Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 2)

Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 2)

Vai trò của Ấn Độ ở Châu Á - Thái Bình Dương đã được thảo luận, nhưng vấn đề lớn hơn là: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay Châu Á - Thái Bình Dương mới là sân khấu mà Ấn Độ hướng tới. Một Ấn Độ không mong muốn trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, và trong thực tế, Ấn Độ đã bước vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương một cách chính thức. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cần nhiều đột phá mạnh và khả năng kinh tế để tiến vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương, và để trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có thể là nơi thả neo đáng tin cậy của Ấn Độ.

01:24 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

 ẤN ĐỘ TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: KHẢ NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG

Dr. Pankaj K Jha*

Từ những con đường kết nối Ba Tư và A-rập cổ đại với Pemba và Zanzibar trên bờ biển đông châu Phi, đến những dự án nhiệt đới của Mỹ ở Diego Garcia, sự hiện diện của các cường quốc châu Âu khác ở Ấn Độ Dương, tất cả đều muốn nói rằng việc tiếp cận và kiểm soát những hòn đảo nhỏ ở cả Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang định nghĩa lại địa chiến lược và chính trị. Những cấu trúc mới như Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã có định hướng đại dương tương đối nhiều hơn so với châu Á Thái Bình Dương nhưng đồng thời cũng đang được phát hiện lại, đang rèn rũa và củng cố mối liên kết văn hóa và lịch sử với cộng đồng trên đảo – một thực tế mà đã được củng cố vững chắc thêm bởi những chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Ấn Độ đến Sri Lanka, Maldives, Mauritius và Seychelles, đồng thời hợp tác với các cộng đồng Thái Bình Dương trong chuyến thăm của ông tới Úc và Fiji năm 2015.  Những nỗ lực tương tự đã được các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện trong hai năm qua. Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục về khả năng đứng vững và tính tiện ích của châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng với Ấn Độ, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dường như thích hợp hơn bởi vì nó bao gồm cả Ấn Độ như là một bên liên quan quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thay vì mở rộng ra đến sân khấu Thái Bình Dương, Ấn Độ vẫn coi Ấn Độ Dương là sân khấu chính của mình. Ấn Độ đã có những lựa chọn rõ ràng khi tháng 1 năm 2016 ký một hiệp định cho phép Tầm nhìn Chiến lược chung Mỹ - Ấn Độ có hiệu lực ở Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bản Tuyên bố nêu rõ - “Với tư cách là các nhà lãnh đạo của hai nền dân chủ lớn nhất thế giới kết nối Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phản ánh sự nhất trí của chúng ta rằng mối quan hệ đối tác gần gũi giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ là rất cần thiết cho việc thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong những khu vực đó, chúng ta đã nhất trí về một Tầm nhìn Chiến lược chung cho khu vực”[i]

Trong vô số những bài viết về vai trò của Ấn Độ ở Châu Á - Thái Bình Dương, nội dung là khá tích cực và đôi khi hơi khoe mẽ về vai trò của Ấn Độ. Vị trí địa chiến lược của Ấn Độ khiến cho nó dễ nhậy cảm với những diễn biến vượt ra ngoài phạm vi láng giềng cận kề với nó, ở Tây Á, Trung Á, Khu vực Ấn Độ Dương và Châu Á - Thái Bình Dương. Diễn biến lớn về địa chính trị và địa kinh tế hiện nay đang làm biến đổi viễn cảnh an ninh thế giới sang một kịch bản bất định và dễ tổn thương[ii]. Sự thay đổi cán cân quyền lực thế giới từ khu vực Châu Âu - Đại Tây Dươngsang Châu Á - Thái Bình Dương đã mang lại một tác động qua lại phức tạp và năng động về kinh tế, quân sự và ngoại giao, mà có thể thấy rõ trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển, những quan điểm quân sự và đối thủ quyền lực, tất cả những cái này đã làm tăng thêm tính bất định trong tình hình an ninh khu vực. Những tranh cãi về lãnh thổ trên đảo ở Châu Á - Thái Bình Dương đã tạo ra những căng thẳng trong khu vực và đe dọa phân cực trong cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương.

Tình hình bán đảo Triều Tiên cũng đầy căng thẳng do mối quan hệ Nam Bắc và Bắc Triều Tiên đang tiến hành thử nghiệm tên lửa mới đây. Những diễn biến này đã tác động đến sự cân bằng quân sự và ảnh hưởng đến sự hợp tác kinh tế trong khu vực. Những thách thức phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, thảm họa tự nhiên, dịch bệnh, an ninh mạng, an ninh lương thực và năng lượng cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với khu vực[iii]. Ấn Độ có những lợi ích chính trị, kinh tế, thương mại và xã hội lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương và có quyền lợi trong việc tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế và quyền đi qua không gây hại phù hợp với UNCLOS. Quan điểm của Ấn Độ là tất cả các nước phải biết kiềm chế và giải quyết các vấn đề song phương bằng ngoại giao, phù hợp với những nguyên tắc luật pháp quốc tế, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực[iv].

Quan hệ đối tác chiến lược của Ấn Độ, hiện tại với gần 30 nước, liên quan đến những lĩnh vực cốt yếu của lợi ích quốc gia như xuất khẩu công nghệ và trang thiết bị quốc phòng, kinh tế và thương mại, diễn tập quân sự, hạt nhân, năng lượng, khoa học và công nghệ, giáo dục, công nghệ thông tin và viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, và những lĩnh vực khác. Mỗi quan hệ đối tác có một tính chất cụ thể tập trung vào những vấn đề nhất định. Việc lựa chọn đối tác được coi là toàn diện hơn những vấn đề khác, tùy thuộc số lĩnh vực hội tụ giữa hai nước, mà có thể cùng nhau khai thác vì lợi ích hai bên và nhằm phát triển phạm vi và chiều sâu trong quan hệ hai nước. Ấn Độ có quan điểm cho rằng trong bối cảnh an ninh khu vực hiện nay, cần thiết phải đi theo một cách tiếp cận hợp tác. Từ đó, chúng ta cần hợp tác tích cực với cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương thông qua một trang web của những diễn đàn song phương hay đa phương như Thượng đỉnh Đông Á, ADMM Plus và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), sao cho có thể đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực[v].

Các quan hệ hợp tác chính trị

Trật tự khu vực châu Á ngày nay vẫn mang đậm nhiều dấu ấn hình thành đặc điểm của nó trong nhiều thập kỷ qua: sự hiện diện của người Mỹ và hệ thống đồng minh, “một nước Trung Hoa đang trỗi dậy”, một Nhật Bản khó định đoán, một nước Triều Tiên chia cắt và quan hệ Trung Quốc/Đài Loan (và sự tồn tại của tình trạng tiến thoái lưỡng nan về mặt an ninh trong mỗi trường hợp này), một Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng cố kết và có tiếng nói lớn hơn, một sự pha trộn các hệ thống chính trị đứng giữa một xu thế chung hướng về sự tăng trưởng của các nền dân chủ, chủ nghĩa dân tộc cát cứ, tăng trưởng kinh tế năng động, những xã hội có giáo dục, và đội ngũ lao động có kỷ luật. Những đặc điểm này tiếp tục quy định các mối quan hệ quốc tế của châu Á[vi].

Mỗi quốc gia cần đảm bảo những lợi ích an ninh và chiến lược của mình thông qua việc tìm kiếm những lựa chọn tốt nhất có thể có của mình.  Dưới chính sách “Hướng Đông” của mình, Ấn Độ theo đuổi hợp tác với các nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và chiến lược. Điều đó có nghĩa là sẽ tham gia vào quá trình đối thoại ở ASEAN và với tư cách là một đối tác đối thoại năm 1995, sau đó trở thành thành viên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm 1996. Sự tham gia sâu hơn có được khi Ấn Độ được giới thiệu vào quá trình thượng đỉnh ASEAN+1 năm 2002, và mới đây nhất nhưng chưa phải cuối cùng là trở thành thành viên của Thượng đỉnh Đông Á năm 2005 bất chấp những e dè từ phía Trung Quốc và Malaysia. Câu hỏi đặt ra là liệu sự tham gia của Ấn Độ ở Đông Nam Á là một trường hợp sáng sủa hay lu mờ. Có thể loại trừ trường hợp sau do sự hội tụ đang xuất hiện trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế này và thương mại gia tăng giữa Ấn Độ và Đông Nam Á. Mặt khác, sự hợp tác đa phương đã gặp phải những nút thắt trong các cuộc đàm phán Tự do thương mại ASEAN - Ấn Độ và do thiếu sự nhất trí về danh mục chọn – bỏ (negative list) và cấu trúc thuế quan. Ấn Độ cũng khởi xướng nhiều hợp tác song phương để thúc đẩy quan hệ song phương có thể diễn ra đồng thời với hợp tác quốc phòng, văn hóa và chính trị. (Xem tiếp phần 3)

[*] Giám đốc Nghiên cứu ICWA

[i] U.S.-India Joint Strategic Vision for the Asia-Pacific and Indian Ocean Region, January 25,2016 at https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2015/01/25/us-india-joint-strategic-vision-asia-pacific-and-indian-ocean-region(Accessed on July 21,2016)

[ii] Annual Report 2014-15, Ministry of Defence, Government of India, p.2

[iii] Annual Report 2014-15, Ministry of Defence, Government of India, p.2

[iv] Ibid

[v] Ibid

[vi] David Shambaugh and Michael Yahuda Eds. International Relations of Asia, Rowman & Littlefield Publishers, Lanham,2008, p.4

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục