Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ đang xây dựng “Con đường tơ lụa” riêng

Ấn Độ đang xây dựng “Con đường tơ lụa” riêng

Cùng với việc Trung Quốc bao vây Ấn Độ với sáng kiến Vành đai và con đường (BRI), và việc đổi tên vào năm 2013 sẽ đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm của một trật tự kinh tế liên Á - Âu mới, thì Ấn Độ cũng có một kế hoạch liên lục địa riêng. Nó được gọi là Hành lang Vận tải Bắc - Nam (NSTC), mục đích nhằm kết nối Ấn Độ với Iran, Nga, Caucasus và Trung Á một cách tốt hơn.

05:13 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Về cơ bản, NSTC là một hành lang thương mại đa phương thức dài 7200 km kéo dài từ Ấn Độ sang Nga, nối liền Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư với Biển Caspian. Hàng hóa đi bằng đường biển từ các cảng Jawaharlal Nehru và Kandla ở phía Tây Ấn Độ đến cảng Bandar Abbas ở Iran, sau đó đi bằng đường bộ và đường sắt ngang qua Baku đến Moscow và St. Petersburg. Tuyến thứ hai trong tương lai sẽ đi dọc theo phía Đông của Biển Caspian, nhập vào tuyến đường sắt mới Kazakhstan-Turkmenistan-Iran và kết hợp với Hành lang xuyên quốc gia Bắc-Nam.

Ý tưởng hành lang quốc tế này sẽ làm giảm chi phí và thời gian cần thiết để vận chuyển hàng hoá giữa các thành phố như Mumbai, Bandar Abbas, Tehran, Baku, Aktau, Moscow và St. Petersburg, được coi là một đầu tàu tăng cường thương mại trong một khu vực đang nhanh chóng hội nhập và phát triển.

Ấn Độ rõ ràng nhìn nhận khối lượng thương mại tương đối thấp với Nga - chỉ đạt 1,6 tỷ USD về xuất khẩu vào năm 2015 – là không phù hợp với quy mô của các nền kinh tế liên quan. Ấn Độ một phần coi sự khác biệt này là vấn đề về hậu cần. Hiện nay, nhu cầu sản phẩm giữa hai nước đòi hỏi một hành trình kéo dài và phức tạp bằng tàu thủy qua biển Ả Rập, kênh đào Suez, biển Địa Trung Hải, Biển Bắc và Biển Baltic, thời gian tối thiểu là 45 ngày. NSTC nhằm khắc phục điều này.

Jonathan Hillman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế, Phòng Tái kết nối khu vực Châu Á, giải thích: “Hành lang này có khả năng cắt giảm một nửa tuyến vận tải từ Mumbai đến St. Petersburg. Theo một số ước tính, Tuyến vận tải Bắc - Nam thậm chí có nhiều hứa hẹn về mặt kinh tế hơn so với một số tuyến đường vận chuyển nội địa Đông Tây mới nổi lên”.

Sau 3 lần chạy thử nghiệm cho đến nay đã kiểm tra được tính khả thi của NSTC. Hai chuyến trong năm 2014 cho thấy, tuyến đường mới này rẻ hơn 30% và ngắn hơn 40% so với hiện trạng vận chuyển bằng đường biển.

Giống như hầu hết các dự án chủ yếu trong “Con đường tơ lụa mới”, sự phát triển của NSTC bắt đầu từ hơn 15 năm trước đây. Ý tưởng ban đầu được hình thành vào năm 2000, và hai năm sau đó, Nga, Ấn Độ và Iran chính thức ký một thỏa thuận để dự án trở thành hiện thực.

Cùng với sáng kiến Con đường và Vành đai của Tập Cận Bình tiếp tục hướng về phía đại lục Á Âu rộng lớn - vùng đất bao gồm cả Châu Âu và Châu Á – nhằm tiếp thị cho sự kết nối khu vực và đặc quyền kết nối tốt hơn với Trung Quốc, thì Ấn Độ đã nghiên cứu sâu một loạt các dự án phát triển quốc tế của riêng họ. Dưới sự bảo trợ của chính sách Liên kết Trung Á, Ấn Độ đã cố gắng can thiệp sâu hơn vào cơ sở hạ tầng và kinh tế của khu vực Á Âu. Ngoài NSTC, Ấn Độ cũng là động lực chính trong việc cải tạo cảng Chabahar của Iran, dự kiến sẽ tăng lượng hàng lên gấp 5 lần, lên mức 12,5 triệu tấn mỗi năm. Ấn Độ cũng đang ủng hộ con đường dài 218km nối liền trung tâm của Afghanistan với biên giới của Iran, dự án đa quốc gia Kaladan ở Myanmar, tuyến đường sắt xuyên Á (TAR) đi từ Dhaka tới Istanbul, Myanmar, Thái Lan, và có thể phát triển cảng Trincomalee ở Sri Lanka.

Ngoài các dự án cơ sở hạ tầng, Ấn Độ đã tích cực hoạt động trong lĩnh vực kết nối chính trị. Gần đây, nước này đã tham gia vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, ký kết Công ước TIR – công ước giữa 71 nước nhằm khiến vận chuyển hàng hóa quốc tế hiệu quả hơn, đang tìm cách thúc đẩy mạnh một phiên bản của Hiệp định vận tải mô tô giữa Bangladesh – Bhutan - Ấn Độ - Nepal, và cũng đang thảo luận về quan hệ đối tác với Liên minh Kinh tế Á Âu - một khu vực hải quan bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia.

Như trong bài viết đăng trên tờ The Diplomat của Bipul Chatterjee và Surendar Singh chỉ ra rằng, động lực cho những nỗ lực của Ấn Độ để kết nối tốt hơn với khu vực Trung Á vượt qua yếu tố địa chính trị và vận chuyển hàng hoá hiệu quả. Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư trên thế giới với nhu cầu ngày càng tăng lên nhanh chóng, và việc cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên như vậy chỉ là vấn đề của Trung Á.

NSTC và các dự án liên quan cung cấp cho Ấn Độ khả năng tiếp cận tốt hơn đến trung tâm khu vực Á Âu trong khi bỏ qua hoàn toàn Pakistan, điều này rất hấp dẫn đối với New Delhi - đặc biệt là khi Trung Quốc chuyển sang Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan.

Đã có rất nhiều phân tích về việc NSTC sẽ thách thức BRI của Trung Quốc ra sao, nhưng lập trường này thực sự chỉ có liên quan trong các bức tường của các phòng nghiên cứu và trong các phần bình luận của các trang web. Trên thực tế, hai sáng kiến này chồng chéo và ăn sâu vào nhau. Rất khó để tách biệt nhau tất cả các mục đích và ý đồ.

Ông Hillman nói: “Tôi cho rằng NSTC mở rộng như là lời khen ngợi BRI của Trung Quốc. Nó sẽ giúp những nước tham gia, đặc biệt là Iran và Azerbaijan, tham gia tốt hơn vào các mạng lưới khu vực. Các tuyến đường được Trung Quốc hậu thuẫn hướng đến cả hai nền kinh tế”.

Đối với các quốc gia ở trung tâm khu vực Á Âu như Iran, Kazakhstan, Turkmenistan, các quốc gia Caucasus – thì sự kết nối là vị vua mới. Các quốc gia này đang xây dựng mối quan hệ đối tác hướng tới chung mục tiêu: trở thành trung tâm của thế giới. Hiện tại, các nước này đang hợp tác với các quốc gia có địa kinh tế lớn ở tất cả các bên để tạo ra một mạng lưới khổng lồ các tuyến đường thương mại Đông - Tây và Bắc - Nam có các điểm chiến lược giao nhau ở mỗi nước.

Bất kể sức mạnh mềm của Bắc Kinh ra sao đi chăng nữa, sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc (BRI) không đồng nghĩa với Con đường Tơ lụa mới. BRI chỉ là một phần trong nỗ lực rộng hơn để hội nhập tốt hơn các nền kinh tế của khu vực Á Âu - mục đích cuối cùng là cùng mục tiêu với các sáng kiến quy mô lớn tương tự do Nga, Nhật Bản và Ấn Độ tiến hành. Hãy nghĩ rằng, tất cả những sáng kiến mang nhãn hiệu và nhãn hiệu khác nhau như các dòng chảy nhỏ chảy vào một dự án lớn đa quốc gia duy nhất được gọi là Con đường Tơ lụa mới.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch

Nguồn: https://www.forbes.com/sites/wadeshepard/2017/06/28/watch-out-china-india-is-building-a-new-silk-road-of-its-own/2/#56a1642250e7

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục