Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

10 chính sách giúp Ấn Độ phát triển bền vững

10 chính sách giúp Ấn Độ phát triển bền vững

Tuyển tập các bài nghiên cứu của ORF về Ấn Độ bền vững là một lời tri ân đối với đất nước Ấn Độ sau chặng đường dài trong 75 năm qua và mong muốn đạt được những dấu mốc lớn hơn nữa. Sau đây là giới thiệu tổng hợp các bài nghiên cứu.

09:00 06-09-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ngày nay, Ấn Độ táo bạo và đầy tham vọng, có tầm nhìn về phát triển tương thích với các quốc gia phát triển Bắc bán cầu. Ấn Độ là quốc gia có những ước mơ lớn và nỗ lực để đạt được những ước mơ đó. Tuyển tập các bài nghiên cứu của ORF về Ấn Độ bền vững là một lời tri ân đối với đất nước Ấn Độ sau chặng đường dài trong 75 năm qua và mong muốn đạt được những dấu mốc lớn hơn nữa. Đây cũng là một sự tri ân đối với thế hệ thiên niên kỷ Ấn Độ, thế hệ đã hiểu rõ các ưu tiên của đát nước trong 25 năm tới và đang chuẩn bị đối mặt và vượt qua những thách thức.

Azadi Ka Amrit Mahotsav là sáng kiến ​​của chính phủ Ấn Độ nhằm kỷ niệm 75 năm ngày độc lập của Ấn Độ, cũng như lịch sử huy hoàng của con người, nền văn hóa và thành tựu của đất nước này. Tuy nhiên, sáng kiến này không chỉ đơn thuần là để kỷ niệm những gì đã qua của Ấn Độ, mà còn là thời khắc bắt đầu của Ấn Độ đầy khát vọng của hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh đó, bản tóm tắt này thảo luận về 10 chính sách định hình Ấn Độ bền vững trong tương lai. Trong lễ kỷ niệm Ngày Độc lập năm 2021, Thủ tướng Narendra Modi đã sử dụng thuật ngữ Amrit Kaal để phác họa con đường phát triển của Ấn Độ trong 25 năm tới. Ông tuyên bố: “Việc hoàn thành các nghị quyết của chúng ta trong thời kỳ Amrit này sẽ đưa chúng ta đến kỷ niệm một trăm năm độc lập của Ấn Độ với niềm tự hào”.[1]

Bản tóm tắt này, Amrit Mahotsav: 10 Chính sách giúp Ấn Độ phát triển bền vững, nhằm kỷ niệm 75 năm Ấn Độ độc lập (Amrit Mahotsav) và là một lời tri ân đối với Ấn Độ sẽ trải qua 25 năm phát triển tiếp theo được trang bị các chính sách quan trọng sẽ giải quyết những thách thức lâu dài và hình thành tương lai bền vững hơn cho đất nước và người dân Ấn Độ.

Vài năm gần đây, chúng ta chứng kiến những thay đổi trong quản trị phát triển tại Ấn Độ thông qua một số can thiệp chính sách quan trọng. Những can thiệp này phần lớn được lồng vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) mà ngày nay được coi là nền tảng của không chỉ quản trị phát triển toàn cầu mà còn quản trị ở tất cả các cấp. Các bài báo trong tập này tiếp tục dựa trên giả thuyết rằng khát vọng vươn tới vị thế của nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ đô la Mỹ của Ấn Độ cần phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ đang được tạo ra thông qua các chính sách tăng cường nguồn nhân lực và vật chất.

Mục tiêu trở thành nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2024-25 đã bị giáng một đòn mạnh do thảm họa kinh tế trong đại dịch COVID-19, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn có thể đánh giá được thông qua tăng trưởng GDP (xem Hình 1). GDP giảm từ 2,68 nghìn tỷ USD vào năm 2019 xuống 2,51 nghìn tỷ USD vào năm 2020, và đã hồi sinh lên 2,73 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Thật vậy, nền kinh tế Ấn Độ có tiềm năng to lớn để chạm đến con số 5 nghìn tỷ USD đáng thèm muốn vào năm tài chính 2026-27 và 10 USD nghìn tỷ vào năm tài chính 2033-34.[2]

Hình 1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Ấn Độ (2010 đến 2021)

GDPin.jpg

Nguồn: Do tác giả tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới[3]

“GDP là thước đo tồi tệ nhất đối với các hoạt động kinh tế …do nó đi kèm với những hạn chế và tính chủ quan nghiêm trọng”.[4] Tuyên bố này của cố vấn kinh tế trưởng của Ấn Độ đúng một phần và có thể có nhiều điểm để tranh luận từ góc độ chuẩn tắc. Thực tế là GDP là một thước đo khách quan của hoạt động kinh tế, nhưng coi GDP như một thước đo toàn năng, đặc biệt là sự thịnh vượng của nền kinh tế, có thể là một thiếu sót lớn nhất. Điều thường không được thừa nhận trong “trò chơi tăng trưởng” này là “cái giá phải trả cho tăng trưởng”.

Câu chuyện tăng trưởng Ấn Độ và nghịch lý phát triển

Trong lịch sử, Ấn Độ đã trải qua giai đoạn nghịch lý phát triển, tức là có tài nguyên dồi dào nhưng lại là nước nghèo đói, mà một số người gọi là biểu hiện “lời nguyền tài nguyên”.[5] Giả thuyết về lời nguyền tài nguyên được đặt ra là hiện tượng các nền kinh tế có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào vẫn thâm hụt phát triển, có nghĩa là thu nhập vẫn thấp, tăng trưởng kinh tế thấp, nền dân chủ yếu và hiệu suất trong các chỉ số phát triển kém hơn so với các nền kinh tế có ít tài nguyên thiên nhiên. Nhưng điều kiện của Ấn Độ phức tạp hơn nhiều nên không thể giải thích chỉ bằng cấu trúc lý thuyết tuyến tính như vậy. Trong suốt lịch sử của Ấn Độ, đã có những khu vực kém phát triển những vẫn tăng trưởng.[6]

Đồng thời, cần phải hiểu rằng, công việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế một cách không kiềm chế và mù quáng, không tính đến các hệ thống phân phối hay hệ thống sinh thái sẽ dẫn đến việc phải trả giá đắt cho tăng trưởng. Chúng thường không thể nhận biết được trong một sớm một chiều, nhưng có thể nhìn thấy rõ trong thời gian dài. Nó kéo theo việc mất công ăn việc làm và nhiều hệ lụy do phải tái định cư để nhường đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, và sự xuống cấp của dịch vụ môi trường ảnh hưởng tới môi trường sống của con người.[7]

Câu chuyện phát triển của Ấn Độ kể từ khi độc lập, và đặc biệt là sau khi tự do hóa kinh tế vào đầu những năm 1990, có đầy đủ những biểu hiện như vậy. Tăng trưởng kinh tế kéo theo việc tạo ra vốn mới và chi tiêu lớn. Trong nhiều trường hợp, chi phí dài hạn mà xã hội phải gánh chịu do thiệt hại về sinh kế và các dịch vụ hệ sinh thái nhiều hơn lợi ích kinh tế, chênh lệch lợi ích-chi phí âm sau khi phân tích toàn diện trong thời gian dài, đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các khoản đầu tư.[8] Do đó, trong khi những thay đổi quy mô lớn về sử dụng đất cho cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp và các khu định cư đô thị, và thay đổi chế độ thủy văn thông qua các can thiệp cấu trúc dòng chảy tự nhiên được thực hiện vì mục tiêu kinh tế, những thay đổi này đòi hỏi chi phí cao để phục hồi, đôi khi không thể phục hồi và dẫn đến xung đột. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của vốn vật chất trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có nhiều bằng chứng thực nghiệm để chứng minh việc nâng cao cơ sở hạ tầng vật chất giúp thúc đẩy môi trường kinh doanh về tổng thể và tăng khả năng cạnh tranh kinh tế ở tầm vĩ mô.[9] Theo đó, sự đánh đổi về kinh tế xã hội là cần thiết và Ấn Độ phải chịu cái giá này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển sau khi đất nước giành độc lập.

 

Thay đổi tầm nhìn về tiến bộ kinh tế

Dùng mức độ tăng trưởng làm thông số duy nhất để đo lường sự phát triển hoặc tiến bộ kinh tế đã không còn phù hợp trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Tư duy phát triển thịnh hành trong những thập kỷ sau chiến tranh của quá trình tái thiết và phi thực dân hóa ở châu Âu đối với những quốc gia được gọi là “thế giới thứ ba” là tập trung vào tăng trưởng thông qua hình thành vốn, đã bị thách thức và mô hình phát triển mới đề cao tiếng nói của con người hơn.[10] Theo thời gian, quan điểm về ngày tận thế của Câu lạc bộ Rome đã xem xét lại tín điều Malthusia, rằng việc cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do các biện pháp can thiệp của con người sẽ không thể duy trì tham vọng tăng trưởng kinh tế của con người trong tương lai.[11]

Đã có nhiều công ước, đánh giá khoa học và tuyên bố toàn cầu nhằm thúc đẩy cách tiếp cận toàn diện hơn trong phát triển, bao gồm các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, sau đó được thay thế bằng chương trình nghị sự Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc tạo ra vào năm 2015. SDGs dùng lý thuyết “phương pháp duy trì” của nhà kinh tế học Mohan Munasinghe, được xây dựng dựa trên nền tảng kiến thức liên ngành ngành, làm nền tảng để phát triển chương trình nghị sự toàn diện về quản trị phát triển thông qua 17 mục tiêu. Cấu trúc này kết hợp các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, do đó giải quyết ba mục tiêu chuẩn tắc là công bằng, hiệu quả và bền vững.[12]

Hướng phát triển của Ấn Độ không phù hợp với suy nghĩ này. Tuy nhiên, tư duy như vậy đang thay đổi. Chính phủ đã cố gắng hỗ trợ an sinh xã hội cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương trong thời gian phong tỏa do đại dịch gây ra, nhưng một phần lớn những nhóm này đã bị bỏ lại bất chấp những nỗ lực tốt nhất của chính phủ. Điều này là do một vấn đề thể chế tồn tại từ lâu trong khu vực phi chính thức, những người lao động nhập cư chưa đăng ký, chưa được xác định trong hồ sơ của chính phủ. Rõ ràng là các lực lượng thị trường cho đến nay đã cung cấp mạng lưới xã hội hỗ trợ cho những người nghèo và dễ bị tổn thương. Việc phong tỏa tương đương với việc đóng cửa thị trường truyền thống, do đó khiến lực lượng lao động phi chính thức rơi vào tình trạng chao đảo. Lúc này, SDGs là thách thức về quản trị đối với bộ máy chính sách phát triển của Ấn Độ.

 

Sức mạnh tổng hợp của SDGs và sự thịnh vượng bao trùm

Chương trình SDG chủ yếu dựa vào bốn nguồn lực: vốn con người (SDGs 1-5), vốn vật chất (SDGs 8 và 9), vốn tự nhiên (SDGs 14 và 15) và vốn xã hội (SDGs 10 và 16). Bản báo cáo Sự thịnh vượng bao trùm của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc thảo luận về những thay đổi trong giá trị xã hội của ba trong số các tài sản vốn này, đó là vốn tự nhiên, con người và vốn sản xuất hoặc vật chất từ ​​năm 1990 đến năm 2014. Theo báo cáo này, từ năm 1990 đến năm 2014, mặc dù “sự thịnh vượng bao trùm” của Ấn Độ tăng 1,6% mỗi năm nhờ tăng trưởng vốn nhân lực và vật chất, nhưng mức độ thịnh vượng bình quân đầu người đã giảm từ 368 đô la Mỹ năm 1990 xuống còn 359 đô la Mỹ năm 2014 (cả theo giá năm 2005). Nếu sự thịnh vượng được coi là yếu tố hoặc cơ sở cơ bản cho sự phát triển, thì sự suy giảm đó đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về tính bền vững của quá trình phát triển. Sau năm 2014, đã có những can thiệp chính sách đáng kể vào các lĩnh vực vốn nhân lực và vật chất, giúp thúc đẩy chương trình phát triển của Ấn Độ. Các chính sách này được trình bày trong tài liệu này.

Đồng thời, các nhà khoa học phương Tây và những người ủng hộ quan điểm phương Tây ở các nước đang phát triển phía Nam địa cầu thường ủng hộ quan điểm giảm phát triển như một giải pháp ứng phó với những tai ương của thế giới. Luận điểm giảm phát triển khuyến khích tăng trưởng âm và rút lui khỏi những cách sống hiện tại. Điều này kéo theo sự thu hẹp các hoạt động kinh tế ở Bắc địa cầu và giải phóng khỏi mô hình tránh thụt lùi trong quan điểm của chủ nghĩa tăng trưởng.

Về những thiệt hại lớn mà tăng trưởng đã và sẽ gây ra cho hệ sinh thái, những người đánh gia mức độ tăng trưởng nhấn mạnh sự phân tách của phúc lợi con người và GDP bình quân đầu người. Ví dụ, các nền kinh tế giàu có hơn, ví dụ Mỹ, có hệ thống phân phối kém hơn các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn, như Tây Ban Nha, và Tây Ban Nha cũng có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Mức độ phúc lợi thịnh vượng có thể được duy trì ở Phần Lan ngay cả với 10 phần trăm GDP hiện tại của họ, nhờ có các nguyên tắc và cách thức thực hành công bằng tốt hơn trong việc phân phối lại.[13] Quá trình thu hẹp các hoạt động kinh tế ở Bắc địa cầu bằng cách đánh giá sự phát triển từ quan điểm giảm phát triển được đặt ra để tạo ra không gian cho con đường tự xác định rõ ràng hơn cho tổ chức xã hội ở Nam địa cầu.

Tuy nhiên, sự phát triển của Ấn Độ không thể theo hướng giảm dần. “Thặng dư” là một dấu hiệu không chỉ về xã hội đã phát triển mà còn bình đẳng hơn về mặt kinh tế (các thông số bình đẳng về thu nhập hoặc thịnh vượng), công bằng hơn từ quan điểm của công bằng phân phối và nơi mà an sinh xã hội có đã giúp phát triển một trạng thái phúc lợi. Ấn Độ vẫn chưa đạt tới giai đoạn đó. Trong khi những lo ngại về công bằng và phân phối vẫn đặt ra thách thức trong quốc gia hơn 1,3 tỷ dân, một phân tích gần đây cho rằng sự gia tăng thu nhập và bất bình đẳng giàu nghèo có thể kìm hãm triển vọng tăng trưởng dài hạn của Ấn Độ, đặc biệt khi nhu cầu tiêu dùng là động lực chính của tăng trưởng.[14] Ví dụ gần đây về sự thay đổi đột ngột ở Sri Lanka sang canh tác hữu cơ và hậu quả là những tác động có hại của nó đối với an ninh lương thực là một trường hợp điển hình cho việc không thể áp đặt các tư duy về giảm phát triển, cũng như không thể đẩy một nền kinh tế vào mô hình mà nó không được chuẩn bị.

 

Những ưu tiên của Ấn Độ

Trong tám năm qua, các can thiệp chính sách quan trọng đã được áp dụng vào kiểm soát phát triển, đặc biệt là để cải thiện vốn vật chất và con người của Ấn Độ. Đại dịch là cú sốc đối với các lĩnh vực phát triển và kinh tế toàn cầu và đã ảnh hưởng đến con đường đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Không còn nghi ngờ gì nữa, giấc mơ xây dựng nền kinh tế 5 nghìn tỷ đô la Mỹ và 10 nghìn tỷ đô la Mỹ của người Ấn Độ cần phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các SDG.

Tài liệu nghiên cứu này trình bày 10 chính sách, được lựa chọn trong số rất nhiều chính sách hiện đã sẵn sàng được triển khai để xây dựng một Ấn Độ bền vững. Sau đây là những chính sách như vậy:

POSHAN Abhiyan: nỗ lực giảm thiểu mức độ thấp còi, suy dinh dưỡng, thiếu máu và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Trong tài liệu toàn văn, nhà nghiên cứu Shoba Suri phác thảo tầm quan trọng của chương trình này, những thành tựu của nó cho đến nay và các nhiệm vụ của nó dưới dạng chiến lược có cấu trúc theo chủ đề, có thời gian và địa điểm cụ thể, cân nhắc đến hậu quả của các yếu tố kinh tế xã hội và tác động của đại dịch.
Pradhan Mantri Jan Arogya Yojana: chương trình đảm bảo sức khỏe lớn nhất thế giới, với mục tiêu cung cấp bảo hiểm y tế trị giá 500 nghìn ru-pi Ấn Độ mỗi năm cho mỗi hộ gia đình nghèo và dễ bị tổn thương. Nhà nghiên cứu Oommen C Kurian thảo luận về chương trình này và sử dụng một nghiên cứu điển hình nhỏ về tác động có lợi của nó và đánh giá rằng có thể nhân rộng mô hình này cho nhiều nơi khác trên thế giới.
Jal Jeevan Mission: nhằm mục đích cung cấp nước uống an toàn và đầy đủ vào năm 2024 cho tất cả các hộ gia đình. Học giả Sayanangshu Modak tìm ra mối quan hệ nhân quả của chương trình này với các chỉ số về sức khỏe và năng suất lao động, đồng thời thảo luận về cách chương trình có tác động đến sự tiến bộ chung của Ấn Độ.
Samagra Shiksha Abhiyan: chương trình tổng thể và toàn diện cho lĩnh vực giáo dục phổ thông với mục tiêu rộng hơn là nâng cao hiệu quả của trường học, được đo lường trên khía cạnh cơ hội đi học bình đẳng và kết quả học tập công bằng.[15] Nhà nghiên cứu Malancha Chakrabarty mô tả khái quát về chương trình để chỉ rõ chương trình này đã giúp tạo điều kiện như thế nào để đạt được các SDG liên quan đến vốn con người. Cô nhấn mạnh sự cộng hưởng của chương trình với tư duy của giới trí thức Ấn Độ.
National Skill Development Mission (Chương trình phát triển kỹ năng lao động): với mục tiêu thu hẹp khoảng cách kỹ năng lao động trong nền kinh tế Ấn Độ. Nhà nghiên cứu Sunaina Kumar phân tích khoảng cách lớn giữa nhu cầu và nguồn cung cấp vốn nhân lực có kỹ năng để đáp ứng nhu cầu kiến tạo thành tựu kinh tế Ấn Độ. Bà vạch ra những việc cần làm để chương trình này trở nên hiệu quả hơn trong việc xây dựng Ấn Độ bền vững.
Mahatma Gandhi National Rural Employment Guarantee (Chương trình bảo đảm việc làm nông thôn Ấn Độ Mahatma Gandhi): nhằm tăng cường an ninh sinh kế ở các vùng nông thôn, mang lại ít nhất 100 ngày làm công ăn lương trong một năm tài chính cho ít nhất một thành viên trong mỗi hộ gia đình có các thành viên trong độ tuổi lao động tình nguyện làm công việc chân tay. Nghiên cứu viên Soumya Bhowmick phân tích rằng chương trình này là bước đệm cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trong thời kỳ khủng hoảng và đại dịch. Ông phân tích cách chương trình giúp giải quyết các SDG liên quan đến xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực.
National Smart Cities Mission (Chương trình Thành phố Thông minh Quốc gia) là một chương trình đổi mới và chỉnh trang đô thị với mục tiêu phát triển các thành phố thông minh trên Ấn Độ, làm cho chúng thân thiện với người dân và bền vững. Nhà nghiên cứu Aparna Roy đánh giá chương trình này có thể giúp các trung tâm đô thị trở thành trung tâm của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế khu vực trong tương lai và có khả năng chống chịu với những cú sốc của biến đổi khí hậu.
Prime Minister Gati Shakti Mission (Chương trình sứ mệnh của Thủ tướng Gati Shakti): cách tiếp cận mang tính cách mạng để chuyển đổi tính di động, lưu ý đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Ra mắt vào tháng 10 năm 2021, sứ mệnh này nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng kết nối đa phương thức cho các khu kinh tế. Nhà nghiên cứu Debosmita Sarkar mô tả cách sứ mệnh này có thể giúp giải quyết vấn đề hóc búa về kết nối trên toàn quốc và tiềm năng của nó trong vai trò thúc đẩy kết nối và giúp đạt được tăng trưởng kinh tế.
Swachh Bharat Abhiyan: chiến dịch vệ sinh làm sạch Ấn Độ, loại bỏ tình trạng phóng uế bừa bãi và cải thiện việc quản lý chất thải rắn. Nhà nghiên cứu Mona thảo luận về chiến dịch vệ sinh lớn nhất thế giới và nêu bật những thành tựu của chiến dịch đó.
Aadhaar: hệ thống sinh trắc học lớn nhất thế giới, là một câu chuyện thành công khác. Hầu hết mọi người trưởng thành Ấn Độ đều là có mã số Aadhaar và mang mã số định danh duy nhất và an toàn. Chương trình này đã thúc đẩy sự hòa nhập xã hội, kinh tế và công nghệ trên quy mô quốc gia. Đây là điều mà hai tác giả Anirban Sarma và Basu Chandola nhấn mạnh trong chương của họ. Các tác giả sử dụng Aadhaar như một nghiên cứu điển hình về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc mang lại tiến bộ kinh tế và xã hội. Họ nhấn mạnh khả năng nhân rộng của mô hình này ở nhiều nơi khác trên thế giới khi các chính phủ đang cố gắng giải quyết những lo ngại về công bằng và phân phối.
10 chính sách được lựa chọn đề cập đến các yếu tố quan trọng đối với sự giàu có bao hàm, đó là con người và vốn tự nhiên. Vì bất bình đẳng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế,[16] tăng trưởng trong tương lai cần được thúc đẩy bởi thế giới bình đẳng và bền vững với các SDGs làm mục tiêu cốt lõi. Do đó, sự tiến bộ của Ấn Độ phải dựa trên hai yếu tố chính: tăng trưởng đồng thời về vốn nhân lực và thể chất do y tế và giáo dục tạo ra, mà không ảnh hưởng đến tính bền vững của vốn tự nhiên; và một Ấn Độ bình đẳng hơn phục vụ sự nghiệp công bằng phân phối thông qua giảm bất bình đẳng.

Bài viết này tổng hợp lại loạt bài nghiên cứu “Hướng tới nền kinh tế Ấn Độ trị giá 10 nghìn tỷ đô la dựa trên Chương trình nghị sự SDG”, của các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quan sát ORF, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Độc Lập của Cộng hòa Ấn Độ.

Chú thích ảnh: Biểu đồ tăng trưởng GDP Ấn Độ 2010-2021 (Nguồn: ORF)

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/amrit-mahotsav-10-policies-shaping-a-sustainable-india/

 
[1] Prime Minister’s Office, “The Prime Minister, Shri Narendra Modi addressed the nation from the ramparts of the Red Fort on the 75th Independence Day,” 15/8/2021.
[2] “India would become $5-trillion economy by 2026-27: CEA V Anantha Nageswaran”, Economic Times, 14/6/2022.
[3] World Bank, “GDP growth (annual %) – India,” World Bank Group.
[4] “India would become $5-trillion economy by 2026-27”
[5] Behera Bhagirath and Pulak Mishra, “Natural Resource Abundance in the Indian States: Curse or Boon?”, Review of Development and Change. 17(1) (2019):53-73. doi:10.1177/0972266120120104
[6] Jayanta Bandyopadhyay and Nilanjan Ghosh, ““Holistic Engineering and Hydro-diplomacy in the Ganges-Brahmaputra-Meghna Basin”, Economic and Political Weekly, 44 (45) (2009): 50-60.
[7] Rodney van der Ree, Daniel J. Smith, and Clara Grilo, “The Ecological Effects of Linear Infrastructure and Traffic: Challenges and Opportunities of Rapid Global Growth”, in Handbook of Road Ecology, ed. Rodney van der Ree, Daniel J. Smith and Clara Grilo (New Jersey: Wiley-Blackwell, 2015).
[8] Nilanjan Ghosh, “Promoting a GDP of the Poor‟: The imperative of integrating ecosystems valuation in development policy”, Occasional Paper No. 239, March 2020, Observer Research Foundation.
[9] T. Palei, “Assessing the impact of infrastructure on economic growth and global competitiveness”, Procedia Economics and Finance (2014): 1-8.
[10] Nilanjan Ghosh, “(2017): “Ecological Economics: Sustainability, Markets, and Global Change”, in Mukhopadhyay, P., et al (eds.) Global Change, Ecosystems, Sustainability. (New Delhi: Sage).
[11] Dennis Meadows, Donella Meadows, Jørgen Randers, and Willian Behrens III (Eds), A Report for the Club of Rome’s Project on the Predicament of Mankind. New York: Universe Books, 1972.
[12] Mohan Munasinghe, “Addressing Sustainable Development and Climate Change Together Using Sustainomics.” WIRES Climate Change 2(1) (2010): 7–18.
[13] Jason Hickel, Less Is More: How Degrowth Will Save the World (New York: Penguin Random House, 2020)
[14] Nilanjan Ghosh, “Is increasing wealth inequality coming in the way of economic growth in India?”.
[15] Department of School Education & Literacy, Ministry of Education, Government of India, “About Samagra Shiksha”.
[16] Nilanjan Ghosh, “Is increasing wealth inequality coming in the way of economic growth in India?”.

Cùng chuyên mục