Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ không thể quay lưng lại với thương mại tự do

Ấn Độ không thể quay lưng lại với thương mại tự do

05:31 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Các bang của Ấn Độ là tấm gương phản ánh nền dân chủ ồn ào, lộn xộn của nó. Thường khó có thể đạt được ngay cả sự đồng thuận nội bộ khiêm tốn giữa các cơ quan chính phủ ở New Delhi. Hiện tại, người đứng đầu một số bộ đang tranh luận để tìm kiếm một lập trường chung cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một thỏa thuận thương mại khổng lồ kết hợp Ấn Độ, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, châu Đại Dương, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vào cuối tháng 8/2018, các bộ trưởng từ 16 quốc gia RCEP sẽ họp tại Singapore; đến lúc đó, Ấn Độ cần phải xây dựng một lập trường mang tính xây dựng. Có một cơ hội rất thực tế là, nếu các nhà đàm phán của New Delhi tiếp tục là người cản đường thì 15 nước khác sẽ đạt được tiến triển mà không cần Ấn Độ.

Đối với nhiều người ở đây, đó không phải là bi kịch. Và, nói một cách thẳng thắn, ngay cả với những nhà thương mại tự do như tôi cũng nhìn thấy quan điểm của họ. Thâm hụt thương mại hàng hóa của Ấn Độ với Trung Quốc dường như không bền vững: Đó là 63 tỷ USD trong năm 2017-2018, tăng từ 51 tỷ USD trong năm tài chính trước đó và 16 tỷ USD cho mười năm trước. Đó là 60% thâm hụt thương mại tổng thể của Ấn Độ. Đối với các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ mà nói, phần lớn những gì đang được nhập khẩu là dưới tiêu chuẩn hoặc là trò chơi công bằng cho luật chống bán phá giá. Trung Quốc là mục tiêu chính của hành động chống bán phá giá của Ấn Độ, với 214 cuộc điều tra riêng biệt được mở ra - và, mặc dù vậy, các nhà lập pháp Ấn Độ lo ngại rằng, các biện pháp này không có hiệu quả.

Ấn Độ cũng có thể khiếu nại một cách công bằng rằng, trọng tâm của RCEP về việc giảm thuế quan hàng hóa đã bỏ qua điểm này. Trước hết, thương mại dịch vụ nên được đồng thời mở cửa; quyền tự do đi lại lớn hơn cho các chuyên gia - một nguồn ngoại tệ chính cho Ấn Độ, thông qua kiều hối - phải là một phần của điều đó. Thứ hai, những hạn chế thực sự đối với sự tăng trưởng thương mại hiện nay nằm ở “phía sau biên giới” - các rào cản phi thuế quan, ví dụ, cạnh tranh trong thị trường nội địa Trung Quốc giống như một cơn ác mộng.

Một điều không thỏa đáng là, các lĩnh vực đặc định của Ấn Độ đang sợ cạnh tranh. Ngành thép - vốn đang dần hồi phục sau nhiều năm thảm hại do sự dư thừa của Trung Quốc - là một trong số đó. Các nhà sản xuất sữa bị ám ảnh về Australia và New Zealand. Các nhà sản xuất lo lắng về tất cả.

Nhưng tính hữu hiệu (hay trên phương diện khác) của các mối quan tâm của Ấn Độ là không quan trọng. Vấn đề là, tại thời điểm này, RCEP là lựa chọn duy nhất - và New Delhi có nguy cơ bị bỏ rơi. Nếu Ấn Độ không có một cách tiếp cận tích cực hơn vào cuối tháng 8/2018, thì nước này cũng phải từ bỏ tham vọng xâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Và đó sẽ là một thảm họa đối với một đất nước sẽ sớm có lực lượng lao động lớn nhấ t thế giới, và chỉ chiếm 2% thương mại thế giới.

Ấn Độ sẽ phát triển như thế nào? Quan trọng nhất, nó không được để Trung Quốc bỏ sự chủ động. Ấn Độ không phải là nước duy nhất lo ngại về sản xuất dư thừa và khả năng bán hàng hóa ở bất cứ đâu của Trung Quốc. Một thỏa thuận thương mại khu vực ngăn cản các nước đưa các hành động chống bán phá giá công bằng, minh bạch và tạm thời không là lợi ích của ai - một điểm mà Ấn Độ cần phải đưa ra cho các quốc gia như Nhật Bản.

Trung Quốc đã khéo léo sử dụng các hiệp định thương mại khu vực và song phương để cắt ngắn bước đi của Tổ chức Thương mại Thế giới - cũng giống như Mỹ trong quá khứ. RCEP không nên là một trong số đó. Nếu chỉ khi thỏa thuận này bắt đầu xây dựng một cấu trúc mới và công bằng cho thương mại ở châu Á và Thái Bình Dương thì nó mới xứng đáng thành công.

Đồng thời, Ấn Độ không thể trở thành nhân vật phản diện của tác phẩm. Tín hiệu sẽ rất khủng khiếp; hầu hết các nhà quan sát sẽ thấy động thái đó như là kết quả cuối cùng để bước chân ra khỏi thế giới của chính phủ hiện tại. Ấn Độ đã tăng thuế đối với 400 sản phẩm trong hai năm qua, các quan chức thừa nhận đó là một sự khởi đầu lớn từ một xu hướng phát triển lâu dài đi ngược lại sự mở cửa. Nó đã đơn phương loại bỏ các hiệp ước bảo vệ nhà đầu tư với gần 60 quốc gia. Ngay cả các cố vấn chính sách kinh tế mà chính phủ lựa chọn đã phản ánh một sự ngờ vực mới đối với thế giới. Nhà kinh tế học được đào tạo Mỹ - người đã định hình những năm đầu tiên của Chính phủ Modi cũng bị loại bỏ.

Chính phủ Ấn Độ tin rằng, có lẽ, trạng thái mong manh của Ấn Độ là điểm sáng duy nhất trong bối cảnh sụp đổ thị trường mới nổi có nghĩa là nó không cần bất cứ thứ gì từ phần còn lại của thế giới. Một điều thực sự hoang đường. Thực tế, Ấn Độ cần nhiều hơn bao giờ hết. Các nhà đầu tư quan tâm đến Ấn Độ chỉ vì họ nghĩ rằng họ có thể kiếm tiền ở đây. Và họ sẽ kiếm tiền chỉ khi người Ấn Độ có năng suất cao hơn và chi tiêu nhiều hơn.

Ấn Độ rút lui khỏi con đường cao tốc thương mại thế giới để trở về với con đường đất hoang dã - mượn một phép ẩn dụ từ một trong những nhà kinh tế học được đào tạo ở Mỹ, người đã rút ra khỏi chính phủ - sẽ trở nên nghèo hơn ở cả trung và dài hạn. Nếu Chính phủ Ấn Độ muốn trấn an thế giới rằng, Ấn Độ không muốn đi vào con đường đất, thì nó cần phải tìm cách thức tiếp cận tích cực hơn về RCEP.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://economictimes.indiatimes.com/news/economy/foreign-trade/india-cant-afford-to-turn-its-back-on-free-trade-mihir-sharma/articleshow/65395955.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục