Ấn Độ đã đúng khi đặt cược vào Vương quốc Anh hậu Brexit
Lời mời của Ấn Độ dành cho Thủ tướng Anh Boris Johnson cho thấy sự hợp tác chiến lược và kinh tế sâu sắc hơn giữa Ấn Độ và Anh.
2 nước sẽ hợp tác nhiều hơn trong các lĩnh vực như công nghệ kỹ thuật số, xử lý khủng hoảng khí hậu và phát triển vắc xin, những lĩnh vực sẽ mang lại lợi ích lớn. Ấn Độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng loạt vắc-xin Covid-19.
Ấn Độ gần đây đã mời Thủ tướng Vương quốc Anh (Anh) Boris Johnson làm khách mời chính thức tham dự Ngày Cộng hòa 2021 (26/1/2021). Thủ tướng Anh Johnson, vào thứ Ba, ngày 15/12/2020, đã chính thức nhận lời mời và chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương quốc Anh Dominic Raab tới New Delhi sẽ thiết lập chương trình nghị sự . Chuyến thăm sẽ diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu. Thời gian của chuyến thăm báo hiệu ý định phát triển mối quan hệ đối tác thực sự của cả hai bên.
Trong nhiều thập kỷ, quan hệ Ấn Độ-Anh vẫn chưa ở mức tối ưu. Điều này là do chưa bên nào đầu tư tìm hiểu mức độ ưu tiên của bên kia. Động cơ của Luân Đôn đối với Ấn Độ dường như là mong muốn của một cường quốc thuộc địa cũ nhằm cân nhắc các vấn đề khu vực như Kashmir và chiến tranh Afghanistan, và thiên về Pakistan. Cảm giác bất bình này khiến hai nước trở nên mất kết nối, đặc biệt là khi Luân Đôn không tiếp tục cấp giấy phép làm việc sau khi học tập cho sinh viên quốc tế đến Anh. Động thái này đã khiến số lượng sinh viên Ấn Độ đến Anh giảm mạnh trong giai đoạn 2013-2017, ngay cả khi số lượng sinh viên Trung Quốc tăng cao do các thỏa thuận cấp thị thực đặc biệt. Xu hướng này hiện đang đảo ngược khi giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp đã được cấp lại.
Sự mất kết nối rõ ràng đã bộc lộ khi Vương quốc Anh bị truyền thông Ấn Độ chỉ trích vì không phản đối động thái của Trung Quốc nhằm biến Kashmir trở thành một mục chính thức trong chương trình nghị sự tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) sau khi Ấn Độ bãi bỏ Điều 370 trong hiến pháp Ấn Độ.
Đối với Luân Đôn, việc New Delhi không đánh giá cao những lo ngại về an ninh của Vương quốc Anh về quân đội ở Afghanistan và quá trình cực đoan hóa tại Ấn Độ - cả hai đều đòi hỏi quan hệ đối tác an ninh với Pakistan - vẫn là một nguyên nhân gây khó chịu. Quyết định năm 2012 của Ấn Độ mua máy bay Dassault Rafale của Pháp thay cho máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của Anh đã làm gia tăng sự xa cách.
Trong bối cảnh đó, Brexit vừa trở thành lý do, vừa là cái cớ để hai nước trở nên xa cách hơn trong các diễn đàn cấp cao quốc tế. Luân Đôn lại thêm bận tâm với tình trạng rối loạn chính trị trong nước và sự chuyển đổi chậm chạp của bộ máy hành chính. Nhưng bất cứ khi nào bày tỏ quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ với Anh, New Delhi từ chối viện dẫn những bất ổn liên quan đến Brexit.
Chuyến thăm của Johnson tạo cơ hội để tái thiết mối quan hệ hai nước.
Mặc dù khó đạt được trong ngắn hạn, cả hai nước đều có động cơ để khám phá khả năng cùng xây dựng Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Từ lâu, Ấn Độ đã né tránh FTA do cho rằng, Luân Đôn quá nhấn mạnh vào dòng vốn dễ dàng đến và đi từ Ấn Độ, điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các nhà sản xuất và bán lẻ Ấn Độ, mà không đáp ứng nhu cầu đối ứng của Ấn Độ đối với dòng lao động tự do. Trước làn sóng công khai chống người nhập cư đang diễn ra mạnh mẽ (ngay cả khi tập trung vào vấn đề di cư từ EU), Luân Đôn đã tỏ ra khó khăn trong vấn đề luân chuyển lao động. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế đang bị căng thẳng do đại dịch và hoạch định chính sách tồi tệ, cả hai bên có thể sẽ xem xét lại các điều kiện này.
New Delhi mới quyết định không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), và sẽ tập trung tâm trí vào việc làm thế nào để tận dụng tốt hơn các thành tích kinh tế của Anh và châu Âu. Sự suy giảm kinh tế trong năm nay đã làm dấy lên báo động chiến lược ở New Delhi. Ấn Độ có nguy cơ giảm vai trò địa chính trị toàn cầu do khả năng kinh tế giảm. Không nghi ngờ gì nữa, các FTA với các cường quốc liên kết chiến lược không phải là thuốc chữa bách bệnh cho nền kinh tế ốm yếu của Ấn Độ. Nhưng FTA với cường quốc là giải pháp thay thế khi Ấn Độ tìm cách giảm liên kết kinh tế với Trung Quốc.
Bên cạnh những ưu đãi về kinh tế, sự suy thoái mạnh của Luân Đôn trong quan hệ với Bắc Kinh kể từ khi Trung Quốc ban hành luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đã truyền sức mạnh tổng hợp chiến lược cho quan hệ Ấn Độ-Anh. Đánh giá tổng hợp về An ninh, Quốc phòng, Phát triển và Chính sách Đối ngoại của Vương quốc Anh năm 2021 đã chỉ ra rằng, London phải nghiêng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mục đích là tăng cường sự hiện diện của Vương quốc Anh ở Khu vực Ấn Độ Dương và hợp tác với các cường quốc như Ấn Độ, Nhật Bản và Úc, cùng với EU và Mỹ, để chống lại Trung Quốc.
Để đạt được hiệu quả này, Hiệp ước Hậu cần Quốc phòng Ấn Độ-Anh sẽ hoạt động như một chất xúc tác trong việc thúc đẩy đối thoại về các vấn đề khác. Ấn Độ có các hiệp ước như vậy với các nước khác, bao gồm Pháp và Mỹ, và vẫn chưa rõ trong điều kiện nào và mức độ nào Ấn Độ có thể tận dụng các căn cứ quân sự của Anh. Nhưng, so với khoảng cách của hai quốc gia này cách đây vài năm, đây là một bước tiến đáng kể. Sự hợp tác trong các lĩnh vực như công nghệ kỹ thuật số, khủng hoảng khí hậu và phát triển vắc-xin cũng sẽ mang lại hiệu quả. Ấn Độ vẫn là nước xuất khẩu nguyên liệu hàng đầu trên toàn cầu cho ngành công nghiệp dược phẩm và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng loạt vắc-xin Covid-19. Dưới áp lực mạnh mẽ để tránh một cuộc phong tỏa khác, khi vắc-xin Pfizer của BioNTech đã được phê duyệt và thỏa thuận với Ấn Độ để phát triển vắc-xin Oxford vẫn đang trong quá trình chờ phê duyệt, Thủ tướng Anh Johnson có lợi ích lớn trong việc đảm bảo mối quan hệ đối tác với Ấn Độ.
Cuối cùng, đã có sự chuyển hướng từ trong mối quan hệ này khi cả hai bên đồng ý thảo luận về “câu hỏi Pakistan”. Để thể hiện sức mạnh chính trị - và có thể là cả sự can thiệp - các chi nhánh của Đảng Bharatiya Janata (BJP) ở Vương quốc Anh đã ủng hộ Johnson trong cuộc bầu cử năm 2019. Bằng cách nhắm mục tiêu công kích vào Đảng Lao động do Jeremy Corbyn lãnh đạo thân Pakistan (do Corbyn chỉ trích Ấn Độ về vấn đề Kashmir), các chi nhánh này đã thành công trong việc khiến một số bộ phận người Anh gốc Ấn Độ xa lánh Đảng Lao động. Không có gì ngạc nhiên khi Keir Starmer, nhà lãnh đạo đảng Lao động mới, tách mình ra khỏi vị trí của Corbyn và đang nỗ lực để giành lại vị trí của Đảng Lao Động trong cộng đồng người Anh gốc Ấn Độ.
Con đường phía trước còn rất dài mới có thể khám phá hết tiềm năng thực sự của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhưng nó được thiết lập để trở thành “cuộc thăm dò” khi Ấn Độ đặt cược vào nước Anh hậu Brexit.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: India is right to bet on a post-Brexit UK - analysis - Hindustan Times
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục