Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 3)

Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 3)

Vai trò của Ấn Độ ở Châu Á - Thái Bình Dương đã được thảo luận, nhưng vấn đề lớn hơn là: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay Châu Á - Thái Bình Dương mới là sân khấu mà Ấn Độ hướng tới. Một Ấn Độ không mong muốn trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, và trong thực tế, Ấn Độ đã bước vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương một cách chính thức. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cần nhiều đột phá mạnh và khả năng kinh tế để tiến vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương, và để trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có thể là nơi thả neo đáng tin cậy của Ấn Độ.

01:53 05-10-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 2)

 ẤN ĐỘ TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: KHẢ NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG

Dr. Pankaj K Jha*

 

Về mặt chính trị, Ấn Độ đã tham gia vào các quá trình toàn cầu như BRICS, G-20 và AIIB, thể hiện rõ sự ưu tiên của mình đối với vai trò đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của các nước đang phát triển và nước phát triển. Nó cũng thúc đẩy Hợp tác Nam – Nam và là một tác nhân tích cực trong việc làm giảm nhẹ thay đổi khí hậu. Những kỳ vọng về Ấn Độ đã tăng mạnh nhưng nó vẫn đối mặt với những vấn đề cấu trúc và thể chế trong vũ đài Châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn vì nó vẫn cần sự ủng hộ để gia nhập vào một số câu lạc bộ dành riêng như Hội đồng Bảo an LHQ, APEC và những cơ chế tổ chức khác mà ở đó là yêu cầu cần thiết chứ không chỉ là sự tham gia.  

Quốc phòng và Chương trình nghị sự chiến lược

Trong số các nước Nam và Đông Á, Ấn Độ đã chấp nhận một chiến lược quan hệ đối tác chiến lược đi theo một cách tiếp cận mềm dẻo để xác định những ưu tiên an ninh và chiến lược của mình theo một cách không trực tiếp đối đầu với bất kỳ nước nào nhưng đồng thời có một mục đích rõ ràng. Quan điểm chiến lược của Ấn Độ chỉ đạo đường hướng ngoại giao của nó và bởi vậy hợp tác với các nước trong môi trường láng giềng rộng mở. Luis Blanco, một học giả nổi tiếng, đã lập luận rằng, bất chấp là những mối quan hệ được thể chế hóa khá là không chính thức, “các quan hệ đối tác chiến lược” đã thu hút được nhiều nước như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.

Kể từ đầu những năm 1990s, cái gọi là mối quan hệ hợp tác đã được đặt tên lại và khuôn khổ mới được gọi là “đối tác chiến lược”. Tuy nhiên, từ “chiến lược” là một khái niệm khá mơ hồ cũng giống như từ đối tác chiến lược. Từ “chiến lược” biểu thị một hành động mong muốn đạt được những mục tiêu cụ thể và quan trọng, đồng thời một quan hệ đối tác chiến lược thường được hiểu như là quan hệ hợp tác toàn diện giữa các bên ký kết để đạt những mục đích chung. “Quan hệ đối tác chiến lược” là một thuật ngữ mới có khả năng giải thích được mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ đồng thời có thể biện minh các mối quan hệ của Ấn Độ với thậm chí là Iran và Trung Quốc. Ấn Độ đã tự nói rõ về những mục đích mà nó mong muốn là một người kiến tạo an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương. Hơn nữa, Hiệp định Hợp tác An ninh Hàng hải Ba bên với Sri Lanka và Maldives thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh hải cả bên trong và mở rộng của Ấn Độ. Diễn ngôn của Ấn Độ trên nhiều diễn đàn an ninh chẳng hạn như Hội nghị Hàng hải Ấn Độ Dương (IONS) cũng phản ánh sự sử dụng trong tương lai của các diễn đàn hợp tác an ninh đa phương và việc Ấn Độ muốn sử dụng nó như thế nào để thúc đẩy an ninh ở Ấn Độ Dương trong phạm vi và vùng bên ngoài gần kề của Ấn Độ.

Mỗi cường quốc lớn, để khẳng định hình bóng đang lên của mình trong chính trị quốc tế, đều tìm cách ghi dấu ấn ở những lĩnh vực chi phối, có ảnh hưởng hay được chấp thuận. Ấn Độ là một cường quốc đang lên, đã cố gắng phản ánh cùng mục tiêu đó trong các khu vực, chẳng hạn như Đông Á, Tây Á, châu Phi, và Trung Á. Sự kết thúc Chiến tranh Lạnh đã định hình cách tiếp cận chính sách ngoại giao của Ấn Độ theo hướng hợp tác đa phương và thúc đẩy lợi ích kinh tế và chiến lược của mình thông qua cách tiếp cận nhiều mặt. Chủ thuyết Nehruvian cũng nuôi dưỡng những hiểu biết tân hiện thực. Hợp tác với Israel và với các quốc gia Đông Nam Á rõ ràng thể hiện tính năng động đang thay đổi trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ, sự ra đời của một hiểu biết chiến lược mới. Nhờ đó, chính sách ngoại giao của Ấn Độ đã chấp nhận cách tiếp cận các vòng tròn đồng tâm và bắt đầu đi tìm những mục tiêu chính sách ngoại giao của mình của mình từ cấu trúc láng giềng “gần kề sang mở rộng”. Sự chuyển đổi lớn nhất, ghi nhận sự thay đổi từ tư duy Chiến tranh lạnh, là sự hợp tác của Ấn Độ với Israel, và tự do hóa kinh tế được thúc ép bởi khủng hoảng cán cân thanh toán. Trong cùng thời gian đó, Ấn Độ đã thử nhiều mô hình phát triển và trong bối cảnh đó các nền kinh tế Đông Nam Á đã cho thấy một mô hình kinh tế thành công. Tuy nhiên, mô hình đó là mô hình phát triển công nghiệp dựa trên xuất khẩu. Ấn Độ bắt đầu tìm kiếm thị trường và hiểu được sự cần thiết phải tự do hóa kinh tế để có được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. “Chính sách Hướng Đông” (LEP) đã được phát động bởi nhiều nhà bình luận quốc tế như là một chính sách có tầm nhìn biết đưa những khía cạnh chính trị, kinh tế và chiến lược vào trong chính sách LEP.

Chính sách LEP, mà giờ đây nói rõ hơn là Chính sách “Hành động hướng Đông (AEP) đã mở rộng sang khu vực Đông Nam Á kể từ năm 2005. Hàn Quốc và Nhật Bản đã được bao hàm trong chân trời mở rộng của chính sách này, và cách tiếp cận này cũng được phản ánh trong khu vực châu Đại Dương. Với lợi ích của cường quốc đang lên trong khu vực, tức là Mỹ, Trung Quốc và giờ đây là Nga và Nhật Bản, rất có khả năng rằng những mối quan hệ xa xôi cần thắt chặt hơn. Ấn Độ sẽ đi theo một quan điểm thực dụng và tích cực chủ động. Đồng thời, Úc cũng định hình lại tư duy chiến lược của mình với Ấn Độ Dương theo chiều hướng hội tụ. Ấn Độ đã tính đến những quan tâm của các cường quốc lớn trong khu vực, tức là Úc, Nhật Bản và Indonesia, đồng thời tranh thủ cường quốc nổi trội là Mỹ. Điều này đã làm xáo trộn, mặc dù ở mức độ thấp, sự cân bằng tạm thời giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nó đã được phản ánh trong loạt tập trận Malabar 2007 với sự tham gia của Nhật Bản, Mỹ, Úc và Singapore mà Trung Quốc phản đối. Tuy nhiên, những lo ngại của Trung Quốc đã được giải quyết tại những diễn đàn phù hợp.

Với tư cách là một phần của chính sách, Ấn Độ cũng theo đuổi hợp tác với các nước Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á thông qua Ngoại giao quốc phòng. Ấn Độ đã ký Hiệp định Hợp tác Quốc phòng /Biên bản ghi nhớ về Hợp tác Quốc phòng với hơn 9 nước trong khu vực gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Lào, Singapore, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo đúng trình tự, Chính sách Ngoại giao quốc phòng của Ấn Độ đã thực hiện nhiều cấu phần hợp tác khác nhau, bao gồm đào tạo nhân sự, chuyến thăm không chính thức của các tầu hải quân và trao đổi học viện đào tạo sỹ quan, thậm chí cả xuất khẩu vũ khí. Thông thường, xuất khẩu vũ khí không nằm trong cấu phần của ngoại giao quốc phòng nhưng trong trường hợp xuất khẩu vũ khí với “giá hữu nghị” hoặc “thanh toán linh hoạt” chẳng hạn như Hạn mức tín dụng (Lines of Credit - LOC) thì xuất khẩu quốc phòng thực sự trở thành một cấu phần của ngoại giao quốc phòng. Nhờ được coi là cường quốc ôn hòa và các quan hệ được quan tâm chu đáo với các nước láng giềng mở rộng của mình, đã có sự tranh luận rằng liệu Ấn Độ có nên mở rộng hơn vai trò toàn cầu của mình và hành động như là một cường quốc theo chủ nghĩa can thiệp trong những trường hợp xung đột địa phương mà lợi ích của Ấn Độ có thể bị nguy hại ở đó. Điều này cần được đánh giá trong bối cảnh tính năng động đang thay đổi và sự phản ứng dễ thay đổi với sự nổi lên của Trung Quốc.

Với phần đông quốc gia ở Đông và Đông Nam Á, Trung Quốc là một thách thức nhưng không nước nào trong số này sẵn sàng cắt đứt quan hệ với nước này hoặc thu hẹp quan hệ thương mại và đầu tư. Hơn nữa, các nước Đông Nam Á muốn phản đối Trung Quốc nhưng lại không sẵn sàng loại bỏ Trung Quốc ra khỏi quan hệ đối thoại đối tác hay đổ lỗi cho Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng; tuy nhiên, các tuyên bố sẽ mạnh mẽ trong các diễn đàn ASEAN và các diễn đàn liên quan. Nghệ thuật chính trị cần được ưu tiên hơn thuật hùng biện. Đang có nhiều ý kiến cho rằng Ấn Độ cần đóng vai trò lớn hơn và tích cực hơn.  (Xem tiếp phần 4)

[*] Giám đốc Nghiên cứu ICWA

Nguồn:

Viết bình luận

Bình luận

Cùng chuyên mục