Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 5)
Vai trò của Ấn Độ ở Châu Á - Thái Bình Dương đã được thảo luận, nhưng vấn đề lớn hơn là: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay Châu Á - Thái Bình Dương mới là sân khấu mà Ấn Độ hướng tới. Một Ấn Độ không mong muốn trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, và trong thực tế, Ấn Độ đã bước vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương một cách chính thức. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cần nhiều đột phá mạnh và khả năng kinh tế để tiến vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương, và để trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có thể là nơi thả neo đáng tin cậy của Ấn Độ.
ẤN ĐỘ TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: KHẢ NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG
Dr. Pankaj K Jha*
Với Ấn Độ, đào tạo quân sự, cả cho binh lính, phi công và thủy thủ tạo cho nó sức mạnh mà Trung Quốc chưa bao giờ có được. Ấn Độ cần phải củng cố những yếu tố nền tảng này. Sự tương tác thường xuyên thông qua những cuộc gặp gỡ hải quân hai năm một như tập trận Milan và PASSEX với hải quân khắp thế giới đã tạo ra sự hiểu biết cần thiết về nhiều vấn đề tác nghiệp. Trung Quốc có rất ít các cuộc tập trận với một vài nước trên thế giới. Cuộc tập trận Nga – Trung năm 2015 bởi vậy được nhìn nhận một cách e dè mà cần được hiểu rằng Nga đã mất vị thế toàn cầu của mình, nhưng cũng cần hiểu rằng nó không hề mất đi khát vọng giành lại vinh quang đã mất. Với một nước như Nga, Trung Quốc vẫn là một đối tác non trẻ, cho dù nó có mạnh về kinh tế như thế nào.
Ấn Độ sẽ chấp nhận sự can thiệp quân sự chỉ khi đó là biện pháp cuối cùng. Ấn Độ hết sức thận trọng trước sự đi lên của mình trên sân khấu thế giới và Trung Quốc đã đánh mất kiên nhẫn vì nó không được thừa nhận là một cường quốc đáng hoan nghênh. Ấn Độ cần xây dựng chiến lược quân sự của mình đồng thời vạch ra một bức tranh rõ ràng cho những mục tiêu chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Với Trung Quốc, lợi ích của nó mang tính chiến thuật nhiều hơn là một chiến lược dài hạn để vượt qua những người bạn để giành vị thế toàn cầu của nó. Để Ấn Độ nổi lên như một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, có một số tiêu chí và thông số khác cần được đánh giá trước khi đưa ra nhận định về Ấn Độ.
Những động lực kinh tế
Quan điểm hẹp về “ngoại giao kinh tế” định nghĩa là sự ứng xử của quan chức chính phủ/quan chức ngoại giao trong các cuộc đàm phán và các quan hệ khác giữa các quốc gia – nghệ thuật và khoa học ứng xử đối với những mối quan hệ đó, kỹ năng quản lý đàm phán, quan hệ công chúng v.v. sao cho giảm đến mức thấp nhất ý định xấu. Nói cách khác, đàm phán phải kết thúc với kết cục ai cũng được lợi. Quan điểm rộng hơn về ngoại giao kinh tế dựa trên sự quản lý các quan hệ quốc tế thông qua đàm phán của quan chức chính phủ/quan chức ngoại giao; kỹ năng cần thiết cho sự quản lý này; sự khéo léo trong quan hệ cá nhân; tài ứng biến và lôi cuốn khu vực tư nhân và xã hội dân sự v.v.[i]. Nói cách khác, “ngoại giao kinh tế nói đến việc xây dựng chính sách đối ngoại trong thế giới thực của các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia nhằm bổ sung và thực hiện những nguyên tắc và mục tiêu đề ra trong chính sách. Nó kéo theo việc áp dụng những kỹ năng và nghệ thuật ứng biến trong việc xử trí những quan hệ chính thức, đặc biệt là về thương mại và đầu tư, và trong việc thu hút khu vực tư nhân và xã hội dân sự một cách tích cực bởi chính phủ của nhà nước có chủ quyền”[ii].
Các nhà kinh tế luôn là một bộ phận quan trọng trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ. Tuy nhiên, trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh chỉ có những lợi ích kinh tế mới được coi là nhân tố chính yếu trong các quan hệ quốc tế. Ngoại giao kinh tế của Ấn Độ giờ đây thậm chí trở nên quan trọng hơn nếu xét đến sự cần thiết phải bảo vệ những lợi ích thương mại của đất nước để đối phó với những thách thức và khai thác những triển vọng của một thế giới hội nhập nhanh chóng. Sự hội nhập của khu vực mở rộng và các Hiệp định tự do thương mại song phương trở thành mục đích quan trọng của ngoại giao kinh tế của Ấn Độ. Nó đã được coi là lợi ích của hội nhập khu vực qua sự thành công của Liên minh châu Âu, NAFTA và ASEAN.[iii] Ngoại giao kinh tế được theo đuổi ở nhiều cấp độ để đạt được những mục tiêu của kế hoạch đưa Ấn Độ trở thành cường quốc kinh tế lớn, các cuộc đàm phán thương mại và kinh tế đa phương, các hiệp định thương mại khu vực và song phương, tiếp cận các nguồn lực nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và doanh nghiệp Ấn Độ ở nước ngoài, thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ. Trong nỗ lực làm thay đổi tư duy, chính phủ bắt đầu định hướng và đào tạo lại cán bộ ngoại giao. Thái độ chủ động đã nhanh chóng thay cho cách tiếp cận thụ động trước đây[iv].
Với GDP và tăng trưởng kinh tế tăng lên, Ấn Độ bắt đầu phát huy thành tựu kinh tế của mình — bằng cách bảo đảm những khoản viện trợ hoặc khoản vay ưu đãi hàng tỷ đôla. Hơn nữa, nó tham gia vào các hiệp định thương mại— để hỗ trợ cho mục đích song trùng, vừa tiếp cận thị trường vừa đạt được những lợi ích thương mại mang tính chiến lược. Hầu hết các doanh nghiệp này có nghĩa là hỗ trợ hay bảo vệ lợi ích của đất nước ở những khu vực quan trọng về mặt kinh tế như châu Âu, châu Phi và ASEAN. Trên thực tế, Ấn Độ đã đàm phán Hiệp định Thương mại tự do về Dịch vụ và Đầu tư với ASEAN, CECA với Malaysia, và CECA với Úc đang trong giai đoạn cuối cùng, việc rà soát lại CECA với Singapore và FTA với Thái Lan đang được tiến hành, FTA với EU gặp phải bế tắc nhưng vẫn còn nhiều khả năng giải quyết. Do có quá nhiều các hiệp định thương mại mới mà Ấn Độ đang theo đuổi, khu vực dịch vụ của Ấn Độ cần sự hỗ trợ của nước ngoài. Bởi vậy, FTA cần được bổ sung bằng FTA về dịch vụ và đầu tư. Bằng việc bổ sung này, Ấn Độ thực hiện hai nỗ lực nổi bật, ở nước láng giềng Bangladesh, và Afghanistan để rũ bỏ những tình cảm chống Ấn Độ thông qua sự cải thiện kinh tế và kiểm soát được tình hình địa chính trị khu vực. Ấn Độ đã sử dụng điều đó rất hiệu quả ở Bhutan.[v]
Ấn Độ đã rất cố gắng tham gia vao những cơ chế tổ chức toàn cầu ủng hộ hội nhập kinh tế và xây dựng chuỗi giá trị gia tăng. Đây là một cách thức hợp tác Nam – Nam và bổ sung các quá trình kinh tế. Trong khuôn khổ RCEP, Ấn Độ đã dần tuân thủ những nguyên tắc chung về những khát vọng kinh tế. Với phương pháp áp dụng trong ASEAN FTA+1, 11500 dòng thuế đã được xem xét cắt giảm. Với ASEAN, Ấn Độ sẵn sàng giảm 80 phần trăm mức thuế quan của mình và với Quy chế Tối huệ quốc MFN theo khuôn khổ Ấn Độ-ASEAN FTA sẵn sàng đưa thuế quan về không. Ấn Độ đang đi theo một cách tiếp cận nhiều lớp để giải quyết những điểm khác biệt. Với các nước ASEAN, phương pháp linh hoạt sẽ được áp dụng do các hoạt động thương mại trước đây. Tuy nhiên, với Nhật Bản và Hàn Quốc, Ấn Độ có thể đề nghị mức giảm 62.5 phần trăm trong khi hai nước đưa ra mức giảm thuế quan 80 phần trăm. Với Trung Quốc, Úc và New Zealand – 80 phần trăm dòng thuế đang được xem xét nhưng Ấn Độ có thể theo cách tiếp cận khác. Trung Quốc đang đề nghị mức giảm thuế 40-42 phần trăm trong khi Úc đề nghị mức giảm 55-60 phần trăm và New Zealand đưa ra mức giảm thuế quan 55 phần trăm. Ấn Độ đưa ra mức giảm thuế 42.5 phần trăm với Trung Quốc trong khi với Nhật Bản, Ấn Độ đề nghị mức giảm 52.2 phần trăm. Trong các thảo luận với Nhật Bản, Ấn Độ cho rằng Nhật Bản đã đề nghị mức giảm thuế lên đến 72 phần trăm. Đang có những thảo luận nhằm nâng mức ngưỡng này.
Về những hàng rào phi thuế quan (NTB), vẫn còn những vấn đề với các nước ASEAN về dịch vụ, đầu tư và quy chế tối huệ quốc (MFN). Theo khung khổ RCEP, thương mại điện tử là một lĩnh vực mà Ấn Độ đang hướng tới. Ấn Độ rất muốn có đầu tư và do đó nó cần nới lỏng các thủ tục mà hiện đang được thực hiện dần dần. Với Ấn Độ, vấn đề lớn nhất là những quy định về nguồn gốc và nó đã tăng tỷ lệ phần trăm lên 35 - 40% đối với nước sản xuất để tránh sự chuyển hướng của Trung Quốc. Với những vấn đề vệ sinh và kiểm dịch thực vật, Ấn Độ cho rằng hải quan và các bộ liên quan cần tính đến sự kiểm tra thống nhất và đơn giản hóa thủ tục để những nước như Úc và New Zealand có thể tìm thị trường bên trong Ấn Độ nhưng cũng cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các bộ. Tuy Ấn Độ đang chuẩn bị tích cực cho RCEP, nhưng đã bị lỡ cơ hội trong khuôn khổ liên quan đến FTAAP và TPP. (Xem tiếp phần 6)
[*] Giám đốc Nghiên cứu ICWA
[i]Percy S. Mistry, Rethinking India's International Economic Diplomacy, Economic and Political Weekly
Vol. 38, No. 28 (Jul. 12-18, 2003), pp. 2943-2950.Also see Economic Diplomacy at http://www.cuts-international.org/pdf/Preface_Pradeep-S-Mehta.pdf(Accessed on 7.7.2013)
[ii] Theoretically Reassessing India’s Economic Diplomacy: From the ‘New’ to the ‘Neoliberal’
International Economic Order at http://fgsisc.files.wordpress.com/2012/11/kasturi-moitra_full-paper.pdf. (Accessed on 7.7.2013) Also see Economic Diplomacy at http://www.cuts-international.org/pdf/Preface_Pradeep-S-Mehta.pdf(Accessed on 7.7.2013)
[iii] India's Economic Diplomacy at http://www.ibef.org/artdisplay.aspx?cat_id=84&art_id=1335(Accessed on 7.7.2013)
[iv] India's Economic Diplomacy at http://www.ibef.org/artdisplay.aspx?cat_id=84&art_id=1335(Accessed on 7.7.2013)
[v] Economic diplomacy, Indian style at http://www.thehindubusinessline.com/opinion/columns/economic-diplomacy-indian-style/article4558849.ece(Accessed on 7.7.2013)
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục