Ấn Độ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khả năng và triển vọng (Phần 6)
Vai trò của Ấn Độ ở Châu Á - Thái Bình Dương đã được thảo luận, nhưng vấn đề lớn hơn là: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay Châu Á - Thái Bình Dương mới là sân khấu mà Ấn Độ hướng tới. Một Ấn Độ không mong muốn trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, và trong thực tế, Ấn Độ đã bước vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương một cách chính thức. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn cần nhiều đột phá mạnh và khả năng kinh tế để tiến vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương, và để trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có thể là nơi thả neo đáng tin cậy của Ấn Độ.
ẤN ĐỘ TRONG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: KHẢ NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG
Dr. Pankaj K Jha*
Năm 2006, các nước APEC đã chấp thuận đánh giá lại quan điểm dài hạn về một Khu vực tự do thương mại Châu Á - Thái Bình Dương(FTAAP). Năm 2010, các nhà lãnh đạo APEC đã xác định “Lộ trình của FTAAP” và gợi ý APEC cần có những bước đi cụ thể để hiện thực hóa FTAAP, có thể dưới hình thức một hiệp định tự do thương mại toàn diện bằng việc phát triển và xây dựng những thiết chế khu vực hiện có như ASEAN+3, ASEAN+6, và TPP. Cùng với việc tham gia lãnh đạo và cung cấp tri thức cho việc hoàn thiện quá trình hội nhập kinh tế khu vực, APEC có thể có một vai trò lớn trong việc thúc đẩy tầm nhìn về FTAAP.[i] Mặt khác, các cuộc đàm phán TPP được tổ chức trong tháng 10/2015 và dự kiến sẽ là một tổ chức thương mại mở rộng của WTO bao gồm những quy tắc thương mại trong nội nhóm và bất lợi đối với những nước không phải thành viên.
Ấn Độ đã thực hiện được 5 trụ cột để củng cố chắc thêm vị trí ứng viên của APEC: Thứ nhất, các nước nộp đơn cần phải thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; thứ hai, nó cần tăng cường các quan hệ kinh tế với các nước thành viên APEC, và tỷ trọng của APEC trong tổng thương mại cần phải lớn; thứ ba, nó cần tự do hóa mạnh mẽ nền kinh tế và thực hiện chính sách tự do thương mại; thứ tư, nó cần chấp nhận những mục tiêu khác nhau như đã được xác định trong các tuyên bố của APEC; và cuối cùng, nó cần xây dựng một kế hoạch hành động riêng để thực hiện những mục tiêu đó và tham gia vào các kế hoạch hành động chúng thông qua các chương trình hoạt động của APEC. New Delhi cũng cam kết gỡ bỏ tất cả các rào cản thương mại vào năm 2010, để đáp ứng những tiêu chí thành viên APEC.[ii] Ấn Độ cũng đã triển khai nhiều sáng kiến tự do hóa kinh tế, chẳng hạn như trong khu vực dịch vụ, cụ thể là viễn thông, vận tải hàng không và đường sắt, xây dựng và dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Những lĩnh vực hợp tác có thể nữa giữa Ấn Độ và các nước APEC là mua sắm của chính phủ và cạnh tranh, là những lĩnh vực mà Ấn Độ có thể có những cải thiện sánh với các nước đang phát triển của APEC. Ấn Độ cũng bắt đầu cải cách về thủ tục hải quan, theo đó cắt giảm các thủ tục và quy trình và nâng tiêu chuẩn minh bạch ngang bằng với nhiều APEC. Những lợi ích khác của việc hợp tác giữa Ấn Độ và APEC có thể gồm cắt giảm chi phí giao dịch tiến hành kinh doanh cũng như hài hòa hóa và chấp nhận các tiêu chuẩn, đặc biệt là các yêu cầu kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phần mềm. Các doanh nhân Ấn Độ rõ ràng được lợi nhờ những giấy thông hành APEC cho phép có thị thực tự do đi lại giữa các nền kinh tế thành viên. Về phần mình, Ấn Độ có thể hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế khu vực.[iii]
Cơ sở kinh tế và chính trị được nâng lên cũng với những sáng kiến quốc phòng và chiến lược sẽ thúc đẩy lợi ích của Ấn Độ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Ấn Độ cũng bắt đầu quan hệ qua lại với các nước Mỹ La tinh và Thái Bình Dương. Hơn nữa, nó cũng xúc tiến việc tăng cường hợp tác với những quốc đảo và xây dựng những mô hình khả thi về nền kinh tế xanh/kinh tế đại dương. Cách tiếp cận toàn diện sẽ giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc không thể thiếu trong khu vực mở rộng này.
Kết luận
Có một số ràng buộc về cấu trúc và địa chiến lược. Mặc dù vai trò của Ấn Độ ở Châu Á - Thái Bình Dương đã được thảo luận, nhưng vấn đề lớn hơn là: đâu là sân khấu mà Ấn Độ hướng tới, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay Châu Á - Thái Bình Dương. Ấn Độ Dương - Thái Bình Dươngvề cơ bản có nghĩa là Ấn Độ bao gồm trong cấu trúc Châu Á - Thái Bình Dương đồng thời muốn nói rằng cấu trúc này dĩ nhiên bao gồm cả Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, có những quan điểm từ những vị trí cấp cao về việc hoạch định chính sách nêu rõ rằng việc sử dụng từ Ấn trong Thái Bình Dương sẽ hạ thấp vị trí quan trọng của Ấn Độ Dương và được xem như là một phần phụ của Châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Tuy nhiên, các kết cấu có thể thay đổi tiến hóa hay lụi tàn theo thời gian. Với Ấn Độ, Ấn Độ Dương vẫn là lĩnh vực ưu tiên và nỗ lực đang được thực hiện rõ ràng thể hiện tư duy về vấn đề này. Đó là củng cố những thiết chế như IORA (Hiệp hội Khu vực Ấn Độ Dương), BIMSTEC, những sáng kiến thương mại và đầu tư ASEAN - Ấn Độ và sự hội nhập nhiều hơn với các nước Vùng Vịnh. Đã có một số chuyển động theo hướng IONS trong thời gian gần đây. Ấn Độ đã thành lập một bộ phận mới về Ấn Độ Dương trong Bộ ngoại giao đồng thời tách phòng Bangladesh-Sri Lanka và Myanmar thành hai là Sri Lanka Maldives và Bangladesh–Myanmar. Những khung khổ thể chế này muốn cho thấy rằng các nước láng giềng gần kề vẫn chiếm vị trí ưu tiên trong những năm tới. Tuy nhiên, điều này không phải coi nhẹ thực tế rằng Ấn Độ không mong muốn trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, điều này cần được đánh giá trong những hoàn cảnh sau. Thứ nhất, liệu chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ có tăng đủ mạnh trong thời gian tới để thực hiện kế hoạch Hải quân vùng nước Xanh của mình không? Thứ hai, liệu Ấn Độ có tham gia thực sự vào những liên minh chiến lược với bất kỳ một cường quốc lớn nào không? Đã có những suy đoán nhưng Ấn Độ vẫn tính toán cơ sở hợp lý và giữ lợi ích quốc gia trên tất cả các khía cạnh ưu tiên quốc phòng và chiến lược. Thứ ba, Ấn Độ vẫn khó có khả năng thực hiện một bước đi mạnh mẽ với APEC và TPP trong khi đồng thời vẫn chính thức tham gia RCEP. Thứ tư, Ấn Độ đã sử dụng sức mạnh văn hóa và quyền lực mềm mà có thể suy ra rằng Ấn Độ đã bước vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương một cách chính thức. Cuối cùng, về mặt chính trị, Ấn Độ vẫn không phải là thành viên của những tổ chức chính trị lớn cả về lĩnh vực hạt nhân cũng như những thiết chế như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bởi vậy, có thể nói rằng, Ấn Độ bắt đầu được chú ý nhưng vẫn cần nhiều đột phá mạnh và khả năng kinh tế để tiến vào sân khấu Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, để Ấn Độ trở thành một cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có thể là nơi thả neo đáng tin cậy.
[*] Giám đốc Nghiên cứu ICWA
[i] Annex A - The Beijing Roadmap for APEC’s Contribution to the Realization of the FTAAP at http://www.apec.org/Meeting-Papers/Leaders-Declarations/2014/2014_aelm/2014_aelm_annexa.aspx
[ii] Regional Economic Integration Agenda, at http://www.apec.org/About-Us/About-APEC/Fact-Sheets/Regional-Economic-Integration-Agenda.aspx
[iii] Ibid
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục