Ấn Độ tuổi 70: Một sức mạnh mới nổi với công việc nội địa dang dở
Khi Ấn Độ kỷ niệm 70 năm ngày giành độc lập từ Anh vào ngày 15 tháng 8, báo chí đã được lấp đầy với những hồi tưởng và những câu hỏi thường niên: Liệu Ấn Độ thành công hay thất bại?
Ấn Độ tuổi 70: Một sức mạnh mới nổi với công việc nội địa dang dở
Alyssa Ayres*
Gói dữ liệu định hướng của tờ Thời báo tài chính đã mô tả những tiến bộ của Ấn Độ từ năm 1947, nhưng đồng thời cũng chỉ ra những điểm hạn chế, ví dụ: khi vừa giành được độc lập, quy mô nền kinh tế Ấn Độ chỉ bằng 15% nền kinh tế Mỹ; nhưng hiện tại, nếu tính theo sức mua ngang giá, thì con số này là 50%. Tuy nhiên, mặc dù vậy, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ vẫn chỉ bằng 10% so với Mỹ.
Trang web IndiaSpend.com đã so sánh sự tiến bộ của Ấn Độ từ năm 1960 đến 2016 với một vài nước như Brazil, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và Pakistan. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GDP, tuổi thọ ước tính, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỉ lệ biết chữ của Ấn Độ trong vài thập kỷ qua đã đạt được thành tựu rất lớn, nhưng còn kém xa so với Brazil, Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc. Nhìn từ góc độ của Ấn Độ thì nước này chỉ vượt trội hơn so với Pakistan.
Khó khăn trong đánh giá
Hai bản điều tra nói trên của hai hãng tin quốc tế đã gây khó khăn cho tôi trong việc đánh giá Ấn Độ và vai trò của viễn cảnh Ấn Độ.
Ravi Agrawal, Trưởng Đại diện CNN tại New Delhi, đã đánh giá tiến bộ của Ấn Độ thông qua một số chỉ tiêu như: tăng trưởng kinh tế, tuổi thọ, nhà vệ sinh và điện ở trường học. Nhưng ông cũng lưu ý đến những xu hướng ít tích cực hơn cho tương lai như: khả năng tạo việc làm yếu, tỷ lệ giới tính chênh lệch, các đợt nắng nóng liên quan đến khí hậu, cùng với sự phân cực tôn giáo gia tăng và ảnh hưởng của nó đối với sự đa dạng của Ấn Độ.
Ngược lại, Pankaj Mishra, phóng viên tờ The New York Times, nhận thấy rằng, Ấn Độ ở tuổi 70 đại diện cho sự ra đi của một ảo tưởng. Ông viết rằng, Ấn Độ ngày nay - với sự sa sút của chủ nghĩa thế tục Đảng Quốc đại và sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc Hindu - không còn là đại diện cho sự giải phóng và trật tự thế giới đạo đức như nó đã từng trong thế kỷ XX.
Sức mạnh trong chính sách ngoại giao
Khi Ấn Độ tiếp tục giải quyết các vấn đề kinh tế, phát triển con người và các mục tiêu công bằng xã hội, quan điểm của tôi về vấn đề này là, Ấn Độ, như Trung Quốc, đang nổi lên như một cường quốc thế giới, mặc dù vẫn còn một chương trình nghị sự trong nước đang dang dở. Thế giới chưa quen với việc nghĩ đến những quốc gia chưa đạt được mức thu nhập cao lại đóng vai trò quan trọng trên vũ đài thế giới. Suy nghĩ sai lầm đó khiến các nước thất bại trong việc tính toán những ảnh hưởng ngày càng tăng mà các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ đang tạo ra trên thế giới.
Đúng thế! Ấn Độ vẫn còn nhiều việc phải làm trong nước. Nhưng đồng thời, trong thập kỷ qua, Ấn Độ đã trở thành một nhân tố lớn hơn trong các chính sách kinh tế ở nước ngoài và quốc tế trên toàn thế giới.
Các hoạt động kinh tế đã chuyển sang châu Á, và Ấn Độ là một phần lớn của câu chuyện đó, một phần là do sự thành công trong tăng trưởng kinh tế đã đưa hơn 160 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo trong giai đoạn 2004 - 2011. Nền kinh tế Ấn Độ, đứng thứ ba về sức mua tương đương, đã đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng toàn cầu, và đang thúc đẩy việc mở rộng và hiện đại hóa năng lực quân sự của đất nước này.
Chi tiêu quân sự của Ấn Độ giai đoạn 2006-2016 (tỷ USD)
Nguồn: Cơ sở dữ liệu chi tiêu quân sự SIPRI; hợp tác với Chartbuilder
Có lẽ một điều cũng quan trọng là, Ấn Độ đang dần trở thành một nước có tiếng nói hơn trên vũ đài thế giới, và cho rằng, Ấn Độ là “sức mạnh chủ đạo” và nỗ lực thực hiện tham vọng đó. Lập trường mới này của Ấn Độ vẫn đang được tiến hành, nó chứng tỏ Ấn Độ sẽ tích cực tham gia vào các vấn đề quốc tế hơn trong tương lai sắp tới.
Những thách thức trong nước
Việc thừa nhận thực tế sức mạnh bên ngoài đang phát triển của Ấn Độ không cho thấy nước này đã vượt qua được tất cả những thách thức nổi tiếng của riêng nó. Và cũng không phải sẽ tránh được những vấn đề mới, bao gồm cả các vấn đề về hòa nhập xã hội - giai cấp, tôn giáo, giới tính – những điều khiến cho Ấn Độ trở thành một quốc gia phức tạp.
Theo nhiều cách, các vấn đề trong nước mà các nhà lãnh đạo Ấn Độ cần phải vượt qua, sẽ làm cho nước này trở thành một quốc gia thậm chí còn phức tạp hơn để đàm phán và hợp tác với hơn các nước nhỏ hơn nhưng đã đạt đến mức thu nhập cao hơn. Chỉ cần nhìn vào các cuộc đàm phán về Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại Bali (Bali Trade Facilitation Agreement ) để chứng minh điều đó.
Ấn Độ lần đầu tiên tham gia các cuộc đàm phán đến tận phút chót, nhưng sau đó nước này lại phủ nhận sự đồng thuận toàn cầu do chính họ thúc đẩy, trước khi các mối quan tâm của họ được giải quyết. Mặc cho tất cả những điều nói trên, Chính phủ Ấn Độ hy vọng về khía cạnh tạo thuận lợi thương mại của thỏa thuận này, ví dụ như các biện pháp điều chỉnh và giảm bớt thủ tục hải quan; nhưng ý kiến phản đối muộn màng của New Delhi lại tập trung vào những lo ngại về chương trình an ninh lương thực trong nước có thể vượt quá mức trợ cấp quốc tế, có thể đây là một vấn đề dựa trên các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nhưng ở đây, Ấn Độ sẵn sàng bỏ qua thế giới để bảo vệ phương án nội địa.
Vì vậy, Ấn Độ ở tuổi 70: vẫn còn nhiều việc phải thực hiện trong nước để hoàn thành các khát vọng được nêu trong Hiến pháp Ấn Độ, cũng như lời hứa về công lý, tự do, bình đẳng và tình huynh đệ mà nước này theo đuổi vì tất cả công dân của đất nước.
Nhưng về chính sách đối ngoại của Ấn Độ? Với một Ấn Độ lớn mạnh hơn và hoạt động mạnh hơn sẽ định hình lộ trình của bản thân như một nhà lãnh đạo toàn cầu, theo quan điểm của tôi, đó là một sự lạc quan, và có khả năng trở nên lạc quan hơn theo thời gian.
Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ
* Hội đồng Quan hệ đối ngoại, Hoa Kỳ
- Share
- Copy
- Comment( 0 )
Cùng chuyên mục