Ấn Độ phải hoàn thành quá trình cải cách trong 5 năm tới
Nhà kinh tế nổi tiếng Arvind Panagariya nói rằng, Ấn Độ phải tập trung vào tăng trưởng các ngành cần nhiều lao động để tạo việc làm tốt cho người dân, cũng như "suy nghĩ nghiêm túc" để tư nhân hóa các ngân hàng khu vực công (PSBs), và nhấn mạnh rằng, quá trình cải cách phải được hoàn thành trong năm 5 tới.
Ông Panagariya, người từng giữ chức Phó Chủ tịch đầu tiên của NITI Aayog từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2017, đã trả lời câu hỏi về những ưu tiên của Chính phủ sẽ nắm quyền khi cuộc bầu cử quan trọng của Ấn Độ kết thúc vào tháng tới.
Ông Panagariya, Giám đốc Trung tâm Raj về Chính sách kinh tế Ấn Độ tại Đại học Columbia, nói với tờ PTI rằng: "Quan điểm cá nhân của tôi là Ấn Độ phải hoàn thành quá trình cải cách trong 5 năm tới".
Trung tâm Deepak và Neera Raj thuộc Trường Quốc tế và hành chính công (SIPA), Đại học Columbia cung cấp các nghiên cứu và kiến thức cần thiết để cung cấp thông tin cho các quyết định chính sách, mang lại sự thịnh vượng và xác định vai trò tương lai của Ấn Độ trong nền kinh tế toàn cầu.
Nhấn mạnh đến các lĩnh vực ưu tiên, ông Panagariya nói rằng, Ấn Độ cần tập trung rõ ràng vào sự tăng trưởng của các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, giày dép, đồ nội thất, đồ dùng nhà bếp và các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác để tạo việc làm tốt cho người dân.
"Chúng tôi cần các công ty có năng lực cạnh tranh toàn cầu và chiếm lĩnh không gian ở các thị trường xuất khẩu mà Trung Quốc đã từ bỏ do mức lương cao. Điều này đòi hỏi luật lao động, luật đất đai linh hoạt và một hệ sinh thái thân thiện hơn với các công ty lớn".
Ông Panagariya giải thích rằng, cách để đạt được điều này là tạo ra khu vực việc làm ven biển kiểu Thâm Quyến (ở Trung Quốc), xây dựng các khu vực rộng 500 km2 trở lên dọc theo bờ biển với đặc trưng là chế độ ưu đãi đối với doanh nhân, đất đai, lao động và thương mại quốc tế.
Cuối cùng, chúng ta cũng phải mở rộng chế độ này đến các khu vực khác của đất nước.
Ông Panagariya nhấn mạnh rằng, đây cũng là lúc chúng tôi đã suy nghĩ nghiêm túc về việc tư nhân hóa các ngân hàng khu vực công (PSB).
"Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, quyền sở hữu khu vực công tạo ra những khuyến khích không chính đáng liên tục xuất hiện trong các giai đoạn tích lũy tài sản không tạo ra lợi tức (NPA) trong các PSB, trong khi điều tương tự không phải là vấn đề ở các ngân hàng tư nhân và nước ngoài".
Hơn nữa, sở hữu công cũng dẫn đến quy định kép của PSB (bởi Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và Chính phủ) và hai chế độ điều chỉnh khác nhau của RBI đối với PSB và ngân hàng tư nhân.
"Vai trò đồng thời của Chính phủ với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng thông qua các PSB, nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý gây ra xung đột rõ ràng. Cần phải tách biệt các chức năng cung cấp chính sách, quy định và cung cấp dịch vụ". Ông Panagariya nói thêm rằng, có thể thúc đẩy mục tiêu xã hội mà không có quyền sở hữu, bởi vì kinh nghiệm cho vay lĩnh vực ưu tiên đã minh họa điều này. "Như một phương sách cuối cùng, nếu Chính phủ cảm thấy phải có sự kiểm soát, việc giữ Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ trong khu vực công (với việc cải cách việc quản trị thích hợp) có thể là một sự thỏa hiệp hợp lý".
Các học giả cũng nhấn mạnh rằng, phải suy nghĩ nghiêm túc về việc hợp nhất nhiều lần chuyển thành một lần chuyển tiền mặt.
"Chúng ta cũng phải giới thiệu một điều khoản hoàng hôn (Sunset clause)[1] cho tất cả các đề án tài trợ trung ương và các đề án khu vực trung ương. Các bộ phận điều hành các đề án này phải chịu gánh nặng biện minh cho việc tiếp tục các kế hoạch của họ sau một ngày nhất định", và nhấn mạnh rằng "sự tồn tại vô thời hạn" có thể thường có nghĩa là kế hoạch trong câu hỏi đang không đạt được tiến bộ trong việc đạt được mục tiêu.
Ông Panagariya cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải có những cải cách lớn trong lĩnh vực giáo dục, và đạo luật về quyền được giáo dục hoàn toàn "lãng quên chất lượng". "Luật này phải được sửa đổi để cổ vũ các trường học và giáo viên vì kết quả vượt trội và cũng xử phạt vì chất lượng kém. Chính phủ không thể sử dụng tiền của người nộp thuế để trả lương cho giáo viên trường công gấp bốn hoặc năm lần so với các trường tư thục mà họ vẫn mang lại kết quả kém hơn”.
Ông cho rằng, cần phải có một cuộc đại tu, và cần phải "thay thế" đạo luật Ủy ban Đại học (UGCA) bằng đạo luật Ủy ban Giáo dục Đại học (HECA) nhằm "mở đường" để tự chủ hoàn toàn cho các trường đại học và cao đẳng chất lượng cao; quy định cho các trường cao đẳng như vậy có quyền cấp bằng của chính họ và chuyển lên các trường đại học; mở ra cánh cửa vào trường đại học nước ngoài một cách minh bạch.
"Các trường cao đẳng và đại học nên được quản lý bởi hội đồng của họ với sự can thiệp tối thiểu của Chính phủ. Các cơ quan kiểm định công và tư độc lập nên được chỉ định để đánh giá các trường cao đẳng và đại học một cách khách quan".
Ông Panagariya cũng đề xuất nên thành lập một Qũy Nghiên cứu quốc gia giống như Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ để đưa nghiên cứu tập trung vào các trường đại học, từng bước loại thải hệ thống các hội đồng nghiên cứu hiện nay. "Chính phủ cũng phải thông qua dự luật Hội đồng Y khoa quốc gia đang chờ xử lý và đưa ra luật tương tự về Vi lượng đồng căn và Hệ thống y học Ấn Độ. Giáo dục đại học về luật, điều dưỡng, dược phẩm và các lĩnh vực chuyên môn khác cũng cần phải đại tu”.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
Nguồn: https://www.livemint.com/
[1] Điều khoản hoàng hôn (sunset clause) là một điều khoản trong đó đặt ra một thời hạn cho phép hợp đồng có thể được hủy bỏ mà không bị phạt, nếu một số điều kiện trong hợp đồng không được đáp ứng với mục đích là để bảo vệ cho cả hai bên mua và bán.
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục