độ đã không thực hiện Chính sách Hành động Phía Đông được khởi xướng sau khi ông Modi trở thành Thủ tướng, một cách đầy đủ. Chính sách này được khởi xướng nhằm đưa các nước láng giềng Đông Á của Ấn Độ trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại, nhưng nó đã khiến nhiều nhà quan sát ở trong và ngoài nước thất vọng.

Mức độ phụ thuộc vào kinh tế của các nước thành viên ASEAN đối với Trung Quốc tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển kinh tế. Ví dụ: Singapore đã phát triển liên minh các đối tác thương mại quốc tế, nhưng các quốc gia kém phát triển khác như Campuchia và Lào lại phụ thuộc rất nhiều vào hàng hóa của Trung Quốc. Điều này chứng tỏ mô hình nợ thay đòn bẩy (debt-for-leverage model) mà Trung Quốc sử dụng thông qua sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) - kế hoạch phát triển kinh tế của Trung Quốc nhằm tăng cường kết nối khu vực thông qua đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn ở hơn 68 quốc gia.

Mô hình nợ thay đòn bẩy dựa trên hỗ trợ tài chính của Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng, đổi lại là việc Trung Quốc được tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia hưởng lợi. Đây cũng là một lý do khác của việc Ấn Độ phản đối các hành vi trong khu vực của Trung Quốc, vì nó sẽ cho phép đòn bẩy trong khu vực xung quanh Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ có thể từ chối tham gia BRI do không phù hợp với chiến dịch "Sản xuất ở Ấn Độ" của Thủ tướng Modi, cũng như lo ngại về vấn đề chủ quyền đối với hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan, một dự án con của BRI, được xây dựng trên vùng lãnh thổ Ấn Độ có tuyên bố chủ quyền. Hơn nữa, mối quan hệ tốt đẹp giữa New Delhi với các nước ASEAN có thể gây rắc rối cho những tham vọng kinh tế của Trung Quốc vì các nước này sẽ có nguồn thay thế cho đầu tư và thương mại với quy mô lớn, hệ thống chính trị và tham vọng bành trướng không mang tính đe dọa.

Thủ tướng Modi cũng tìm cách thúc đẩy mối quan hệ của Delhi với các đối tác chủ chốt khác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. Các quốc gia này đã xây dựng Đối thoại An ninh bốn bên, tập trung vào dân chủ, pháp quyền, và cam kết chung để bảo đảm sự ổn định của cộng đồng hàng hải ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ấn Độ có thể giữ vị trí quan trọng trong một cấu trúc khu vực mới. Điều này có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với lợi ích của Trung Quốc trong khu vực và tái cấu trúc một cấu trúc an ninh khu vực dựa trên các quy tắc, từ đó tiến một bước dài trong việc tạo dựng nền hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://thediplomat.com/2018/02/indias-role-and-chinas-roads-in-the-indo-pacific/


* Giám đốc Trung tâm Nam Á, Hội đồng Đại Tây Dương.

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục