Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ thúc đẩy kết nối và các dự án hàng hải với ASEAN

Ấn Độ thúc đẩy kết nối và các dự án hàng hải với ASEAN

ASEAN là điểm đến cho Ấn Độ trong năm mới (2018) vì Chính phủ Ấn Độ đang thúc đẩy dự án kết nối lớn với cả 10 nước trong khu vực này, đồng thời mở đường cho một lộ trình lớn về an ninh hàng hải và hợp tác song phương.

05:20 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Khi nguyên thủ các nước thành viên ASEAN chứng kiến buổi biểu dương sức mạnh vũ khí của Ấn Độ trong ngày kỷ niệm ngày Quốc khánh, thì một ngày trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ trình bày kế hoạch an ninh hàng hải và kết nối của Ấn Độ với các nhà lãnh đạo ASEAN.

Ý tưởng này nhằm "bắt kịp" với tốc độ và mô hình của Trung Quốc về tăng cường kết nối thông qua hệ thống đường sá và cảng biển nhằm gia tăng sự hiện diện của của Ấn Độ trước sự xâm nhập của Bắc Kinh với sáng kiến "Vành đai, con đường" (BRI).

Kết nối ASEAN - Ấn Độ

Trên thực tế, cùng với sự leo thang đang được Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông khi nước này tiếp tục cải tạo các hòn đảo thành các căn cứ quân sự, và các nước ASEAN đang ngày càng tìm kiếm một vai trò an ninh lớn hơn từ Ấn Độ, thông qua các kết nối quy mô lớn.

Bản kế hoạch kết nối ASEAN - Ấn Độ đã được chuẩn bị vào năm 2010 khi Ấn Độ đẩy mạnh Chính sách Hướng Đông trong chính phủ trước đây. Sau đó được tiếp tục bởi chính phủ của đảng BJP hiện nay và được nâng cấp trở thành “Hành động Phía Đông”.

Trong Hội nghị thượng đỉnh, ông Modi sẽ đưa ra bản cập nhật chi tiết về một số hoạt động xây dựng đã được tiến hành trong một thời gian dài. Một trong những dự án đó là đường cao tốc ba bên Ấn Độ - Thái Lan bắt đầu từ Moreh ở Manipur đi ngang qua Myanmar và kết thúc ở Bangkok. Dự kiến dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Dự án đường cao tốc này dự kiến sẽ được mở rộng sang Campuchia, Lào và Việt Nam ở giai đoạn tiếp theo.

"Đường cao tốc ba bên Ấn Độ - Myanma - Thái Lan và mở rộng sang Lào và Campuchia cần được mở rộng để tiếp cận đến Việt Nam, sự kết nối Đông - Tây trong dự án Dawei đóng vai trò trung tâm về kết nối giao thông đường bộ.

GS Prabir De, Trung tâm Nghiên cứu và Hệ thống Thông tin cho Các nước đang phát triển (RIS), Ấn Độ, cho biết, kết nối hàng không và hàng hải có thể được tăng cường thông qua việc tự do hóa rộng hơn trong Hiệp định Thương mại hàng không ASEAN - Ấn Độ và hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ trong lĩnh vực vận tải hàng hải.

Tuy nhiên, một dự án khác là Hành lang vận tải đa phương thức Kaladan kết nối cảng Sittwe của Myanmar với cảng Kolkata gần như đã hoàn thành.  Điều này cũng sẽ kết nối đường bộ từ Zorinpuri ở Mizoram tới cảng Sittwe thông qua Paletwa ở Myanmar. Một khu kinh tế đặc biệt cũng được dự kiến triển khai ở khu vực này.

Ngoài ra, dự án kết nối Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ - Myanmar (BCIM) kết nối Kolkata, Dhaka, Silchar, Imphal, Mandalay, Bác Sơn và Côn Minh với tổng chiều dài 2800 km cũng là một phần của kế hoạch siêu kết nối.

Nhưng những kế hoạch này là rất nhỏ so với sáng kiến BRI trị giá 180 tỷ USD của Trung Quốc. Trong khuôn khổ BRI, Bắc Kinh đã thực hiện một chiến lược kết nối đa dạng trên lục địa cũng như trên biển.

Trung Quốc đang xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc kết nối ở Malaysia, Lào, Campuchia và Indonesia, ngoài các tuyến metro và các dự án khác ở Việt Nam.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: http://www.thehindubusinessline.com/economy/india-to-woo-asean-with-connectivity-maritime-projects/article10018645.ece

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục